Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tự phụ
Đoạn văn 200 chữ bàn về tính tự phụ
- Dàn ý Nghị luận xã hội bàn về tính tự phụ
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tự phụ mẫu 1
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 2
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 3
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 4
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 5
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 6
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 7
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 8
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 9
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 10
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 11
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 12
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 13
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 14
- Nghị luận về tính tự phụ mẫu 15
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tự phụ được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.
Dàn ý Nghị luận xã hội bàn về tính tự phụ
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tính tự phụ.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ là tính xấu thường khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì.
b. Phân tích
Tính tự phụ xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người
Người tự phụ sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người.
Nếu con người bỏ được tính tự phụ sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tự phụ dẫn đến hậu quả xấu làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính tự phụ; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tự phụ mẫu 1
Thái độ sống của mỗi người sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người đó. Một trong những tính cách xấu có thể giết chết chúng ta trong mắt người khác chính là tính tự phụ. Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ là tính xấu thường khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì. Tính tự phụ xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Người tự phụ sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người. Nếu con người bỏ được tính tự phụ sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo. Ngay từ khi còn là một người học sinh, chúng ta hãy rèn luyện cho bản thân mình tính khiêm tốn, không tự phụ, biết mình biết ta, cố gắng học hỏi những điều hay lẽ phải để sau này trở thành một công dân tốt giúp ích cho xã hội. Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất, đừng để thời gian trôi qua lãng phí cũng như để tính tự phụ cướp đi những cơ hội quý giá của bản thân.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 2
“Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. Tự phụ là một trong những thói xấu mà những con người ta thường dễ mắc phải. Tự phụ, hiểu nôm na là thói tự cao tự đại, tự đánh, tự đánh giá cao bản thân của mình, luôn cho bản thân là “cái rốn của vũ trụ”. “Tự phụ” là một “căn bệnh nan y” mà người “mắc bệnh” luôn trong trạng thái ảo tưởng về bản thân, luôn muốn thổi phồng sự thật, huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch. Cái họ nhận được chỉ là sự xanh lánh, cô lập hay thậm chí là thất bại. Thuở vừa nổi tiếng trên thi đàn “Thơ mới”, Xuân Diệu đã viết: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất/Không có chi bè bạn nổi cùng ta”. Để rồi sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thi sĩ tự phê phán đó là nhận thức ấu trĩ, nông nổi của tuổi trẻ. Quả thực, tuổi trẻ thường hăng hái và xốc nổi, hay ngộ nhận về mình. Có chút tài năng nào đó đã vội cho mình là “trung tâm vũ trụ”. Bản thân tôi cũng đã từng tự phụ về năng lực của bản thân nhưng kết quả tôi nhận được chỉ là sự thất bại. Vậy, để khắc phục thói tự phụ, ta cần sống khiên nhường, hòa đồng, biết lắng nghe và chia sẻ, không ngừng học hỏi; dám phê bình và tự phê bình bản thân, không nên giấu dốt… Hãy học cách khiêm tốn, vì “khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ”.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 3
Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu người tự ti cứ xem mình thấp hơn người khác thì người tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.
Tự phụ cũng hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niềm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập.
Người tự phụ luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khác phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hướng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân. Chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hướng xấu đến học tập và công việc.
Thật sự rất tai hại cho một người tự phụ sống trong tập thể. Bản chất chẳng xem ai ra gì rất dễ bị người khác ghét bỏ, không mến trọng. Do tự xem mình là tài giỏi nên chẳng quan tâm gì đến cách làm của người khác, sẽ không học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rất khó để có thể phát triển và vươn ra xa hơn.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 4
Những người tự phụ thường rất cảm tính. Họ đưa ra những đánh giá hời hợt về sự việc hoặc tình huống chỉ thông qua cảm giác, nhận thức và vẻ bề ngoài. Họ tự cho mình là đúng. Và kết quả cuối cùng thường không như ý.
Chẳng hạn như Lã bố là mẫu người tự phụ điển hình. Khi quân của Tào Tháo tiền gần đến chân thành, trước nguy cơ địch đông ta ít. Nhưng Lã Bố vẫn ngạo nghễ lớn tiếng trước mặt Điều Thuyền: “Nàng không cần phải quá lo lắng. Ta có Họa Kích, Xích Thố Mã, ai dám tới gần ta?”
Những người tự phụ thường có xu hướng tự đánh giá quá cao khả năng của mình. Mà không tự lượng sức, tự mình biết mình. Một số thì tự đánh giá mình quá cao, thích đề cao bản thân và coi thường người khác. Luôn cho rằng mình giỏi hơn người khác. Một số thì cố chấp, khăng khăng tự cho mình là đúng. Luôn áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Dù biết người khác đúng nhưng cũng không chịu thay đổi bản thân.
Những người tự phụ, kiêu căng thường không quan tâm đến người khác. Và tự xa lánh người khác. Họ thường chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà bỏ qua người khác. Thiếu nhiệt tình và lạnh nhạt với mọi người. Tóm lại, người kiêu ngạo và tự phụ rất dễ thổi phồng bản thân chỉ vì một vài thành tích nhỏ. Một khi đã như vậy, sẽ nhanh chóng mất đi phương hướng. Khiến khoảng cách giữa bản thân và thất bại ngày càng gần.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 5
Tự phụ là việc tự cho mình là tốt đẹp, tài giỏi hơn người. Người có tính tự phụ bị giới hạn trong thế giới hạn hẹp, nhỏ bé của bản thân mà không mở rộng được tầm nhìn ra thế giới. Vì luôn đề cao, tuyệt đối hóa "cái tôi" của bản thân mà người có tính tự phụ không quan tâm, thậm chí coi thường năng lực của những người xung quanh, những mối quan hệ xã hội vì thế mà cũng dần trở nên rạn nứt. Hình ảnh người có tính tự phụ trong mắt những người đối diện cũng trở nên xấu xí, méo mó. Người tự phụ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sống trong tập thể, bản chất luôn coi mình là đúng, không coi ai ra gì sẽ không nhận được sự yêu quý, tôn trọng của người khác. Khi không thể hòa nhập vào tập thể, cộng đồng, người tự phụ sẽ trở nên đơn độc, đáng thương. Mặt khác, người có tính tự phụ thường không tự nhận thức được những mặt hạn chế của bản thân bởi họ luôn đánh giá cao bản thân mình, khi không có sự nhìn nhận khách quan, không biết học hỏi, lắng nghe thì con người sẽ không thể tiến bộ. Tự phụ là một nét tính cách tiêu cực đã và đang tồn tại ở rất nhiều người, để khắc phục chúng ta cần biết khiêm tốn học hỏi, biết lắng nghe người khác, biết tiếp thu những lời phê bình để hoàn thiện bản thân mình hơn. Biết hòa mình vào tập thể, biết cách tôn trọng và hợp tác với mọi người để phát triển bản thân và giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 6
“Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các quy định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngoại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỷ và sự hổ thẹn. “Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tự phụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh. Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợp, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đời mình. Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thế Mĩ đã chuốc lấy thất bại.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 7
'Tự phụ' là một thói quen độc hại khi con người tự cao tự đại, không biết lắng nghe và luôn coi mình là trên hết. Tính tự phụ thường dẫn đến sự xa lánh và thất bại. Để khắc phục, chúng ta cần sống khiêm tốn, biết hòa đồng, lắng nghe và chia sẻ, dám tự phê bình và không giấu giếm khuyết điểm của bản thân. Hãy học cách khiêm nhường, vì 'khiêm nhường là một phẩm chất giúp chúng ta vượt qua thói tự phụ'. Tóm lại, tính cách tự phụ và kiêu căng có thể tạo ra những hạn chế trong cuộc sống của người đó và ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội của họ. Để tránh rơi vào tình trạng này, việc tự nhận thức và làm việc để phát triển sự khiêm tốn và lòng thông cảm đối với người khác là rất quan trọng.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 8
Những người tự phụ thường rất cảm tính và không khoan dung. Họ tin vào cảm xúc và nhận thức của bản thân khi đánh giá mọi tình huống. Điều này có nghĩa là họ thường không chấp nhận ý kiến hoặc góc nhìn khác từ người khác, và luôn cho rằng mình là người đúng. Một trong những đặc điểm nổi bật của người tự phụ là khả năng tự đánh giá quá cao khả năng của mình. Họ thường tự cho mình là giỏi hơn người khác và coi thường người khác. Họ luôn cảm thấy mình nổi trội và không chấp nhận sự thất bại. Người tự phụ thường cố chấp và khăng khăng tự cho mình là đúng. Họ thường áp đặt quan điểm của mình lên người khác, bất kể sự thực là gì. Dù biết người khác có thể đúng hơn, họ vẫn không chịu thay đổi. Những người tự phụ thường thiếu tình cảm và quan tâm đến người khác. Họ chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân và không để ý đến cảm xúc hay nhu cầu của người khác. Điều này có thể làm cho họ trở thành những người lạnh lùng và cô đơn. Họ có thể trở nên lạnh nhạt và xa lánh người khác, đặc biệt khi người khác không đồng ý với họ. Điều này có thể làm cho họ trở thành người cô đơn và mất kết nối xã hội. Một trong những đặc điểm quan trọng của người tự phụ là khả năng thổi phồng những thành tích nhỏ. Họ có Mặc dù tự phụ thường được thể hiện dưới hình thức tự tin và mạnh mẽ, nhưng khi họ gặp phải thất bại, họ thường trở nên tự ti và thất vọng. Điều này làm cho khoảng cách giữa bản thân và thất bại ngày càng gần. Tóm lại, tình cách tự phụ và kiêu căng có thể tạo ra những hạn chế trong cuộc sống của người đó và ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội của họ. Để tránh rơi vào tình trạng này, việc tự nhận thức và làm việc để phát triển sự khiêm tốn và lòng thông cảm đối với người khác là rất quan trọng.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 9
Tự phụ là một thái độ đáng sợ có thể giới hạn sự phát triển và tạo ra khoảng cách giữa người có tính tự phụ và mọi người xung quanh họ. Người tự phụ thường tự cao tự đại và luôn tin rằng họ vượt trội hơn người khác. Họ coi thường năng lực và đóng góp của những người xung quanh và không quan tâm đến mối quan hệ xã hội. Kết quả là họ dần trở nên xa lánh và bị tách biệt trong xã hội. Một khía cạnh khá đáng chú ý là hình ảnh của người có tính tự phụ trong mắt người khác. Họ thường được xem là người có tinh thần độc lập mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng có thể bị coi là kiêu ngạo và không thân thiện. Sự tự tin của họ có thể trở nên quá mức và khiến cho người khác cảm thấy không thoải mái. Sự tự phụ cũng gây khó khăn khi sống trong một tập thể hoặc cộng đồng. Họ thường không thể hòa nhập vào môi trường xung quanh vì luôn cho rằng họ đúng, không coi ai ra gì. Điều này có thể dẫn đến sự cô độc và sự xa lánh từ người khác. Mặt khác, người tự phụ thường không nhận thức được những hạn chế và sai lầm của bản thân do họ luôn tự đánh giá cao. Điều này có thể ngăn họ tiến bộ và phát triển. Để khắc phục thái độ tự phụ, chúng ta cần biết khiêm tốn và học hỏi từ người khác. Việc lắng nghe và nhận thức về những khuyết điểm của chúng ta có thể giúp chúng ta trở nên tốt hơn. Hơn nữa, việc tôn trọng và hợp tác với mọi người xung quanh có thể giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn và làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 10
Tự phụ là hành động tự đánh giá cao bản thân, coi mình hơn người khác. Người có tính tự phụ thường sống trong thế giới chật hẹp của bản thân, không mở rộng tầm nhìn. Họ thường coi thường năng lực của người khác và gặp khó khăn trong mối quan hệ xã hội. Hình ảnh của người tự phụ trong mắt người khác trở nên xấu xí và méo mó. Người tự phụ cũng gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào tập thể vì họ luôn coi mình là đúng, không tôn trọng ý kiến của người khác. Để vượt qua tính tự phụ, chúng ta cần học cách khiêm tốn, lắng nghe và học hỏi từ những người xung quanh.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 11
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người tự tin, mạnh dạn thử sức trong nhiều công việc, lĩnh vực để phát huy được năng lực của bản thân. Tự tin là tốt nhưng khi sự tự tin bị tuyệt đối hóa trong chủ nghĩa cá nhân sẽ hình thành tính tự phụ. Tự phụ là việc xem trọng, đánh giá quá cao cái tôi của bản thân, luôn coi mình là trung tâm mà không để ý đến ý kiến của những người xung quanh. Tự phụ khác với tự tin, cũng không giống tự hào. Nếu tự hào là niềm hãnh diện, kiêu hãnh về thành tích, năng lực vượt trội của bản thân thi tự phụ lại là việc đề cao một cách mù quáng mà hạ thấp những người xung quanh. Khi chỉ biết đến bản thân mình, coi mình là "cái rốn của vũ trụ" thì người có tính tự phụ sẽ không nhận được sự tôn trọng, yêu quý, thậm chí là sự xa lánh của những người xung quanh. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ một Dế Mèn kiêu ngạo, tự phụ về bản thân trong Dế Mèn phiêu lưu kí, vì sự ngạo mạn, coi trời bằng vung mà Dế Mèn đã gây ra cái chết đau đớn cho Dế Choắt và nhận được bài học đường đời đầu tiên của mình. Tính tự phụ có thể gây ra rất nhiều hệ lụy cho những mối quan hệ xã hội và với chính sự phát triển của con người. Nếu tự xem mình là tài giỏi mà không quan tâm đến ý kiến, đóng góp của người khác thì người tự phụ sẽ rất khó nhận ra được ưu, nhược điểm của bản thân, từ đó mà dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, không thể tiến bộ và phát triển xa hơn.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 12
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi sự tự tin và lòng mạnh mẽ trong việc thử nghiệm nhiều lĩnh vực và công việc. Tuy nhiên, khi tự tin chuyển biến thành tự phụ, đó là vấn đề. Tính tự phụ là việc đánh giá cao bản thân mà không để ý đến ý kiến của người khác. Điều này tạo ra sự chênh lệch và khó khăn trong giao tiếp xã hội. Cần phải phát triển lòng tự hào dựa trên thành tích và năng lực, không để sự tự hào trở thành sự tự phụ. Như Dế Mèn trong câu chuyện, sự kiêu ngạo của mình đã mang lại hậu quả đau đớn. Tính tự phụ có thể gây hậu quả tiêu cực và làm hạn chế sự phát triển cá nhân.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 13
Tự phụ là một thái độ đáng lo ngại mà nhiều người có thể mắc phải. Điều này xuất phát từ sự tự tin mà một người có, tuy nhiên, khi tự tin trở thành kiêu ngạo và sự tự cao tự đại thì nó biến thành tự phụ. Điều này dẫn đến việc người tự phụ luôn xem mình là trung tâm của thế giới, coi thường người khác, và không bao giờ nghe lời khuyên hay ý kiến của người khác.
Một khác biệt quan trọng cần nhớ là tự phụ không phải là tự hào. Tự hào là cảm giác biết ơn và hạnh phúc về những thành tựu và thành công của bản thân mà không coi thường người khác. Ngược lại, tự phụ là sự tự động cao bản thân đến mức coi thường và bỏ qua người khác.
Một trong những nguy cơ của tự phụ là sự mất đoàn kết trong tập thể. Người tự phụ thường không tôn trọng ý kiến và đóng góp của người khác, dẫn đến sự phân chia và xung đột. Họ cũng khó lòng học hỏi từ kinh nghiệm của người khác vì họ cho rằng mình đã biết tất cả mọi thứ. Kết quả là, họ có thể bị tách biệt và cô độc trong công việc và cuộc sống xã hội.
Một cách để tránh tự phụ là luôn giữ tinh thần khiêm tốn và biết rằng không ai hoàn hảo. Hãy lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, và luôn mở cửa cho sự phát triển và học hỏi. Sự khiêm tốn và lòng biết ơn sẽ giúp bạn tạo được mối quan hệ tốt hơn với người khác và đạt được sự thành công trong cuộc sống và công việc mà không phải đối mặt với những hậu quả xấu từ thái độ tự phụ.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 14
Sống ở trên thế gian dù là bất kỳ thứ gì cũng có hai bản tính là tốt và xấu, con người khi sinh ra nếu như Lão Tử cho rằng: "Nhân chi sơ tính bản ác", thì trái lại Mạnh Tử lại cho rằng: "Nhân chi sơ tính bản thiện". Nếu suy xét thật kĩ thì ta cũng sẽ thấy được rằng mỗi tiền bối ai cũng có cái lý riêng của mình, dù đúng, tuy nhiên xét kỹ tính cách của con người là được tạo nên chủ yếu là từ môi trường và hoàn cảnh giáo dục. Phàm là bậc cha mẹ hay thầy cô giáo thì ai cũng đều hướng thế hệ con, em mình đến với các phẩm chất cao đẹp và đáng quý nhất như lòng tự trọng, sự chính trực, lòng yêu nước, tính thật thà, ngay thẳng, lòng biết ơn, lòng yêu nước, yêu đồng bào,...... Nhưng suy cho cùng con người là những chỉnh thể tương đối độc lập, vậy nên trong xã hội ta cũng thấy có một bộ phận những con người có tính cách rất xấu, không chỉ gây ảnh hưởng đến việc phát triển cá nhân mà đôi lúc còn làm tổn hại đến cả một tập thể. Ta có thể chỉ ra một trong số các tính cách xấu đó là: sự kiêu ngạo và lòng tự phụ.
Trước tiên nói đến tính độc lập của con người. Đây không phải là dạng tính cách cá biệt như ta vẫn hay thấy ở những người khác, ngay cả người thân, bạn bè hoặc là chính bản thân của chúng ta đôi lúc cũng có chút sự tự ti ẩn náu trong tâm hồn. Có thể khái niệm đơn giản rằng tự ti là việc con người hay xem thường đánh giá thấp bản thân mình hơn các cá thể xung quanh, họ tự tay tước đi những đoá hoa xinh đẹp của mình và cố gắng che giấu sự khiếm khuyết của bản thân, tự cho rằng bản thân mình hoàn toàn không xứng đáng ngồi chung mâm, cùng giường với những người khác. Họ khiêm tốn một cách thái quá, đôi lúc đó cũng là biểu hiện cho việc tự thu mình và bảo bọc bản thân trước những lời ghen ghét đố kỵ của người khác của những kẻ nhút nhát, sợ sệt ánh nhìn của người khác, nhưng không hẳn là xuất phát từ sự bất tài của họ. Ngoài ra, thậm chí ở những nước như Anh, Ireland, Australia và New zealand thì đó cũng là một "bản sắc" của con người luôn cố gắng thu lại và tạo nên một cái vỏ bọc khiêm tốn, tự tin để không ngừng phấn đấu. Một số biểu hiện khá rõ ràng của sự tự ti ta có thể thấy qua việc một người luôn tự cho rằng mình kém cỏi như cảm thấy mắt mình quá nhỏ, môi quá dày, người quá gầy, da quá đen, họ thường cảm thấy thất vọng, chán chường và buồn rầu vì những thứ mà họ tạo ra. Hoặc cũng có nhiều người tự thấy bản thân quá xấu, chỉ vì một vài khiếm khuyết Họ thường cảm thấy xung quanh mình ai ai cũng giỏi giang và khiến bản thân mình trở nên kém cỏi, là con người ở tận đáy xã hội, không xứng đáng được trân trọng, yêu mến hay được người ta ngưỡng mộ,..... Sự tự ti cũng thể hiện ở nỗi sợ và sự trốn tránh sự chú ý của người khác khi họ không muốn giao tiếp, không dám bước ra ngoài, họ sợ người khác đánh giá vì ngoại hình, đôi khi còn hoang tưởng rằng người khác đang nói xấu mình, đặc biệt khi nhìn thấy một ai đó có bề ngoài sáng sủa, xinh đẹp thì họ lại càng trở nên tự ti hơn, khép kín mình hơn. Ngoài ra, sự tự ti cũng có một đặc điểm khác nữa là sự lo sợ kỳ vọng của người khác đối với những người tự ti, họ thường nói trước về khả năng không thành công, về các vấn đề có thể xảy đến, hay xin lỗi trước khi thực hiện điều gì đó nhằm tìm kiếm sự đồng cảm và nới lỏng sự mong đợi của mọi người xuống mức độ thấp nhất. Mục đích chính là nhằm bảo vệ bản thân trước sự chỉ trích và tổn thương lòng tự trọng, mặt khác họ cũng lo sợ sự phán xét của người xung quanh. Chung quy lại, những người tự tin đều có điểm yếu là muốn được nhiều người xung quanh yêu quý, ca ngợi và khích lệ để hoàn thiện bản thân mình tốt hơn, thế nhưng họ luôn sợ hãi với những ánh mắt của xã hội, không dám thẳng thắn đối diện mà thường chọn cách trốn tránh dưới lớp vỏ bọc hiền lành, khiêm tốn đến hèn mọn, vừa đáng thương vừa đáng trách. Thậm chí dù mong muốn, khát khao chinh phục đỉnh cao sự tự tin của nhiều người xung quanh, nhưng họ vẫn mãi giậm chân tại chỗ cũng như cảm thấy không thể cải thiện được gì dù có nỗ lực, dễ chán chường, tuyệt vọng đến mức "an phận" sống kiếp tự ti, cam chịu làm cho bản thân trở nên bé nhỏ, thậm chí là vô hình trong mắt người khác và không hề quan tâm đến việc tự tin là gì cả. Một số người đã biến tính tự ti của mình như một chiếc mặt nạ vô hình và tạo ra đó là một loại khiếu hài hước để vừa làm giảm đi được nỗi mặc cảm của bản thân, đồng thời cũng khiến cho người khác không nhìn thấy tính tự ti, xấu hổ mà dần thừa nhận "khiếu hài hước" của người này. Thế nhưng việc tồn tại của tính tự ti không phải là một biểu hiện tốt, cho nên để tự tin ở giữa thì nó có thể coi là "cực dương" và mang bản chất tích cực, khi con người không quá đề cao bản thân mình nhưng vẫn cố gắng chứng tỏ năng lực cá nhân qua hành động âm thầm. Thì ngược lại tự ti chính là "cực âm", có tính xấu khiến con người rơi vào trạng thái "tự xoá" bản sắc cá nhân trong xã hội, dần trở nên suy sụp và trượt dốc, chấp nhận lấy sự mặc cảm làm vỏ bọc bảo vệ. Nhưng điều đó sẽ dãn con người đến một vòng xoáy luẩn quẩn không lối thoát và bị cô lập, làm trạng thái tâm lý ngày càng trở nên mệt mỏi, bế tắc, chán chường, tuyệt vọng và cuối cùng là bệnh trầm cảm nặng nề, nếu như không có những biện pháp giải quyết. Không chỉ thế nhiều người tự ti còn cho rằng cái mặt nạ khiêm nhường mà mình khoác lên sẽ che giấu được bản thân trước sự dè bỉu, soi mói của người ngoài, tuy nhiên thực tế thì khác, việc họ "tự nhục" thái quá sẽ trở thành cơ hội để những kẻ xấu tính, không biết cách cười nhạo và chế giễu. Hơn thế nữa việc bạn tự ti trong mọi hoàn cảnh sẽ trở thành việc "tự đào hố chôn mình" khi đồng nghiệp, sếp, thầy cô giáo thậm chí chính bố mẹ đều trở nên mất phương hướng trong việc xác định năng lực cá nhân của bạn và kết quả là họ thực sự cho rằng bạn bất tài, còn bạn sẽ mất đi những cơ hội thăng tiến, mất đi những nguồn động lực to lớn để tiếp tục cố gắng cải thiện bản thân. Như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội bước ra khỏi cái vỏ bọc đó, không có cơ hội thể hiện bản thân hay chứng tỏ năng lực, bởi tất cả những thứ chúng ta đang có sẽ trở nên mai một, và cuối cùng là thành thứ vô giá trị vì chính cái tính nhút nhát, khiêm tốn thái quá của mình. Sự tự tin không đem lại lợi ích gì cho con người ngoại trừ việc giết chết tâm hồn, niềm khao khát, mơ ước, khả năng và lòng cầu tiến của một con người. Tôi cũng biết rằng tính tự ti của một con người cần được cởi bỏ, thế nhưng tất cả chúng ta nếu ai cảm thấy bản thân có tính cách như vậy đều phải tìm cách để thoát ra nó. Chúng ta nên tìm đến sự trợ giúp của các nhà tâm lý học, hay đơn giản là tìm một người thấu hiểu bạn nhất để chia sẻ và khai mở những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Ở một mức độ nào đó, họ sẽ giúp bạn thoát khỏi sự lo sợ bị phê bình hay bị tấn công tinh thần bằng cách động viên, khen ngợi những điểm tốt mà bạn đang có, họ cũng sẽ tìm cách để bạn trở nên mạnh mẽ và tự tin với khả năng của bản thân mình. Bên cạnh đó, ta cũng cần thoát khỏi chiếc hố này bằng cách chỉ tập trung vào điều gì khiến ta hạnh phúc, làm những việc mà bản thân cảm thấy có thể làm một cách hoàn hảo và tốt đẹp nhất nhằm làm lu mờ đi nỗi sợ hãi đang tồn tại trong tâm hồn. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tăng phạm vi tiếp xúc, các mối quan hệ bạn bè nhằm hiểu rõ hơn khía cạnh tốt và xấu của mỗi người xung quanh, đồng thời có thể phát hiện ra rằng bản thân không phải là tồi tệ như chúng ta thường tưởng tượng. Đó là về ưu điểm, ngược lại với điều này thì tự phụ cũng là một đức tính làm con người dễ dàng bị căm ghét và tổn thương rất nhiều lần. Tự phụ là sự tự tin quá mức với bản thân mình về khả năng cá nhân, vẻ đẹp và những điều kiện phẩm chất mà bản thân đang nắm giữ, thậm chí đến mức ảo tưởng rằng chúng ta thật tuyệt vời đến mức không ai có thể vượt qua. Trong mắt những người có tính cách tự ti thì ưu điểm của người đó không được họ trân trọng, bởi vì họ yêu quý bản thân nhiều hơn hết thảy khiến cho người xung quanh trở nên xấu xí, vô dụng. Người kiêu căng, luôn có thái độ coi thường, phủ định những cố gắng của người khác, hướng sự chú ý của mọi người về với bản thân mình bằng việc sử dụng các mỹ từ phù phiếm để tự đề cao bản thân. Hoặc luôn mong muốn, đôi khi đòi hỏi người khác phải cung phụng, chiều chuộng theo thái độ "hơn người" của mình. Biểu hiện rõ ràng nhất của nó chính là căn bệnh "ngôi sao" của nhiều người trong giới showbiz, mặc cho tên tuổi chẳng được đến mấy, fan hâm mộ thì được chỉ một vài người, vì họ không biết giữ gìn, cố gắng phấn đấu nên đã có thái độ kiêu căng, đòi hỏi người khác phải cung phụng, chiều chuộng như ông hoàng bà chúa nào đó, đối xử tồi tệ với nhân viên, với người hâm mộ. Tự phụ cũng xảy ra nhiều ở độ tuổi học sinh, sinh viên, chẳng hạn một cậu học sinh là học sinh xuất sắc nhất của một trường chuyên, luôn nhận được lòng yêu mến của bạn bè, lời tán dương và quan tâm của thầy cô cha, mẹ. Khi bước chân vào giảng đường đại học với kết quả khá, cậu ấy luôn giữ thái độ nghĩ rằng mình là người xuất sắc nhất và xứng đáng được nhận nhiều lời tán dương, kỳ vọng, sự quan tâm của mọi người. Cậu ấy tiếp tục thói kiêu căng, không thích làm quen bạn mới, xem thường ý kiến của những người khác, không muốn chia sẻ thông tin với bạn học vì nghĩ bản thân đã đủ tốt và việc trao đổi là vô nghĩa,...... Và trong kỳ kiểm tra cuối kỳ, cậu đã bị shock khi nhận thấy vị trí "thứ nhất" mà cậu cứ tưởng sẽ là của mình hoá ra là của một người bạn không có tên, còn bản thân lại đang ở giữa lớp. Như vậy có thể thấy rằng tự phụ, hay cái "tôi" quá cao chính là thứ phản tác dụng, nó chẳng những không làm con người ta trưởng thành mà còn ngược lại là kéo người ta đến vũng bùn lầy của sự kiêu ngạo, phô trương. Việc quá kiêu căng, tự phụ trước hết là làm mất cảm tình của những người xung quanh, khiến chúng ta khó có được mối quan hệ thân thiện với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè,....... Điều này cũng dẫn đến việc khó làm việc tập thể và cộng tác với bạn bè hoặc đồng nghiệp, đặc biệt là lãnh đạo về những vấn đề cần thảo luận, bàn bạc. Không chỉ vậy sự tự phụ cũng khiến chúng ta trở nên trì trệ và khó tiến bộ, chính việc tự tin thái quá vào bản thân mà không hiểu những nhược điểm sẽ khiến con người tự động bỏ qua việc khắc phục hay cải thiện bản thân mà thay vào đó là việc đắm chìm trong mớ ảo tưởng lộn xộn của cuộc sống, tầm nhìn trở nên hạn hẹp, không nắm bắt được sự phát triển của thế giới xung quanh, cuối cùng trở thành kẻ "tối cổ" giữa xã hội hiện đại với cái "tôi" to bự của mình.
Cuối cùng, cũng giống như tự ti, tự phụ là một kiểu tính cách mà không phải cá nhân nào cũng hiểu được, nhưng đôi khi chúng ăn sâu vào tiềm thức, khiến cho người xung quanh lựa chọn cách bỏ qua hoặc chấp nhận chúng một cách bao dung hoặc vị tha. Bản thân mỗi con người cần phải tự ý thức được những hành động và suy nghĩ của bản thân đang nằm ở mức độ nào bằng việc quan sát thái độ của những người xung quanh. Đánh giá chính xác về khả năng của bản thân nhằm tìm ra những cách cư xử thích hợp. Đôi khi chúng ta nên tìm đến sự hỗ trợ của người thân bạn bè vì họ có thể khai mở để chúng ta nhận thấy được khả năng của bản thân, qua đó khắc phục tính tự phụ và làm cho bản thân trở nên đẹp đẽ hơn. Chung quy lại tự ti và tự phụ là hai loại tính cách vô cùng có hại, nó đều khiến tâm hồn con người trở nên suy thoái, khó hòa nhập với xã hội, làm cản trở sự phát triển của con người trong cuộc sống. Chính vì vậy bản thân mỗi chúng ta cần sớm nhận thức được khả năng, ưu nhược điểm của bản thân để có sự chừng mực trong việc cư xử, đồng thời có thái độ đúng đắn với những người xung quanh và cả chính bản thân. Thêm vào đó việc có nhận thức rõ ràng cũng khiến chúng ta cải thiện bản thân một cách chính xác, đúng trọng tâm khiến chúng ta phát triển một cách lành mạnh, không lệch lạc.
Nghị luận về tính tự phụ mẫu 15
Tự phụ là một trong những tính cách xấu có thể tác động đáng kể đến cuộc sống của một người và cả xã hội xung quanh. Tính tự phụ thường dẫn đến sự coi trọng bản thân đến mức coi thường, khinh bỉ người khác. Người tự phụ thường xuất phát từ sự tự tin mà họ có được trong một số lĩnh vực, và điều này có thể dẫn đến tình trạng kiêu ngạo và tự cao tự đại. Điều này tạo nên một khoảng cách giữa họ và người khác, làm mất đi sự hòa thuận và sự tin tưởng trong mối quan hệ.
Tự phụ cũng có thể dẫn đến sự mất lòng tin từ người khác. Khi người khác nhận thấy một người tự phụ thường có xu hướng nói dối hoặc thổi phồng sự thật để tôn thờ bản thân, họ sẽ ngày càng hiểu rằng người đó không đáng tin cậy. Điều này có thể gây ra sự phân biệt và cách ly xã hội, làm mất đi sự giúp đỡ và ủng hộ từ người khác.
Tự phụ cũng có thể tạo nên một không gian cô đơn cho người tự phụ. Họ thường khó hòa nhập vào xã hội vì họ không chấp nhận mình và cũng không được chấp nhận bởi người khác. Kết quả là, họ có thể trải qua sự cô đơn và cô lập trong cuộc sống.
Mặt khác, tính khiêm tốn là một đức tính đáng quý. Người khiêm tốn không tỏ ra tự cao tự đại, và họ luôn tôn trọng người khác. Họ thường được yêu quý và tôn trọng bởi mọi người xung quanh, và mối quan hệ của họ thường được xây dựng trên sự hiểu biết và lòng tin.
Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn khi chúng ta không chỉ quan tâm đến bản thân mình mà còn đóng góp cho xã hội. Tự phụ có thể làm mất đi cơ hội để giúp đỡ người khác và tạo ra giá trị thực sự trong cuộc sống. Trong cuộc sống ngắn ngủi này, chúng ta nên tránh xa khỏi tính tự phụ và học cách sống khiêm tốn, biết lắng nghe và học hỏi từ người khác. Điều quan trọng nhất là chúng ta không nên để tính tự phụ làm mất đi cơ hội để xây dựng một cuộc sống đáng giá và tạo nên những giá trị thực sự cho chính bản thân và xã hội.
Mời bạn đọc cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lòng vị tha
- Nghị luận xã hội 200 chữ về sự khen và chê
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tinh thần đoàn kết
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng
- Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội 200 chữ về sự tử tế
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về câu nói: Thành công là những bậc thang
- Viết đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử
- Nghị luận xã hội 200 chữ về khoảng lặng trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về trân trọng cuộc sống mỗi ngày
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về giá trị của lịch sử
- Nghị luận xã hội về sự cần thiết phải đặt ra những mục tiêu trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm
- Nghị luận xã hội về câu nói Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về vượt qua cám dỗ
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lối sống chan hòa với mọi người
- Nghị luận xã hội 200 chữ về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa
- Viết đoạn văn về lối sống đẹp
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đừng giấu dốt
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tự hoàn thiện bản thân
- Nghị luận xã hội 200 chữ về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về cho và nhận
- Nghị luận xã hội về vấn đề suy nghĩ tích cực
- Nghị luận xã hội 200 chữ về vai trò của Internet trong cuộc sống hôm nay
- Viết đoạn văn nghị luận bàn về tinh thần lạc quan
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về giản dị
- Nghị luận xã hội về hòa bình
- Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân
- Viết đoạn văn nghị luận về mục đích của việc học
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lạc quan
- Nghị luận xã hội về ý kiến Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng
- Nghị luận xã hội 200 chữ về vấn đề giao tiếp thời công nghệ
- Nghị luận xã hội 200 chữ về hành trình theo đuổi khát vọng của con người
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
- Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình yêu thiên nhiên của con người
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tinh thần tự học
- Viết đoạn văn về tinh thần lạc quan
- Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tinh thần dám vượt qua thất bại để thành công
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về tính lịch sự và tế nhị
- Nghị luận xã hội 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa
- Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đừng sống như hòn đá
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan điểm: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia
- Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực
- Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức
- Nghị luận xã hội về công dân toàn cầu
- Nghị luận xã hội 200 chữ về lời khuyên: Đừng sống bằng thói quen, hãy sống bằng trải nghiệm
- Viết đoạn văn ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đường đến thành công
- Nghị luận xã hội về ý kiến: Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lí do để cười
- Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm
- Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức làm việc có kế hoạch
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về không có mục tiêu nào quá lớn
- Đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải biết sống cống hiến
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về nhìn vào thất bại để nâng mình lên
- Nghị luận xã hội 200 chữ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về thông điệp hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt
- Nghị luận xã hội 200 chữ về câu Trời sinh voi trời sinh cỏ
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt hiện nay
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương
- Nghị luận xã hội 200 chữ về hạnh phúc
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình bạn
- Nghị luận xã hội 200 chữ về tình mẫu tử
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tiết kiệm
- Nghị luận xã hội 200 chữ về bạo lực học đường
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh niềm tin
- Nghị luận xã hội 200 chữ về tình yêu thương
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai
- Nghị luận xã hội 200 chữ về hình xăm
- Nghị luận xã hội 200 chữ về tính tự lập
- Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng hiếu thảo
- Nghị luận xã hội 200 chữ chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc
- Nghị luận xã hội 200 chữ chứng minh nhân dân Việt Nam sống theo đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Nghị luận xã hội 200 chữ chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
- Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hoá qua truyện ngắn Một người Hà Nội
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ
- Nghị luận xã hội 200 chữ về nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời
- Nghị luận xã hội 200 chữ về ý kiến: Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất