Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội 200 chữ phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi

Nghị luận về câu nói Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Nghị luận xã hội 200 chữ phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

1. Dàn ý đoạn văn Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi

I. Mở bài

- Trong cuộc sống vốn dĩ nhiều xô bồ và phức tạp, người ta thường tránh đi cái rắc rối, phiền nhiễu mà tìm đến với những thứ giản đơn, hiền hòa.

- Dẫn dắt đến câu nói là: “Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi”.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Thỏa hiệp là sự nhượng bộ, nhún nhường, hạ thấp cái “tôi” của bản thân để dàn xếp, hòa hoãn, kết thúc những cuộc tranh luận.

- Sự thỏa hiệp còn gặp trong việc con người tự thỏa hiệp với bản thân, tự hài lòng, không muốn phải lựa chọn hay cố gắng điều gì đó, họ thường lựa chọn việc thỏa hiệp.

- Hình tượng “cái ô” và “mái nhà” đều để chỉ những vật có khả năng chắn, bảo vệ những tác động ngoại cảnh đến con người.

=> Hình ảnh ẩn dụ chỉ về hai mặt xấu và tốt của việc thỏa hiệp trong cuộc sống của mỗi con người.

- Thông điệp: biết thỏa hiệp tạm thời nhưng về lâu dài cũng cần phải đấu tranh một cách tích cực và mạnh mẽ để giành lấy những lợi ích, bảo vệ quan điểm, khẳng định năng lực của bản thân.

2. Chứng minh và bình luận

- Thỏa hiệp là một cái ô tốt: bảo vệ mối quan hệ tốt đẹp, giữ gìn tiếng nói chung

=> Thể hiện sự thông minh và khéo léo trong cung cách giao tiếp, ứng xử của con người.

- Sự thỏa hiệp cũng lại là một căn nhà tồi bởi thỏa hiệp khiến lợi ích của bạn bị ảnh hưởng, mất đi quan điểm, không có tiếng nói trong tập thể, quên mục tiêu.

=> Thỏa hiệp lâu dài chính là biểu hiện của sự thất bại, hèn nhát và không có lòng quyết tâm.

- Sự thỏa hiệp với bản thân khiến chúng ta trở nên lười biếng, không có chí tiến thủ, hài lòng với cuộc sống tĩnh tại, không có quan điểm, không có mục tiêu sống.

3. Bài học nhận thức

- Trong cuộc sống chúng ta cần biết thỏa hiệp đúng lúc, khi mà sự thỏa hiệp đó đem lại những kết quả tốt đẹp.

- Nếu bản thân chúng ta không biết thỏa hiệp, thì rất khó có thể tìm thấy tiếng nói chung trong công việc, cuộc sống, khó có thể giải quyết những vấn đề nan giải.

- Chúng ta đấu tranh, không thỏa hiệp khi quan điểm của chúng ta mang lại lợi ích cho cả tập thể, đấu tranh chống lại cái xấu, những quan điểm lệch lạc gây hại, vụ lợi cá nhân...

III. Kết bài

- Trong cuộc sống chịu thỏa hiệp hay đấu tranh đều cần phải linh hoạt, lúc nào cần giữ vững lập trường, lúc nào cần buông xuống quan điểm để cho các mối quan hệ được tốt đẹp, giữ gìn hòa khí.

- Không phải lúc nào cố gắng tranh luận cũng là tốt, bởi nhiều lúc nó chỉ đem đến cho chúng ta sự mệt mỏi, căng thẳng, lâu dần sẽ hình thành bản tính cố chấp, cứng đầu.

2. Viết đoạn văn ngắn Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi 200 chữ

Bản chất của xã hội là những xung đột, mâu thuẫn để thúc đẩy cuộc sống của chúng ta đi lên. Tuy nhiên không phải lúc nào, chúng ta cũng gồng mình lên để đấu tranh mà đôi khi phải nhượng bộ, thỏa hiệp. Nhưng nếu luôn tôn thờ sự thỏa hiệp thì chưa hẳn đã là tốt nhất. Bởi như câu nói: Phải chăng sự thỏa hiệp là cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi? Cách nói này nhằm nhấn mạnh đến giá trị của sự thỏa hiệp. Vì mục đích của thỏa hiệp là dàn xếp, thương lượng, điều chính với đối tượng khác nhằm giải quyết mâu thuẫn. Song giá trị của thỏa hiệp không được đánh giá cao như vậy. Nó vẫn có giá trị nhất định, được ví như cái ô, nhất thời che mưa, che nắng được, chứ không thể nào kiên cố, bền vững như mái nhà. Đúng vậy, nhiều khi trong cuộc sống, khó khăn bất chợt ập đến, khi chưa tìm thấy chiến thuật tốt nhất để đối phó, chúng ta cho phép mình thỏa hiệp để chấn tĩnh bản thân. Hay trong một mối quan hệ bất đồng, chúng ta thỏa hiệp để tìm tiếng nói chung, gìn giữ hòa bình. Thậm chí trong một cuộc chiến khốc liệt, sự thỏa hiệp cũng là một chiến thuật cần sử dụng tới để sớm chấm dứt. Thế nhưng, nếu mãi thỏa hiệp với khó khăn, có khi chúng ta trở thành người thất bại. Nếu mãi đi tìm tiếng nói chung mà đối phương không thiện chí, chúng ta trở nên hèn kém. Nếu chỉ thỏa hiệp để tìm chiến thắng trong trận chiến sống còn, thì có khi ta đã mất hết. Thỏa hiệp chỉ là một cách làm tạm thời, trong một thời gian nhất định, chứ không phải là giải pháp tối ưu. Cho nên cái ô chỉ che được một phần rất nhỏ, nhưng ngôi nhà có thể giữ yên ấm được rất nhiều. Thỏa hiệp là cần thiết trong cuộc sống, nhưng giải quyết mâu thuẫn vẫn phải bằng những đấu tranh nhất định, thậm chí là kiên quyết, kịch liệt. Với bản thân mình, bạn đừng có dễ dàng thỏa hiệp, vì chúng ta cần mái nhà chứ không cần cái ô!

3. Đoạn văn ngắn Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi mẫu 2

Lowei có một câu nói rất đáng suy ngẫm là: "Sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi". Thỏa hiệp là sự nhượng bộ, nhún nhường, hạ thấp cái "tôi" của bản thân để dàn xếp, hòa hoãn, kết thúc những cuộc tranh luận đang hồi ngang tài ngang sức, hoặc là những mâu thuẫn, xung đột mà không một cá nhân nào chịu nhượng bộ. Sự thỏa hiệp buộc phải có một bên hy sinh cái "tôi" cá nhân, từ bỏ một phần quan điểm, chấp nhận cho đối thủ được hưởng phần lợi lớn hơn với mục đích "dĩ hòa vi quý", vì không muốn mâu thuẫn đi xa thêm làm mất hòa khí. Sự thỏa hiệp xuất hiện trong mọi mối quan hệ, đó là liều thuốc để xoa dịu và cân bằng các mối quan hệ, nếu người ta hy vọng một mối quan hệ được dài lâu. Ở đây nó là hình ảnh ẩn dụ chỉ về hai mặt xấu và tốt của việc thỏa hiệp trong cuộc sống của mỗi con người. Điều Lowei muốn nói ở đây là sự thỏa hiệp chỉ có tác dụng hòa hoãn sự căng thẳng nhất thời, để chúng ta cùng có thời gian nhìn nhận lại vấn đề. Nhưng chúng ta cứ thỏa hiệp mãi cũng không phải là cách tốt nhất, bởi vì lâu dần sự thỏa hiệp sẽ trở thành một thói quen mặc định, chúng ta sẽ không còn bày tỏ được quan điểm, bị mất vị thế, lợi ích chính đáng,... Sự thỏa hiệp với bản thân còn khiến chúng ta trở nên lười biếng, chậm phát triển, kém sự sáng tạo và lòng quyết tâm dẫn tới khó có thể thành công. Lowei muốn truyền tải một thông điệp rằng chúng ta biết thỏa hiệp tạm thời nhưng về lâu dài cũng cần phải đấu tranh một cách tích cực và mạnh mẽ để giành lấy những lợi ích, bảo vệ quan điểm, khẳng định năng lực của bản thân. Trong cuộc sống chịu thỏa hiệp hay đấu tranh đều cần phải linh hoạt, lúc nào cần giữ vững lập trường, lúc nào cần buông xuống quan điểm để cho các mối quan hệ được tốt đẹp, giữ gìn hòa khí. Không phải lúc nào cố gắng tranh luận cũng là tốt, bởi nhiều lúc nó chỉ đem đến cho chúng ta sự mệt mỏi, căng thẳng, lâu dần sẽ hình thành bản tính cố chấp, cứng đầu. Hãy là một người thông minh khéo léo, co được duỗi được trong cuộc sống phức tạp này bạn nhé.

4. Đoạn văn ngắn Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi mẫu 3

Xã hội, với bản chất của nó, không tránh khỏi những xung đột và mâu thuẫn, những thách thức đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta không luôn có thể đứng vững để đối mặt với mọi khó khăn, đôi khi phải nhường bộ, thậm chí là thỏa hiệp. Nhưng liệu việc luôn luôn tôn thờ sự thỏa hiệp có phải là quyết định đúng đắn nhất? Câu hỏi đặt ra là liệu sự thỏa hiệp có thể xem như một "cái ô" tốt, nhưng cũng là một "mái nhà" tồi? Câu chuyện này không chỉ là việc đặt giá trị lên sự thỏa hiệp. Mục tiêu của thỏa hiệp là giải quyết mâu thuẫn, thương lượng và điều chỉnh để đạt được sự hòa thuận với đối tác. Tuy nhiên, giá trị của sự thỏa hiệp không phải lúc nào cũng được đánh giá cao. Nó chỉ có giá trị nhất định, tạm thời như "cái ô," che mưa, che nắng một thời điểm nhất định, nhưng không kiên cố và bền vững như "mái nhà." Trong cuộc sống, khi đối mặt với khó khăn, chúng ta thường chấp nhận thỏa hiệp để có thời gian để tìm chiến thuật hiệu quả hơn. Trong các mối quan hệ, thỏa hiệp có thể là cách giữ cho tâm trạng ổn định, tìm ra tiếng nói chung và bảo vệ sự hòa bình. Thậm chí trong các tình huống chiến tranh, sự thỏa hiệp có thể là chiến thuật cần thiết để kết thúc nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu chúng ta liên tục thỏa hiệp trong khó khăn, có thể chúng ta sẽ trở thành người thất bại. Nếu chúng ta tiếp tục tìm kiếm tiếng nói chung mà đối tác không có ý chí hòa giải, chúng ta có thể trở nên yếu đuối. Thỏa hiệp chỉ là một giải pháp tạm thời, trong một khoảng thời gian ngắn, không phải là giải pháp tối ưu. Do đó, cái "ô" chỉ che phủ được một phần nhỏ, trong khi "mái nhà" có thể giữ cho chúng ta an toàn và ấm áp hơn rất nhiều. Như vậy, câu nói trên cung cấp cho chúng ta những bài học quan trọng. Mỗi người nên nhận thức được cả những mặt tích cực và tiêu cực của sự thỏa hiệp để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. Điều này đồng nghĩa với việc không nên dễ dàng thỏa hiệp, vì chúng ta cần "mái nhà" thực sự, chứ không phải chỉ là "cái ô."

5. Đoạn văn ngắn Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi mẫu 4

Trong cuộc sống, sự thỏa hiệp có một vai trò vô cùng quan trọng không gì có thể thay thế. Sự thỏa hiệp có giá trị nhưng cũng cần được đánh giá một cách cân nhắc. Nó giống như 'cái ô' chứ không phải 'mái nhà', chỉ mang lại lợi ích tạm thời mà không đảm bảo sự ổn định và bền vững. Sự thỏa hiệp có vai trò quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn, nhưng không phải lúc nào cũng là giải pháp tốt nhất. Đôi khi, việc đấu tranh và kiên nhẫn cũng là cách để bảo vệ quyền lợi và tôn trọng bản thân. Trong cuộc sống, khi gặp khó khăn, việc thỏa hiệp có thể là một giải pháp tạm thời để bình tĩnh và suy nghĩ lại. Tuy nhiên, không nên mãi mê muội thỏa hiệp mà quên đi giải pháp kiên quyết và dứt khoát. Câu nói trên đã đưa ra những bài học quan trọng về sự thỏa hiệp. Chúng ta cần nhận biết và hiểu rõ cả mặt tích cực và tiêu cực của việc thỏa hiệp để có những quyết định đúng đắn.

6. Đoạn văn ngắn Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi mẫu 5

Cuộc sống, là một hành trình đầy những thử thách và khó khăn, tạo nên một bức tranh phức tạp của cuộc sống con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng dám đối mặt trực tiếp với những thách thức này; nhiều người chọn lựa con đường của sự thỏa hiệp. Tuy nhiên, câu ngạn ngữ "Sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi" mang lại cho chúng ta những suy ngẫm sâu sắc về giá trị và hậu quả của sự thỏa hiệp. Để hiểu rõ hơn về "thỏa hiệp," chúng ta có thể định nghĩa nó như sự nhượng bộ, nhún nhường, và việc hạ thấp cái "tôi" cá nhân để đạt được sự hòa hoãn trong cuộc tranh luận. Thực tế, sự thỏa hiệp không chỉ xuất hiện trong mối quan hệ với người khác mà còn trong việc con người tự thỏa hiệp với chính bản thân mình. Điều này có nghĩa là khi đối mặt với một thách thức quá khó khăn, một số người chọn con đường của sự thỏa hiệp thay vì lựa chọn cố gắng hay lựa chọn. "Cái ô" và "mái nhà" được sử dụng như những biểu tượng ẩn dụ, đại diện cho những khía cạnh tích cực và tiêu cực của sự thỏa hiệp. Câu ngạn ngữ muốn truyền đạt rằng, mặc dù sự thỏa hiệp có thể hữu ích trong một số tình huống, nhưng trên thời gian dài, chúng ta cũng cần phải có sự đấu tranh tích cực để bảo vệ quan điểm và lợi ích cá nhân. Trong một tập thể, việc thỏa hiệp có thể đưa ra quyết định chung nhất, giúp tránh xa khỏi những mối xung đột không cần thiết. Điều này biến nó thành một "cái ô tốt," đồng thời thể hiện sự thông minh và khéo léo trong giao tiếp và ứng xử. Tuy nhiên, nếu chúng ta trở nên quá dễ dàng thỏa hiệp mà không giữ được tiếng nói cá nhân, chúng ta có thể rơi vào tình trạng mất lợi ích, quên mục tiêu và trở nên phụ thuộc. Sự thỏa hiệp có thể khiến cho con người trở nên lười biếng và không có hứng thú phát triển, biến cuộc sống thành vô nghĩa và không có mục tiêu sống. Để minh họa cho sự không thỏa hiệp với số phận, có nhiều tấm gương tiêu biểu như Thomas Edison với hơn mười nghìn lần thất bại trước khi phát hiện ra nguyên liệu phù hợp cho sợi dây tóc bóng đèn. Hoặc Hồ Chí Minh, bôn ba ở nước ngoài và chịu biết bao khó khăn để tìm ra con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc. Những người này không chấp nhận thỏa hiệp với số phận, mà thay vào đó, họ đã đối mặt với khó khăn và đạt được những thành công lớn trong cuộc sống. Vậy nên, câu ngạn ngữ "Sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi" mang lại cho chúng ta những bài học quý giá. Đôi khi, sự thỏa hiệp là cần thiết để giải quyết tạm thời, nhưng trong thời gian dài, chúng ta cũng cần phải đấu tranh tích cực để bảo vệ quan điểm và lợi ích cá nhân. Điều này là quan trọng để không mất mục tiêu và giữ cho cuộc sống có ý nghĩa và hướng đi rõ ràng.

7. Đoạn văn ngắn Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi mẫu 6

Winston Churchill - một chính trị gia người Anh đã từng nói: “Đừng bao giờ nhượng bộ. Đừng bao giờ nhượng bộ. Đừng bao giờ, đừng bao giờ nhượng bộ - trong bất cứ chuyện gì, dù vĩ đại hay nhỏ bé, lớn lao hay tầm thường - đừng bao giờ nhượng bộ, trừ khi bị thuyết phục bởi đức hạnh và lẽ phải. Đừng bao giờ thỏa hiệp trước thế lực. Đừng bao giờ khuất phục trước sức mạnh tưởng chừng áp đảo của kẻ địch”. Cũng nhắc đến sự thỏa hiệp, câu nói: “Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi?” đã để lại nhiều bài học sâu sắc.

“Thỏa hiệp” được hiểu là nhượng bộ trong sự dàn xếp để giải quyết mâu thuẫn, nhằm kết thúc cuộc đấu tranh, cuộc xung đột. Không chỉ vậy, đó còn là sự thỏa hiệp của chính bản thân mỗi người - khi họ không muốn phải cố gắng hay đấu tranh cho một điều gì đó. Còn hình ảnh “cái ô” và “mái nhà” - vốn là hai sự vật dùng để bảo vệ, che chắn cho con người. Đối với “cái ô” thường chỉ được dùng trong một thời điểm ngắn - khi trời mưa hay nắng. Còn “mái nhà” thì lại lâu dài hơn, vững chắc hơn - ngôi nhà thường gắn bó với cả một đời người. Qua hình ảnh này, câu nói trên muốn đề cập đến mặt tích cực và tiêu cực của sự thỏa hiệp. Nó là một “cái ô tốt” - nhưng sự tốt đẹp đó chỉ mang lại ở trong một khoảng thời gian nhất định. Còn nó lại là “một mái nhà tồi” - có nghĩa là tác hại của sự thỏa hiệp trong cuộc sống thì sẽ ảnh hưởng lâu dài đến mỗi người. Tóm lại, câu nói muốn khuyên mỗi chúng ta hãy biết lựa chọn thỏa hiệp hay đấu tranh sao cho đúng với từng hoàn cảnh cụ thể.

Khi khẳng định rằng “thỏa hiệp là một cái ô tốt” là hoàn toàn có cơ sở. Vì trong một số trường hợp, những tranh luận, mâu thuẫn diễn ra quá căng thẳng, thì thỏa hiệp sẽ giúp giảm bớt điều đó, cũng như tránh gây chia rẽ những mối quan hệ đang tốt đẹp. Nếu mỗi người đều chịu nhượng bộ, cùng ngồi lại nhìn nhận vấn đề và suy nghĩ đến quan điểm của bản thân, sẽ giúp giải quyết mọi khó khăn, khúc mắc một cách dễ dàng hơn. Đồng thời điều đó đã thể hiện sự khéo léo trong cách ứng xử của mỗi người. Mặc dù vậy, về lâu dài, sự thỏa hiệp sẽ là “một mái nhà tồi”. Nếu con người cứ mãi bằng lòng, thỏa hiệp với mọi điều trong cuộc sống, thì sẽ không giữ được những quan điểm cá nhân, cuối cùng quên đi những mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Thỏa hiệp còn dẫn đến thói quen “trì hoãn” - một thói quen vô cùng xấu trong cuộc sống. Nó sẽ biến con người trở nên lười biếng, không chịu cố gắng và cuối cùng nhận lấy thất bại. Điều đó quả thật vô cùng nguy hiểm đến cuộc sống của con người.

Đối với một học sinh như chúng tôi, không ít lần đã lựa chọn thỏa hiệp. Khi gặp một bài toán khó, khi học tiếng Anh, khi làm một bài văn… Việc lựa chọn giữa chăm chỉ học tập hay thỏa hiệp với sự lười biếng của bản thân quả thật vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, mỗi người cần phải rèn luyện cho một bản lĩnh vững vàng để có thể quyết tâm vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Thành công chắc chắn sẽ nằm ở phía cuối con đường.

Tóm lại, sự thỏa hiệp đều có những điểm tích cực và hạn chế, mỗi người hãy cố gắng để lựa chọn đúng đắn. Câu nói: “Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi” đã đem đến một bài học thật ý nghĩa.

8. Đoạn văn ngắn Phải chăng sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi mẫu 7

Trong hối hả và phức tạp của cuộc sống, con người thường tìm đến sự giản đơn và hiền hòa, tránh xa những rắc rối và phiền nhiễu. Tuy nhiên, có vẻ như quan điểm cá nhân đang dần mất đi, mọi người trở nên im lặng trước những thách thức, thậm chí là chấp nhận những điều ngược lại mong muốn của mình. Câu hỏi "Liệu sự thỏa hiệp có phải là một cái ô tốt nhưng cũng là một mái nhà tồi?" đặt ra mang lại nhiều cảm xúc và suy ngẫm.

Thỏa hiệp, ở góc độ đầu tiên, thường là hành động nhường bộ, hạ thấp "tôi" để giải quyết tranh cãi hoặc xung đột mà không làm tổn thương bất kỳ ai. Nó đòi hỏi sự hy sinh và chấp nhận mất mát cá nhân để duy trì sự hòa thuận và tránh xa mâu thuẫn. Sự thỏa hiệp trở thành một liều thuốc làm dịu và cân bằng mọi mối quan hệ, nhất là khi muốn duy trì một mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, câu chuyện ẩn sau hình ảnh của "cái ô" và "mái nhà" là sự mất mát về quan điểm cá nhân và khả năng phát triển.

Sự thỏa hiệp, nếu được áp dụng quá mức, có thể trở thành thói quen tiêu cực. Nó có thể khiến con người mất khả năng bày tỏ quan điểm, làm mất đi vị thế và lợi ích của bản thân. Thậm chí, nó còn có thể làm mất đi lòng quyết tâm và sự sáng tạo, khiến cho con người trở nên lười biếng và chậm phát triển. Câu nói muốn truyền đạt rằng, mặc dù thỏa hiệp có thể giúp giải quyết tạm thời, nhưng trong tương lai, chúng ta cần đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ quan điểm và lợi ích cá nhân.

Tuy nhiên, cũng cần nhận ra rằng sự thỏa hiệp có thể là cần thiết trong những tình huống khó khăn. Trong một số trường hợp, khi mối quan hệ đang gặp căng thẳng và không muốn gây chia rẽ, thỏa hiệp có thể là lựa chọn thông minh. Sự nhượng bộ và hy sinh một phần lợi ích cá nhân để bảo vệ mối quan hệ có thể được coi là hợp lý và khéo léo.

Cuộc sống thường đưa ra những thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Việc thỏa hiệp với bản thân cũng có thể dẫn đến những lựa chọn tiêu cực. Chẳng hạn, khi đối mặt với khó khăn, nếu chúng ta chọn đợi đến khi người khác giải quyết cho chúng ta thay vì tự cố gắng, đó có thể trở thành thói quen "trì hoãn" và làm mất đi khả năng tự quyết định. Sự thỏa hiệp với bản thân có thể khiến chúng ta trở nên lười biếng và mất đi mục tiêu sống.

Tóm lại, trong cuộc sống, cần phải biết thỏa hiệp đúng lúc và đúng mức. Sự thỏa hiệp không phải là giải pháp tốt nhất trong mọi tình huống. Đôi khi, cần đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ quan điểm và lợi ích của bản thân. Quan trọng nhất, hãy linh hoạt trong việc thể hiện sự mềm dẻo và thông minh trước những thách thức của cuộc sống, không để thói quen thỏa hiệp trở thành cản trở cho sự phát triển và thành công của bản thân.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm