Nghị luận xã hội về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh

Bài nghị luận xã hội về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về tại đây.

Dàn ý Nghị luận xã hội về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: chiến tranh và hậu quả của chiến tranh.

2. Thân bài

a. Giải thích

Chiến tranh là việc mỗi quốc gia chưa bằng lòng với lãnh thổ của mình mà đem quân đội đi đánh chiếm quốc gia khác nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ hoặc củng cố chính trị.

Chiến tranh là một hoạt động sai trái và bất nhân mà công dân trên khắp thế giới cần đả đảo và ngăn cản.

b. Phân tích

Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh.

Chiến tranh có sức tàn phá nặng nề, thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, chính vì thế con người cần có nhận thức đúng đắn và ngăn chặn sớm mọi mầm mống của chiến tranh.

c. Hậu quả của chiến tranh

Chiến tranh đầu tiên phải kể đến là thiệt hại về người, số người chết trong các cuộc chiến tranh khó có sử sách nào thống kê hết được, gia đình tan vỡ, cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề.

Sức tàn phá của chiến tranh gây ra thiệt hại về tài sản, rất nhiều công trình, thành tựu văn minh bị chiến tranh làm hại mà mãi mãi không thể khôi phục được.

Hậu quả chiến tranh để lại vô cùng to lớn, đó là sự ám ảnh trong tâm trí con người, bom đạn tàn dư của chiến tranh có thể phát nổ bất cứ lúc nào; con người phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh.

d. Giải pháp

Trước hết, mỗi cá nhân cần có nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước mình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước.

Có hành vi ngăn chặn, lên án những hành vi làm nhen nhóm lên cuộc chiến tranh, chủ trương sống vì hòa bình.

Các bạn học sinh cần có ý thức học tập, trau dồi bản thân, trở thành một công dân có ích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: chiến tranh và hậu quả của chiến tranh; đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh mẫu 1

Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn đầy máu và nước mắt. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến là những cuộc chiến tranh và hậu quả của nó. Chiến tranh là việc mỗi quốc gia chưa bằng lòng với lãnh thổ của mình mà đem quân đội đi đánh chiếm quốc gia khác nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ hoặc củng cố chính trị. Chiến tranh là một hoạt động sai trái và bất nhân mà công dân trên khắp thế giới cần đả đảo và ngăn cản. Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh. Chiến tranh có sức tàn phá nặng nề, thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, chính vì thế con người cần có nhận thức đúng đắn và ngăn chặn sớm mọi mầm mống của chiến tranh. Hậu quả của chiến tranh đầu tiên phải kể đến là thiệt hại về người, số người chết trong các cuộc chiến tranh khó có sử sách nào thống kê hết được, gia đình tan vỡ, cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề. Sức tàn phá của chiến tranh gây ra thiệt hại về tài sản, rất nhiều công trình, thành tựu văn minh bị chiến tranh làm hại mà mãi mãi không thể khôi phục được. Hậu quả chiến tranh để lại vô cùng to lớn, đó là sự ám ảnh trong tâm trí con người, bom đạn tàn dư của chiến tranh có thể phát nổ bất cứ lúc nào; con người phải mất nhiều năm mới có thể khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh. Hiện nay, chúng ta sống trong thời bình nhưng cũng không nên mất cảnh giác. Mỗi cá nhân cần có nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước mình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần có hành vi ngăn chặn, lên án những hành vi làm nhen nhóm lên cuộc chiến tranh, chủ trương sống vì hòa bình. Các bạn học sinh cần có ý thức học tập, trau dồi bản thân, trở thành một công dân có ích. Mỗi người một hành động nhỏ, một đóng góp nhỏ sẽ tạo thành khối sức mạnh dân tộc to lớn, hãy yêu quý nền hòa bình và bảo vệ nền hòa bình đáng quý của toàn nhân loại.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh 200 chữ mẫu 2

Chiến tranh từng nổ lên trên mảnh đất quê hương này. Thế hệ ngày nay làm sao có thể hiểu hết những gian khổ mà chiến tranh đã gây ra khi đang sống hạnh phúc tận hưởng nền hòa bình, độc lập? Nhưng chúng ta có thể tìm hiểu nó bằng cách đọc nhiều bài viết về chiến tranh, tra từ điển và rút ra được rằng, chiến tranh chính sự tổ chức, tranh chấp của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Với riêng nhân loại, chiến tranh còn là nỗi ám ảnh ghê sợ của một thời máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người. Trước khi xảy ra chiến tranh, nhân loại phải hứng chịu một xã hội đầy tranh chấp, bị mục nát, thối rữa. Kinh tế đổ dồn vào chiến tranh, con người chịu đói khổ, mất mát. Chiến tranh xảy ra, mọi ngành kinh tế đều bị trì trệ rồi sụp đổ. Nền kinh tế bắt đầu chỉ phục vụ cho chiến tranh. Chỉ còn lại công nghiệp nặng, tất cả mọi thứ đều sản xuất ra chỉ để phục vụ cho chiến tranh. Mọi thứ chỉ quanh quẩn ở chuyện sản xuất súng đạn, thuốc men, vải, thực phẩm phục vụ cho chiến tranh. Tiền bắt đầu mất giá nhanh đến chóng mặt, mất giá đến nỗi tiền chỉ còn là giấy, vàng chỉ còn là kim loại. Có tiền, có vàng cũng chẳng mua được gì vì lúc này thực phẩm và thuốc men mới là thứ quan trọng và khan hiếm đến nối không có để sử dụng. Ruộng nương đều phải trồng những loại cây phục vụ cho chiến tranh như cao su, bông, đai. Người nông dân phải đi phục vụ cho hậu cần, làm việc không công. Tất cả mọi người, từ trẻ em cho đến người già, ai có thể làm việc được đều phải làm việc phục vụ cho chiến tranh. Chiến tranh bùng nổ khi giới hạn của tình thương đạt đến đỉnh điểm không thể níu giữ được nữa. Chúng ta biết nhân loại đã trải qua bao cuộc chiến đẫm máu là Chiến tranh thế giới thứ Nhất, Chiến tranh thế giới thứ Hai ở thế kỉ XX. Dù đã sang thế kỉ XXI nhưng tàn dư của nó vẫn còn lại ít nhiều. Chẳng kể đến khi học lịch sử, ta đều đã thấy sức tàn phá của nó nặng nề như thế nào, hàng nghìn quả bom bị ném vào cả triệu con người vô tội. Nhật Bản sau chiến tranh mất nhiều năm để gây dựng lại đất nước, những quốc gia thua cuộc lâm vào khủng hoảng. Khắp nơi nơi trên thế giới rơi vào cảnh không nhà, không người thân, lâm vào khốn cùng. Không cần đi xa ra thế giới, quay về Việt Nam, lịch sử Việt Nam từng trải qua biết bao cuộc xâm lược, đấu tranh để đổi lấy nền độc lập ngày hôm nay. Chiến tranh, bao thanh niên phải lên đường từ giả mẹ già, con thơ để ra chiến trường, đi mà không biết ngày về. Ngày nay nhìn những ngôi mộ liệt sĩ nằm dài theo dọc miền đất nước ta không khỏi xót xa và căm hận chiến tranh. Không chỉ để lại đau thương cho những con người thời chiến ngày ấy. Đừng nghĩ chiến tranh là họ chỉ đánh nhau mà để cho dân được yên ổn. Không hề, bất kỳ cuộc chiến nào, một khi phe tấn công tràn đến đâu thì họ sẽ cướp bóc, giết chóc đến đấy không chừa một ai. Đừng nghĩ người dân sẽ được yên ổn. Họ đánh để họ chiếm đất, họ chiếm tài nguyên chứ không phải để gánh một đống người dân, không có ăn lại còn phải lo cho dân nữa, không hề. Nhưng những chuyện như vậy đều bị giấu kín nên hầu như không ai biết cả. Cho đến bây giờ khi đã sống giữa thời bình những ám ảnh về năm tháng bom đạn vẫn không ngừng ẩn hiện trong giấc mơ người lính. Có người lính già bao năm chinh chiến, ngày trở về vợ, con không nhận ra. Hay nhiễm trong mình chất độc màu da cam, di truyền cho bao thế hệ con cháu trong gia đình. Có thể nói tàn dư mà chiến tranh để lại ta chẳng thể đếm hết được bằng những con số. Thời gian dường như phai mờ tất cả nhưng những hồi ức về chiến tranh, chiến trường cứ mãi ăn sâu vào tâm trí bao người. Chung quy, chiến tranh bùng nổ cũng bởi sự ích kỉ của con người, ham mê lợi ích trước mắt mà đem lầm than gieo vào đầu người dân vô tội. Tất yếu chiến tranh có cuộc chiến phi nghĩa và cuộc chiến chính nghĩa. Nếu chiến tranh vì bảo vệ chính nghĩa, những điều đúng đắn được cả thế giới ủng hộ nhằm đổi lấy hòa bình thì ta có thể chấp nhận đánh đổi. Nhưng cũng có những cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ vì tranh giành đất đai, quyền lực mà đem tính mạng của quân dân nướng trên ngọn lửa hung tàn. Những cuộc chiến đó cần được lên án và sớm ngăn chặn.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh 200 chữ mẫu 3

Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ , Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều (thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh 200 chữ mẫu 4

Chiến tranh, bao thanh niên phải lên đường từ giả mẹ già, con thơ để ra chiến trường, đi mà không biết ngày về: "Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành" (Tây Tiến - Quang Dũng) Ngày nay nhìn những ngôi mộ liệt sĩ nằm dài theo dọc miền đất nước ta không khỏi xót xa và căm hận chiến tranh. Không chỉ để lại đau thương cho những con người thời chiến ngày ấy. Mà đến bây giờ khi đã sống giữa thời bình những ám ảnh về năm tháng bom đạn vẫn không ngừng ẩn hiện trong giấc mơ người lính. Chiến tranh gây ra quá nhiều thương vong. Người thì chết, người bị thương, người sống thì không còn người thân, con mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con.. nỗi đau chồng chất nỗi đau. Con người không vui vẻ. Chiến tranh phá hoại tài sản nhân loại, đường xá, bệnh viện, điện, nước, ô nhiễm, thay đổi môi trường sống của con người. Những tài sản này rất lâu sau mới có thể tái tạo lại được. Chiến tranh gây tổn hại đến môi trường, thay đổi cấu trúc bề mặt trái đất, gây ảnh hưởng đến các loài động vật khác. Chiến tranh làm hao tốn nhiều của cải vật chất xã hội, xã hội vì nó mà giảm đi nhiều phúc lợi xã hội khác. Chiến tranh không mang lại kết quả gi cho cả bên thắng và bên thua. Chiến tranh quá tàn nhẫn đối với con người.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh 200 chữ mẫu 5

Chiến trang mang đến vô vàn những tổn thất và nỗi đau cho những bên tham chiến, đặc biệt chính là nỗi đau cho những người dân vô tội. Thật vậy, dù chiến tranh đã kết thúc trên mảnh đất Việt Nam được gần 100 năm nay nhưng nỗi đau mà nó để lại cho người dân Việt Nam vẫn vô cùng lớn. Đầu tiên, chiến tranh gây tổn thất cho cơ sở vật chất, phá hoại cảnh quan môi trường và là gánh nặng tài chính cho mỗi quốc gia. Ví dụ, trong thế chiến thứ nhất, tổn thất mà bên thua trận chuốc lấy đó là hàng trăm nghìn tỷ USD đầu tư cho chạy đua vũ trang, hàng trăm công trình công cộng bị phá hủy. Thậm chí là bên thắng cuộc thì cũng đã phải chịu tổn thất kinh tế vô cùng khổng lồ. Thứ hai, chiến tranh gây ra sự chia cắt gia đình, chia cắt người thân vô cùng đau xót. Trong những cuộc chiến, chúng ta đã từng chứng kiến biết bao cuộc chia tay tiễn con đi lính của những người mẹ Việt Nam anh hùng, cuộc chia tay tiễn chồng ra trận của những người phụ nữ thủy chung son sắt, của những đứa con tiễn cha chúng ra trận. Chiến tranh chia cắt gia đình nhưng những người lính vẫn phải lên đường vì tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Thứ ba, chiến tranh đem đến nỗi đau mất người thân không có gì xoa dịu nổi. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến câu chuyện bà mẹ Việt Nam anh hùng tiễn chồng và 8 người con đi lính đã hy sinh cả 9 người. Nỗi đau ấy có ai thấu hiểu và gánh vác nổi đây? Những người thân của họ mãi mãi chẳng thể trở về được nữa, thậm chí có những đứa con còn chưa kịp nhận mặt ba, có những người lính còn chưa kịp về báo hiếu cha mẹ thì đã hy sinh mất rồi. Tồi tệ hơn, có những người lính sống sót trở về nhưng lại mang trên mình những khuyết tật cơ thể của mảnh đạn mà đau đớn vô cùng mỗi mùa đông đến. Và rồi, những người dân bình thường khác còn phải hứng chịu chất độc màu da cam dioxin do đế quốc Mỹ rải xuống rừng Việt Nam. Hậu quả là bao nhiêu thế hệ người Việt Nam chịu những khuyết tật, dị dạng về hình thể, về trí tuệ và cả con cháu sau này của họ nữa. Cứ như vậy mà chất lượng nòi giống của người Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng. Tóm lại, nỗi đau mà chiến tranh đem đến cho con người là vô cùng nhiều, vì vậy, mỗi người chúng ta đều cần chung tay đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa trên khắp thế giới.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh 200 chữ mẫu 6

Có ai đó từng hỏi tôi thế này: đang sống trong cuộc sống hòa bình, liệu có khi nào bạn nghĩ về chiến tranh không? Khi nghe đến đó tôi hơi bất ngờ nhưng ngay sau đó tôi lại tự chất vấn bản thân: có bao giờ tôi nghĩ đến vấn đề chiến tranh hay hòa bình, tò mò về nó khi mà cuộc sống có quá nhiều thứ khác thu hút tôi không nhỉ? Dường như khái niệm chiến tranh và hòa bình chỉ còn hiện hữu trong suy nghĩ của tôi khi tôi học lịch sử hay các tác phẩm văn học, đôi khi là bắt gặp trên tác phẩm truyền hình nào đó, chỉ thế thôi, không hơn. Phải chăng con người ta được sống trong cuộc sống hòa bình, hưởng phúc lợi an sinh xã hội nên người ta vô tình quên đi những giá trị cốt lõi làm nên cuộc sống hay một phần lịch sử đã qua, hay gần hơn là những gì vẫn đang hằng ngày, hàng giờ diễn ra trên thế giới nhưng chẳng bao giờ ta để ý đến cả… đó là chiến tranh và hòa bình.

Bạn hiểu chiến tranh và hòa bình theo nghĩa nào? Còn tôi, chiến tranh và hòa bình – đó là hai mảng đối lập. Nếu như hòa bình chỉ sự bình an, vui vẻ, không có bạo loạn, đánh nhau cướp bóc thì chiến tranh lại vẽ lên một viễn cảnh hoàn toàn trái ngược. Nói đến chiến tranh là nói đến đánh nhau, hỗn loạn, khói súng, máu nước mắt và sinh mạng con người. Chỉ với mấy từ đó thôi hẳn ai cũng đã có những hình dung cho riêng mình về chiến tranh cũng như hòa bình trên thế giới.

Các bạn biết đấy, chiến tranh ở đất nước Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả nó để lại thì vô cùng lớn và cũng nhiều nước trên thế giới chiến tranh vẫn còn. Chiến tranh- đó là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, là sự tham gia bằng vũ lực hai bên trở lên. Lịch sử thế giới đã in đậm hình ảnh của biết bao cuộc chiến tranh, cuộc chiến tranh nào cũng tàn khốc và không gì có thể bù đắp nổi. Có ai mà không biết được 2 cuộc chiến tranh lớn nhất thế giới mà người ta gọi nó là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai, những cuộc chiến tranh được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử với sự tham gia của các nước lớn trên thế giới như: Mĩ , Anh, Pháp, Liên Xô… Rồi có ai quên được những đau thương mất mát của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản khi Mĩ thả hai quả bom nguyên tử xuống trong thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn là một đống đổ nát với mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã cướp đi bao mạng người tham gia vào cuộc chiến đó. Nói về chiến tranh thật thiếu sót nếu như ta không nhắc tới Việt Nam- một dân tộc anh hùng đã hi sinh rất nhiều ( thứ) trong các cuộc chiến tranh lịch sử. Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc dân tộc ta đã phải gồng mình lên để chống lại quân Nam Hán, Nguyên Mông, quân Thanh… Rồi sau đó là cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ hùng mạnh, hiếu chiến. Bao nhiêu cuộc chiến tranh là bấy nhiêu thời điểm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc, li tán, chết chóc. Để kể về hậu quả mà chiến tranh gây ra thì có lẽ không có một từ nào có thể diễn tả được hết.

Đau thương cho người ra đi, ám ảnh những người ở lại, môi trường sống bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng là những gì mà chiến tranh để lại cho chúng ta khi đã vô tình đi qua một thời điểm nào đó… Đến đây tôi tự đặt ra câu hỏi: chiến tranh tàn khốc là thế, đau thương là thế nhưng tại sao nó vẫn xảy ra, ở quá khứ, và ngay cả thời điểm hiện tại? Phải chăng con người thích sự chết chóc? Đó chắc chắn không phải. Chiến tranh là do những kẻ cầm đầu, những con người vì muốn thỏa mãn lòng tham của mình, vì sự ích kỉ cá nhân mà dẫn quân đi gây chiến nhằm giành lợi ích từ các vùng, quốc gia mà họ đánh chiếm. Có nước khai chiến ắt có nước chống trả, và thế là các bên sử dụng sức mạnh quyền lực của mình nhằm giành chiến thắng cho mình. Đó cũng chính là mầm mống của các cuộc chiến tranh trên thế giới. Nếu phải dùng một từ để nói về chiến tranh bạn sẽ dùng từ gì? Còn tôi, đó là đau thương…

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh 200 chữ mẫu 7

Đối với mảnh đất hình chữ S này thì chắc chắn chúng ta là những người sẽ biết và cảm nhận được nối đau mà chiến tranh mang lại. Hậu quả của chiến tranh để lại cho chúng ta, những con người còn sống với những nỗi đau mà không thể nào xóa bỏ đi được. Chiến tranh khi cho hàng ngàn người phải lên đường nhập ngũ những người thân trong gia đình lần lượt lên đường mà không biết bao giờ có thể quay trở về. Họ chịu những vết thương, nỗi đau chiến tranh, có những người chiến sĩ đã phải bỏ một phần cơ thể của mình ở lại chiến trường. Có người họ còn mang chất độc màu da cam, những đứa trẻ được sinh ra từ người cha mắc chất độc màu da cam đều là những đứa trẻ dị tật và không nỗi đau nào hơn nỗi đau đó. Chiến tranh để lại hậu quả kéo dài đến tận ngày này.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh 200 chữ mẫu 8

Nếu nhắc đến chiến tranh, nhiều người sẽ nói đến đau thương, mất mát và chết chóc. Tôi đã từng đọc được trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh lời nhận xét: “Chiến tranh là cõi không nhà”. Thật vậy, khi một cuộc chiến tranh xảy ra, đã kéo theo biết bao nhiêu hậu quả. Nếu muốn hiểu rõ ràng chiến tranh là gì như những nhà nghiên cứu, có lẽ sẽ rất khó. Nhưng nếu hiểu một cách đơn giản, chiến tranh là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử. Đó là hoạt động đấu tranh giữa các nước, các giai cấp, các lực lượng chính trị có xung đột về lợi ích, địa vị đối lập nhau. Các lợi ích đó có thể trên lĩnh vực kinh tế hay chính trị. Một cuộc chiến tranh diễn ra có thể dẫn đến một cuộc chiến về quân sự như hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) hoặc phi quân sư như cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai nước Mỹ và Liên Xô. Vậy do đâu mà một cuộc chiến tranh nổ ra? Theo các nhà nghiên cứu về chiến tranh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, nhưng có một nguyên nhân chính đó là do sự xung đột, tranh chấp về quyền lợi kinh tế hoặc chính trị giữa các quốc gia, dân tộc. Trước khi chiến tranh xảy ra, nhân loại đã phải hứng chịu một xã hội với đầy rẫy những bất công, mục nát. Chỉ khi mọi thứ đã vượt quá giới hạn mới có một sự kiện nào đó là ngòi nổ cho cuộc chiến tranh ấy thực sự bắt đầu. Hòa bình - chiến tranh, hai khái niệm tưởng như đối lập mà lại có sự gắn kết với nhau. Phải trải qua những đau thương của chiến tranh mới thấu hiểu niềm hạnh phúc của nền hòa bình ngày hôm nay. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã ý thức được điều đó và sẽ cố gắng sống có ích với sự hy sinh của thế hệ đi trước đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh ác liệt để bảo vệ nền hòa bình của dân tộc.

Nghị luận xã hội về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh mẫu 9

Cứ mỗi dịp tháng tư về, khi mà đất nước đang hân hoan trong những ngày mùa xuân lịch sử của ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tôi lại thấy xúc động khi nghe những giai điệu của bài hát “Lá Cờ”:

“Tôi lớn lên khi đất nước không còn chia Bắc - Nam
Chẳng biết chiến tranh là gì, chỉ được nghe trong những câu chuyện của cha…”

Có lẽ những thế hệ đi trước đã từng chứng kiến hai cuộc chiến tranh lớn của dân tộc sẽ không bao giờ có thể quên được những năm tháng đau thương mà hào hùng đó. Tôi tự hỏi để có nền độc lập như hôm nay, con người đã phải chịu đựng những hậu quả nào của chiến tranh?

Thật khó để có thể hiểu rõ chiến tranh là gì như các nhà chiến tranh học. Nhưng nếu hiểu một cách đơn giản nhất, chiến tranh là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử. Đó là hoạt động đấu tranh giữa các nước, các giai cấp, các lực lượng chính trị có xung đột về lợi ích, địa vị đối lập nhau. Các lợi ích đó có thể trên lĩnh vực kinh tế hay chính trị. Một cuộc chiến tranh diễn ra có thể dẫn đến một cuộc chiến về quân sự như hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) hoặc phi quân sự như cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai nước Mỹ và Liên Xô (1945 - 1991).Một cuộc chiến tranh nổ ra xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Nhưng cho dù nguyên nhân cụ thể của cuộc chiến ấy là gì thì nguyên nhân sâu xa nhất vẫn xuất phát từ việc tranh chấp quyền lợi về kinh tế và chính trị.

Vậy chiến tranh đã gây ra những gì? Khi một cuộc chiến tranh xảy ra, dù là chính nghĩa hay phi nghĩa cũng đều để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho các bên tham chiến. Có lẽ chẳng cần phải học lịch sử, mỗi người đều có thể chứng kiến được những hậu quả của chiến tranh. Mất mát to lớn nhất không gì bù đắp được phải chăng chính là con người? Hàng ngàn những ngôi mộ liệt sĩ nằm lặng im trong các nghĩa trang tưởng niệm. Các anh các chị đều là những con người tuổi đời còn rất trẻ mới mười tám đôi mươi với nhiều hoài bão thanh xuân vì chiến tranh phải ra đi, nhưng đều mang trong mình lời thề: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Họ đã yên nghỉ nhưng cho đến tận hôm nay vẫn không ai biết tên biết tuổi biết quê hương của họ ở nơi đâu. Không chỉ là mất mát của người ra đi, đó còn là mất mát của những người ở lại. Không phân biệt quốc gia hay dân tộc, những người mẹ có con tham gia chiến tranh đều chung một tấm lòng: lo lắng khi tiễn con lên đường, mỏi mòn chờ đợi tin tức của con và chạnh lòng, đau đớn khi nghe tin đứa con của mình mãi mãi không trở về. Ở Việt Nam, không hiếm những bà mẹ Việt Nam anh hùng phải chịu cảnh mất đi không chỉ một đứa con. Những người mẹ ấy đã sinh con ra nuôi con lớn nhưng chưa kịp nhận sự đáp đền thì con đã đem đời mình hiến dâng cho tổ quốc. Tự hào đấy nhưng cũng thật đau thương, xót xa. Còn có những người tham gia vào cuộc chiến, họ may mắn trở về nhưng lại mang trong mình những di chứng của cuộc chiến. Họ không thể trở về cuộc sống bình thường, phải sống trong cảm giác bất lực và sự ám ảnh về chết chóc, bom đạn và sự mặc cảm với đồng đội đã hy sinh. Điều đó thực sự còn tàn nhẫn hơn là nỗi đau của người đã ra đi.

Không chỉ là nỗi đau của con người, chiến tranh còn phá hủy cả môi trường tự nhiên. Từ lúc xảy ra cho đến khi kết thúc, chiến tranh đã tàn phá mọi thứ mà nó đi qua. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp. Mọi quyền dân chủ bình đẳng tự do đều bị xâm phạm một cách nghiêm trọng. Điển hình như ở Việt Nam, trong suốt những năm bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân ta đã bị chúng bóc lột về mọi mặt. Khó có thể quên được nếu đã từng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh khi người viết về tội ác của thực dân Pháp:

“Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man.
Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu...”

Không phải cuộc chiến tranh nào cũng là phi nghĩa, cuộc chiến tranh vệ quốc của nước Nga hay cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam đều là những cuộc chiến tranh chính nghĩa khi mà nhân dân đứng lên chống lại sự áp bức bóc lột của phát xít Đức hay thực dân Pháp. Cũng không phải cuộc chiến tranh nào cũng xảy ra những xung đột về vũ trang. Ví dụ như Chiến tranh lạnh diễn ra trong hơn bốn mươi năm giữa hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô. Tuy không xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp nhưng những cuộc xung đột về chính trị và quân sự khiến cho tình hình thế giới luôn trong trạng thái căng thẳng và nguy cơ về cuộc Đại chiến thế giới thứ ba sẵn sàng bùng nổ đã đe dọa nghiêm trọng đến nền hòa bình nhân loại.

Như vậy, mỗi cuộc chiến tranh qua đi thực sự đã để lại những hậu quả nặng nề cho thế giới nói chung và cho đất nước Việt Nam nói riêng. Đối với mỗi học sinh như chúng tôi, là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước luôn cần cố gắng học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tuyên truyền về hậu quả của chiến tranh, nói không với chiến tranh. Để có thể xứng đáng với thế hệ cha ông đã chiến đấu vì nền tự do của dân tộc, giống như lời bài hát viết về một thời đầy tự hào:

“Một thời chiến đấu cha tôi anh hùng
Một thời gian khó mẹ tôi đảm đang
Vẫn giữ nụ cười và tiếng hát át tiếng bom
Để rồi nay bước trên con đường đời
Dù bao gian khó, chông gai đời tôi
Thì đứng dưới bóng cờ, là con tim ngân lên tiếng ca:
- Đoàn quân Việt Nam đi…”

(Lá cờ)

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh 200 chữ mẫu 10

Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất. Gia đình ly tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng suốt không chỉ đời những người sống trong thời kỳ đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 45 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước Việt Nam tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh mẫu 11

Có thể hiểu rõ rằng, mặc dù chiến tranh ở Việt Nam đã dần lùi xa, nhưng hậu quả mà nó để lại vô cùng lớn. Trên thế giới, vẫn còn rất nhiều nước đang gặp phải cuộc chiến tranh. Chiến tranh không chỉ đơn thuần là biểu hiện cao nhất của mâu thuẫn không thể hòa giải, mà còn là sự tương đối bất đắc dĩ khi hai bên tham gia vào bằng vũ lực. Lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, mỗi cuộc đều đánh dấu một bi kịch không thể đền bù. Không ai có thể quên hai cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử thế giới, được biết đến là Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai. Những cuộc chiến này đã được xem là tàn khốc nhất với sự tham gia của các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô. Ai cũng còn nhớ những đau thương và mất mát không thể nào quên của hai thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản, khi Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống trong Thế chiến thứ hai. Cả hai thành phố chỉ còn lại đống đổ nát với mùi thuốc nổ và máu chảy khắp mọi nơi. Cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã lấy đi hàng ngàn sinh mạng. Nói về chiến tranh mà không đề cập đến Việt Nam, một dân tộc anh hùng đã hy sinh nhiều người trong các cuộc chiến tranh lịch sử, thì sẽ là thiếu sót. Trong suốt hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã phải chống lại sự xâm lược của quân đội Nam Hán, Nguyên Mông và quân đội Thanh. Sau đó, đến lượt thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, một quốc gia mạnh mẽ và hiếu chiến, xâm lược đất nước. Mỗi cuộc chiến tranh là một lần đất nước chìm trong tang thương, nhân dân loạn lạc, sợ hãi và chết chóc. Không có từ ngữ nào có thể diễn tả đầy đủ hậu quả mà chiến tranh gây ra.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh mẫu 12

Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh trước khi đạt được nền hòa bình hiện tại. Tuy nhiên, dù sống trong hòa bình, hậu quả của những cuộc chiến đó vẫn còn tồn tại. Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm "chiến tranh". Đơn giản mà nói, chiến tranh là một hiện tượng xã hội lịch sử, là cuộc đấu tranh giữa các quốc gia, tầng lớp, và lực lượng chính trị có mâu thuẫn lợi ích kinh tế hoặc chính trị với nhau. Một cuộc chiến tranh có thể diễn ra dưới dạng xung đột quân sự như hai cuộc Đại chiến thế giới trong thế kỷ XX, hoặc không có xung đột quân sự như cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. Vậy tại sao một cuộc chiến tranh lại xảy ra? Theo các nhà nghiên cứu về chiến tranh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, nhưng có một nguyên nhân chính là xung đột, tranh chấp về quyền lợi kinh tế hoặc chính trị giữa các quốc gia và dân tộc. Khi xảy ra một cuộc chiến tranh, tất nhiên sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho cả những nước tham chiến và toàn nhân loại trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề nhất phải kể đến là những hậu quả về con người. Hàng nghìn người đã hy sinh trong chiến tranh, bao gồm cả những người lính trực tiếp tham gia và những người dân vô tội mất mạng do chiến tranh. Những người này đều là những con người vô danh, không tên không tuổi. Một số may mắn sống sót sau cuộc chiến, nhưng lại phải chịu đau đớn kép khi trở về cuộc sống bình thường. Họ gánh chịu nỗi đau về thể xác, bao gồm những thương binh và những bệnh nhân chất độc da cam. Nỗi đau về tinh thần cũng hiện diện, gồm những dư chấn của chiến tranh và những ký ức đáng sợ về bom đạn, sự mất mát người thân và sự tan rã gia đình. Chiến tranh không chỉ để lại hậu quả về con người, mà còn gây tổn hại nghiêm trọng cho môi trường thiên nhiên. Vùng chiến trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải hóa học sử dụng trong chế tạo bom mìn và chất độc hóa học được giải phóng xuống đất. Điều này không chỉ gây hại cho con người, mà còn phá hủy rừng rậm và môi trường sống của động vật. Sông suối bị ô nhiễm nghiêm trọng, các cánh đồng không thể được trồng trọt và tưới tiêu bởi người nông dân. Hơn nữa, chiến tranh phá hủy nhiều công trình vĩ đại mà con người đã xây dựng. Cuộc chiến làm suy yếu kinh tế của các bên tham chiến, khiến tài nguyên tập trung vào cuộc chiến đó. Sau khi chiến tranh kết thúc, dù chiến thắng hay thua, các nước tham chiến đều đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng chiến tranh thực sự là một từ ám ảnh và đáng sợ với tất cả con người. Mỗi người, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia hãy đoàn kết chống lại chiến tranh và bảo vệ hòa bình của nhân loại.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh mẫu 13

Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh mới có được nền hòa bình như ngày hôm nay. Nhưng cho dù sống trong nền hòa bình thì những hậu quả của những cuộc chiến ấy vẫn luôn tồn tại. Trước hết mỗi chúng ta phải hiểu được chiến tranh là gì? Chiến tranh, hiểu một cách đơn giản là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, là hoạt động đấu tranh giữa các nước, các giai cấp, các lực lượng chính trị có lợi ích địa vị đối lập nhau nhằm đạt được lợi ích về kinh tế hay chính trị. Một cuộc chiến tranh diễn ra có thể diễn ra xung đột về quân sự như hai cuộc Đại chiến thế giới ở thế kỉ XX hoặc phi quân sư như cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai nước Mỹ và Liên Xô. Vậy do đâu mà một cuộc chiến tranh nổ ra? Theo các nhà nghiên cứu về chiến tranh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, nhưng có một nguyên nhân chính đó là do sự xung đột, tranh chấp về quyền lợi kinh tế hoặc chính trị giữa các quốc gia, dân tộc. Trước khi chiến tranh xảy ra, nhân loại đã phải hứng chịu một xã hội với đầy rẫy những bất công, mục nát. Chỉ khi mọi thứ đã vượt quá giới hạn mới tạo điều kiện châm ngòi cho cuộc chiến tranh ấy bùng nổ. Ví dụ như Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) bùng nổ là nhằm tranh giành, phân chia lại thuộc địa giữa các nước đế quốc, đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp bề ngoài thì có vẻ là cuộc chiến chính nghĩa với tinh thần của nước mẹ Pháp đến bảo hộ cho nhân dân An Nam. Nhưng thực chất lại muốn đồng hóa nhân dân ta, biến dân ta trở thành nô lệ của chúng… Khi một cuộc chiến tranh xảy ra, ắt hẳn sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân những nước tham chiến cũng như toàn nhân loại trên nhiều phương diện. Nhưng có lẽ hậu quả nặng nề nhất phải kể đến là về con người. Hàng nghìn người đã ngã xuống vì chiến tranh. Họ có thể là những người lính trực tiếp tham gia chiến tranh. Họ cũng có thể chỉ là những người dân vô tội vì chiến tranh mà mất đi mạng sống của mình. Nhưng họ có một điểm chung, đều là những con người vô danh, không tên không tuổi. Có những người may mắn sống sót sau khi cuộc chiến kết thúc nhưng trở lại cuộc sống bình thường họ lại mang trong mình hai nỗi đau. Một nỗi đau về thể xác, đó là các thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam… Một nỗi đau về tinh thần, đó là những dư chấn của cuộc chiến, những ám ảnh về chết chóc bom đạn, nỗi đau khi mất đi người thân, gia đình bị ly tán… Không chỉ để lại hậu quả về con người, chiến tranh còn có sức tàn phá ghê gớm đối với môi trường thiên nhiên. Ô trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi những chất thải hóa học dùng để chế tạo bom mìn, các chất độc hóa học giải xuống mặt đất không chỉ gây hại cho con người mà còn phá hủy những cánh rừng, động vật tự nhiên mất đi môi trường sống. Những dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, những cánh đồng khô hạn không được trồng trọt tưới tiêu bởi người nông dân. Không chỉ vậy, chiến tranh còn phá hủy vô số những công trình xây dựng vĩ đại của nhân loại. Một cuộc chiến xảy ra khiến cho nền kinh tế của các bên tham chiến đổ dồn vào cuộc chiến ấy. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, dù giành chiến thắng hay thua cuộc, các nước tham chiến đều phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình như sau cuộc đại chiến thế giới, các nước đứng đầu về kinh tế như Anh, Pháp, Mỹ đều rơi vào các cuộc khủng hoảng kinh tế. Kinh tế không phát triển khiến cho người dân đói khổ, trình độ dân trí thấp và đất nước trở nên nghèo nàn lạc hậu. Các cuộc chiến tranh xảy ra khiến cho mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng hơn, việc hợp tác giữa các quốc gia cũng trở nên khó khăn đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của nhân loại. Là một người dân Việt Nam, chúng ta không thể quên được những cuộc chiến mà nhân dân ta phải trải qua. Từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải đối mặt với rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước láng giềng. Nhưng trong đó, những cuộc chiến tranh gây ra tổn thất nặng nề nhất phải kể đến cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước suốt một nghìn năm Bắc thuộc và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vời đường biên giới rộng lớn, từ lâu đời, đất nước ta đã luôn bị phương Bắc lăm le xâm lược. Trong suốt một nghìn chịu sự đô hộ của phương Bắc, nền văn hóa của người Việt cổ dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Những tư tưởng về Nho giáo như trọng nam khinh nữ, công dung ngôn hạnh… vẫn còn thấm sâu trong suy nghĩ của nhiều người cho đến hiện tại. Cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ hết sức cơ cực. Đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, hàng nghìn người con Việt Nam đã phải hy sinh, biết bao cái tên ra đi ở tuổi mười tám đôi mươi khi đang mang trong mình nhiều khát vọng tuổi trẻ: những cô gái ngã ba Đồng Lộc, anh Kim Đồng… Chiến tranh tàn phá đất nước ta: giặc dốt giặc đói kéo theo giặc ngoại xâm (Năm 1945, hơn hai triệu đồng bào chết đói, 90% dân số nước ta còn mù chữ..). Những hậu quả để lại di chứng đến tận sau này: bệnh nhân chất độc màu da cam, những dư chấn về tâm hồn (ám ảnh về sự chết chóc, nỗi đau mất người thân…). Như vậy, có thể thấy, chiến tranh thực sự là một từ ám ánh và đáng sợ với toàn nhân loại. Mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia hãy cùng đồng lòng chống lại chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình của nhân loại.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh mẫu 14

Nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và những gì để lại sâu sắc và nặng nề nhất chính là chiến tranh. Chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính phủ, xã hội... là hành động sai trái và phi nghĩa mà mọi công dân trên thế giới đều cần phải lên án và ngăn cản. Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nhân loại. Một số nước mang quân đội của mình đến nước khác chiếm đóng, bành trướng lãnh thổ. Các thành phần khủng bố gây chiến tranh, đàn áp người dân vô tội một cách dã man ở một số nước Trung Đông. Đặc biệt là với đất nước Việt Nam, từ thời xa xưa đến nay đã trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, gần một thế kỷ bị thực dân đế quốc xâm lăng... Vậy nguyên nhân do đâu mà chiến tranh lại bùng nổ? Phần lớn là do tham vọng bành trước lãnh thổ của một số nước lớn khi họ chưa thỏa mãn với diện tích lãnh thổ của mình. Hoặc do xung đột về chính trị, quan điểm ngoại giao mà các nước sẵn sàng đem quân đến tấn công nước khác. Hậu quả của chiến tranh để lại vô cùng nặng nề. Chiến tranh gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của con người, khiến cuộc sống và tinh thần của người dân bị đảo lộn. Nhiều công trình kiến trúc bị tàn phá đến mức không thể khôi phục lại, nền kinh tế, sản xuất hàng hóa bị ảnh hưởng, đình trệ... Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm chịu dưới ách xâm lăng, con người bị chà đạp, đàn áp. Cho đến nay ảnh hưởng chất độc màu da cam của đế quốc Mỹ năm xưa lên người dân Việt Nam vẫn còn đó, họ không được sống lành lặn, không được phát triển bình thường, chiến tranh lấy đi những người chồng, người cha, người con của biết bao gia đình... Để ngăn chặn chiến tranh, mỗi cá nhân cần nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập quốc gia, dân tộc và có hành động ngăn chặn, lên án những hành vi nhen nhóm xung đột. Là một học sinh, em ý thức được rằng thế hệ thanh thiếu niên cần có ý thức học tập, rèn luyện để phát triển đất nước, xóa bỏ chiến tranh...

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh mẫu 15

Chiến tranh từng nổ lên trên mảnh đất quê hương này. Thế hệ ngày nay làm sao có thể hiểu hết những gian khổ mà chiến tranh đã gây ra khi đang sống hạnh phúc tận hưởng nền hòa bình, độc lập? Nhưng chúng ta có thể tìm hiểu nó bằng cách đọc nhiều bài viết về chiến tranh, tra từ điển và rút ra được rằng, chiến tranh chính sự tổ chức, tranh chấp của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau. Với riêng nhân loại, chiến tranh còn là nỗi ám ảnh ghê sợ của một thời máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người. Trước khi xảy ra chiến tranh, nhân loại phải hứng chịu một xã hội đầy tranh chấp, bị mục nát, thối rữa. Kinh tế đổ dồn vào chiến tranh, con người chịu đói khổ, mất mát. Chiến tranh xảy ra, mọi ngành kinh tế đều bị trì trệ rồi sụp đổ. Nền kinh tế bắt đầu chỉ phục vụ cho chiến tranh. Chỉ còn lại công nghiệp nặng, tất cả mọi thứ đều sản xuất ra chỉ để phục vụ cho chiến tranh. Mọi thứ chỉ quanh quẩn ở chuyện sản xuất súng đạn, thuốc men, vải, thực phẩm phục vụ cho chiến tranh. Tiền bắt đầu mất giá nhanh đến chóng mặt, mất giá đến nỗi tiền chỉ còn là giấy, vàng chỉ còn là kim loại. Có tiền, có vàng cũng chẳng mua được gì vì lúc này thực phẩm và thuốc men mới là thứ quan trọng và khan hiếm đến nối không có để sử dụng. Ruộng nương đều phải trồng những loại cây phục vụ cho chiến tranh như cao su, bông, đai. Người nông dân phải đi phục vụ cho hậu cần, làm việc không công. Tất cả mọi người, từ trẻ em cho đến người già, ai có thể làm việc được đều phải làm việc phục vụ cho chiến tranh. Chiến tranh bùng nổ khi giới hạn của tình thương đạt đến đỉnh điểm không thể níu giữ được nữa. Chúng ta biết nhân loại đã trải qua bao cuộc chiến đẫm máu là Chiến tranh thế giới thứ Nhất, Chiến tranh thế giới thứ Hai ở thế kỉ XX. Dù đã sang thế kỉ XXI nhưng tàn dư của nó vẫn còn lại ít nhiều. Chẳng kể đến khi học lịch sử, ta đều đã thấy sức tàn phá của nó nặng nề như thế nào, hàng nghìn quả bom bị ném vào cả triệu con người vô tội. Nhật Bản sau chiến tranh mất nhiều năm để gây dựng lại đất nước, những quốc gia thua cuộc lâm vào khủng hoảng. Khắp nơi nơi trên thế giới rơi vào cảnh không nhà, không người thân, lâm vào khốn cùng. Không cần đi xa ra thế giới, quay về Việt Nam, lịch sử Việt Nam từng trải qua biết bao cuộc xâm lược, đấu tranh để đổi lấy nền độc lập ngày hôm nay. Chiến tranh, bao thanh niên phải lên đường từ giả mẹ già, con thơ để ra chiến trường, đi mà không biết ngày về. Ngày nay nhìn những ngôi mộ liệt sĩ nằm dài theo dọc miền đất nước ta không khỏi xót xa và căm hận chiến tranh. Không chỉ để lại đau thương cho những con người thời chiến ngày ấy. Đừng nghĩ chiến tranh là họ chỉ đánh nhau mà để cho dân được yên ổn. Không hề, bất kỳ cuộc chiến nào, một khi phe tấn công tràn đến đâu thì họ sẽ cướp bóc, giết chóc đến đấy không chừa một ai. Đừng nghĩ người dân sẽ được yên ổn. Họ đánh để họ chiếm đất, họ chiếm tài nguyên chứ không phải để gánh một đống người dân, không có ăn lại còn phải lo cho dân nữa, không hề. Nhưng những chuyện như vậy đều bị giấu kín nên hầu như không ai biết cả. Cho đến bây giờ khi đã sống giữa thời bình những ám ảnh về năm tháng bom đạn vẫn không ngừng ẩn hiện trong giấc mơ người lính. Có người lính già bao năm chinh chiến, ngày trở về vợ, con không nhận ra. Hay nhiễm trong mình chất độc màu da cam, di truyền cho bao thế hệ con cháu trong gia đình. Có thể nói tàn dư mà chiến tranh để lại ta chẳng thể đếm hết được bằng những con số. Thời gian dường như phai mờ tất cả nhưng những hồi ức về chiến tranh, chiến trường cứ mãi ăn sâu vào tâm trí bao người. Chung quy, chiến tranh bùng nổ cũng bởi sự ích kỉ của con người, ham mê lợi ích trước mắt mà đem lầm than gieo vào đầu người dân vô tội. Tất yếu chiến tranh có cuộc chiến phi nghĩa và cuộc chiến chính nghĩa. Nếu chiến tranh vì bảo vệ chính nghĩa, những điều đúng đắn được cả thế giới ủng hộ nhằm đổi lấy hòa bình thì ta có thể chấp nhận đánh đổi. Nhưng cũng có những cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ vì tranh giành đất đai, quyền lực mà đem tính mạng của quân dân nướng trên ngọn lửa hung tàn. Những cuộc chiến đó cần được lên án và sớm ngăn chặn.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh mẫu 16

Lịch sử của nhân loại qua nhiều thế kỉ đã trải qua nhiều biến động đáng chú ý, tạo nên một thế giới đa dạng như hiện nay. Trong quá trình này, chiến tranh và hòa bình đã đóng vai trò quan trọng. Chiến tranh thường xuất phát từ sự không hài lòng của quốc gia với lãnh thổ của mình, dẫn đến việc sử dụng quân đội để mở rộng lãnh thổ hoặc củng cố chính trị. Đây là một hành động sai trái và bất nhân, đòi hỏi sự đả đảo và ngăn chặn từ cộng đồng quốc tế. Ngược lại, hòa bình là trạng thái bình yên khi con người và các quốc gia hòa thuận, hợp tác để phát triển và tạo ra một môi trường tích cực. Môi trường hòa bình được coi là môi trường đáng sống nhất cho con người. Trong lịch sử, chiến tranh đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề, từ thiệt hại về người đến thiệt hại về tài sản và tình thần. Hậu quả của chiến tranh thường bao gồm số lượng lớn người chết, gia đình tan vỡ, và tác động nặng nề đến cuộc sống hàng ngày của con người. Những thiệt hại về tài sản và văn minh không thể khôi phục được, và sự ám ảnh của chiến tranh có thể kéo dài nhiều thế hệ. Để ngăn chặn điều này, cần có nhận thức và hành động từ mỗi người để bảo vệ độc lập và tự do của đất nước. Mặc dù chúng ta đang sống trong thời đại bình yên, nhưng ý thức về nguy cơ chiến tranh luôn cần được duy trì. Mỗi người đều có trách nhiệm tham gia vào việc ngăn chặn và lên án mọi hành động khiêu khích chiến tranh. Học sinh cũng nên hướng đến việc trở thành công dân có ích, cống hiến cho sự phát triển của đất nước, và chủ trương sống vì hòa bình. Cuộc sống có những biến động khó lường, và chúng ta cần sống hết mình, cống hiến tối đa để tạo ra một cuộc sống và đất nước vững mạnh hơn.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh mẫu 17

Các bạn biết đấy, chiến tranh không chỉ là một sự xung đột vũ trang giữa các quốc gia, mà còn là một bi kịch nhân loại, để lại dấu ấn sâu sắc và hậu quả kinh hoàng trong lịch sử của mỗi quốc gia. Trên đất nước Việt Nam, chiến tranh đã đi qua nhiều giai đoạn và để lại những vết thương không thể lành. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải gồng mình lên để chống lại các cuộc xâm lược của quân Nam Hán, quân Nguyên Mông và quân Thanh. Những trận đánh đẫm máu và những nỗi đau không thể quên đã làm đất nước lầm than, nhân dân loạn lạc và chết chóc. Nhưng sự kiên trì và sự hy sinh của dân tộc đã giúp Việt Nam vượt qua những thời kỳ khó khăn đó. Tuy nhiên, hậu quả của chiến tranh không chỉ dừng lại ở mất mát về con người và tài sản, mà còn lan rộng đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Những cuộc chiến tranh đã phá hủy cơ sở hạ tầng, đe dọa môi trường sống và gây ra những tổn thương về tinh thần và tâm lý của con người. Hậu quả này kéo dài nhiều thế hệ sau đó, khi những hệ lụy về sức khỏe, giáo dục và phát triển kinh tế vẫn còn đọng lại. Trên thế giới, cũng có những cuộc chiến tranh tàn khốc và đẫm máu đã để lại những vết thương không thể lành. Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai đã cướp đi hàng triệu sinh mạng và phá hủy hoàn toàn những thành phố và vùng đất. Nhớ lại sự tàn phá của hai quả bom nguyên tử được Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki, chúng ta chỉ có thể thấp thỏm trước cảnh tượng đổ nát và mùi thuốc nổ, máu nước mắt khắp mọi nơi. Đối với Việt Nam, không thể không nhắc đến những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử. Đất nước đã chịu đựng những cuộc xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ hùng mạnh. Những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ và những trận chiến đẫm máu đã làm đất nước chìm trong biết bao nỗi đau và khó khăn. Dân tộc Việt Nam đã hy sinh nhiều sinh mạng và gian nan đấu tranh để bảo vệ tự do và độc lập. Hậu quả mà chiến tranh gây ra không thể diễn tả hết bằng lời. Nó để lại những vết thương không thể lành, những nỗi đau không thể quên và những mất mát không thể bù đắp. Đó là lý do tại sao chúng ta cần luôn nhớ về những cuộc chiến tranh, để học được từ quá khứ và xây dựng một tương lai bình yên hơn, không còn bị ám ảnh bởi những vết thương đã qua.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh mẫu 18

Chiến tranh - một cơn ác mộng đeo bám suốt hàng thế kỷ, để lại dấu ấn đau đớn và những hậu quả đáng tiếc không thể phai mờ. Nhìn lại quá khứ, ta không thể không cảm thấy xót xa và căm hận trước những mất mát và đau khổ mà chiến tranh mang lại. Đúng là, chiến tranh đã buộc hàng triệu thanh niên phải rời xa mái ấm gia đình, từ bỏ tuổi thơ ngọt ngào để bước lên chiến trường, không biết ngày mai sẽ ra sao và không biết bao giờ mới có thể trở về. Từng gia đình, từng cộng đồng đã phải chịu đựng những vết thương không thể lành, những mất mát không thể khôi phục. Con người mất đi người thân yêu, con cái mất cha, vợ mất chồng, mẹ mất con... Nỗi đau chồng chất, nỗi buồn tràn đầy trong từng hơi thở. Cuộc sống không còn vui vẻ như trước, mà thay vào đó là sự bất an và khủng hoảng về tương lai. Chiến tranh không chỉ là cuộc chiến giữa các quân đội, mà còn là cuộc chiến với chính bản thân con người và môi trường sống. Từng cánh đồng xanh tươi, từng con sông êm đềm đã biến thành địa ngục cháy rừng, những cánh đồng bị mất mùa, con sông bị ô nhiễm. Chiến tranh đã phá hoại tài sản nhân loại, làm tan rã cơ sở hạ tầng, đường xá, bệnh viện, hệ thống điện và nước. Những tài sản này cần rất nhiều thời gian và công sức để có thể khôi phục lại. Chiến tranh không chỉ làm thay đổi bề mặt trái đất mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc của môi trường sống, gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên và các loài động vật khác. Nó làm suy yếu hệ thống kinh tế và xã hội, tiêu tốn nhiều tài nguyên vật chất và giảm đi các chế độ phúc lợi xã hội. Không chỉ có những hậu quả về vật chất, chiến tranh còn tàn phá tâm hồn con người, làm mất đi lòng tin, giảm đi niềm tin vào tương lai và làm tan rã những giá trị nhân văn. Chiến tranh không hề mang lại kết quả tích cực cho cả bên thắng và bên thua. Thậm chí, ngay cả khi bên thắng, họ cũng phải chịu đựng những hậu quả kéo dài của cuộc chiến, như tra tấn tâm lý, hậu quả sức khỏe và mất mát văn hóa. Chiến tranh không chỉ gây ra những đau thương về thể xác mà còn để lại những vết thương về tâm hồn, làm mất đi sự an lành và hòa bình trong cuộc sống. Đáng tiếc, chiến tranh vẫn còn tồn tại và lan truyền trên khắp thế giới, làm mất đi hàng triệu sinh mạng vô tội và làm suy yếu nhân loại. Chúng ta cần đoàn kết và hãy bắt đầu từ những hành động bé nhỏ trong cuộc sống hàng ngày để xây dựng một thế giới không chiến tranh, một thế giới hòa bình và tương lai tươi sáng cho con cháu chúng ta.

Viết đoạn văn ngắn về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh mẫu 19

Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và đau khổ, với những trang sử u ám đầy máu và nước mắt. Trong số đó, không thể không nhắc đến những cuộc chiến tranh và những hậu quả đáng sợ mà chúng mang lại. Chiến tranh, là sự xung đột của những quốc gia không hài lòng với lãnh thổ của mình, đẩy quân đội ra đánh chiếm quốc gia khác, nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ hoặc củng cố chính trị. Đó là một hành động sai lầm và tàn bạo, mà đòi hỏi sự can thiệp và ngăn chặn của tất cả mọi công dân trên khắp thế giới. Lịch sử đã ghi chép lại những cuộc chiến tranh đẫm máu, để lại những hậu quả nặng nề đối với con người, và đó cũng là điều khiến chúng ta không thể quên được.

Chiến tranh mang theo sự tàn phá và thiệt hại vô cùng nặng nề. Nó làm mất mát vô số sinh mạng, số lượng người chết trong những cuộc chiến tranh không thể nào thống kê hết. Gia đình tan nát, cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, chiến tranh còn gây ra sự tàn phá về tài sản, hủy hoại nhiều công trình và thành tựu văn minh mà con người đã xây dựng. Những hậu quả của chiến tranh là một cơn ác mộng vô tận trong tâm trí con người. Những bom đạn còn sót lại từ chiến tranh có thể phát nổ bất cứ lúc nào, làm con người phải mất nhiều năm tháng để khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh.

Dù chúng ta đang sống trong thời bình, không nên để mất cảnh giác. Mỗi cá nhân cần nhận thức và ý thức bảo vệ sự độc lập và tự do của đất nước mình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ quê hương. Chúng ta cần hành động để ngăn chặn và lên án những hành vi khích động chiến tranh, và thay vào đó, hướng tới mục tiêu sống vì hòa bình. Các bạn học sinh cần có ý thức học tập, trau dồi bản thân, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Mỗi người, một hành động nhỏ, một đóng góp nhỏ, sẽ tạo nên một khối sức mạnh to lớn cho dân tộc, và hãy luôn yêu quý nền hòa bình và bảo vệ nó, bởi nó là một giá trị quý giá của toàn nhân loại.

----------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh. Bài viết được tổng hợp gồm có dàn ý và các bài văn mẫu nghị luận xã hội về chiến tranh và hậu quả của chiến tranh. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời bạn đọc tham khảo thêm mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Đánh giá bài viết
17 66.148
Sắp xếp theo

    Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ (5-7 dòng)

    Xem thêm