Nghị luận xã hội về lòng biết ơn

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về lòng biết ơn được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng biết ơn

Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lòng biết ơn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Biết ơn: là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này.

b. Phân tích

Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống.

Lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều.

Lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người có lòng biết ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng biết ơn, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân mình.

Dàn ý Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng biết ơn.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Biết ơn: cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình.

b. Phân tích

• Biểu hiện của lòng biết ơn:

Nói “cảm ơn”, trân trọng những việc làm của người khác đối với mình khiến bản thân mình tốt hơn.

Giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hòa với mọi người, không so đo, đố kị với bất kì ai.

Khi nhận ơn nghĩa của người khác thì biết truyền tải đi những thông điệp tốt đẹp.

• Lợi ích, ý nghĩa của lòng biết ơn:

Việc nhận ơn nghĩa từ người khác khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vượt qua được những khó khăn trước mắt, từ đó sống tốt hơn.

Mỗi con người sống với lòng biết ơn thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giàu tình cảm hơn và gắn bó với nhau nhiều hơn.

Lòng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người có lòng biết ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu và xác thực, được nhiều người biết đến.

Gợi ý: các học sinh của cụ giáo Chu Văn An dù trưởng thành và có địa vị trong xã hội vẫn không quên ơn nghĩa dạy dỗ của thầy, vào ngày mừng thọ thầy, họ vẫn tề tựu đông đủ, kính cẩn với thầy.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người lạnh lùng vô cảm, nhận được sự giúp đỡ, ơn nghĩa của người khác nhưng ngoảnh mặt làm ngơ hoặc đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng biết ơn.

Rút ra bài học, liên hệ thực tiễn đến bản thân mình.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về lòng biết ơn

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 1

Để cuộc sống bình yên và hạnh phúc, mỗi ngày mở mắt ra chúng ta hãy thấy biết ơn cuộc đời vì mình vẫn còn mạnh khỏe, biết ơn vì mình còn được cống hiến, có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Khi ta thấy biết ơn, cuộc sống này sẽ trở nên đáng sống hơn, tốt đẹp hơn. Từ đây chúng ta có thể khẳng định: biết ơn có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Biết ơn là việc chúng ta trân trọng những thứ bản thân mình đang có, đang được hưởng, là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác cũng như những thế hệ đi trước đã có công ơn với tổ quốc. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Nếu không có những sự hi sinh của thế hệ cha anh đi trước thì chúng ta không thể có được một đất nước hòa bình, hạnh phúc như hiện nay. Nếu không có sự cống hiến ngày đêm của những người hiền tài thì đất nước không thể phát triển, cuộc sống không thể no đủ như hiện nay. Và trong khi chúng ta đang say giấc thì ngoài kia còn bao con người nỗ lực làm việc, cũng bao nhiêu con người lâm vào cảnh khốn cùng, khổ đau. Chính vì thế, hãy biết ơn vì ta có được một cuộc sống hòa bình, biết ơn vì ta được sống trong no đủ, biết ơn vì cuộc sống ta vẫn bình thản, êm đềm. Vì đó là những điều tốt đẹp mà chúng ta được hưởng khi chưa cần phải nỗ lực, cố gắng làm bất cứ điều gì. Từ lòng biết ơn đó, hãy sống có ích hơn, hãy vươn lên, cống hiến, tiếp nối những truyền thống vẻ vang của thế hệ cha ông đi trước để làm cho nước nhà thêm giàu đẹp, văn minh và tiến bộ hơn. Một lần được sống trong đời, hãy ghi lại những dấu ấn tốt đẹp để con cháu mai sau có thể nhìn theo ta, lấy ta làm tấm gương để chúng học tập và noi theo.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 2

Đất nước ta đã phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh xương máu để có được thành quả hòa bình ngọt ngào như ngày hôm nay. Chính vì thế, chúng ta phải sống với lòng biết ơn thế hệ đi trước về những công lao to lớn của họ. Biết ơn là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Biết ơn được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trước hết là ở trong suy nghĩ, tiềm thức của mỗi người. Chúng ta cần ghi nhớ công ơn thế hệ đi trước, có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động đền ơn áp nghĩa đối với những người có công. Bên cạnh đó, chúng ta cần có những hành động thiết thực đối với những người xung quanh mình để đền ơn đáp nghĩa như: nghe lời cha mẹ, phụ giúp họ công việc nhà để tỏ lòng biết ơn công ơn sinh thành, nuôi dưỡng. Lễ phép với thầy cô để bày tỏ công ơn giáo dục,… Biết ơn không phải điều gì trừu tượng xa xôi mà nó hiện hữu ngay trong cuộc sống hằng ngày, từ những việc làm nhỏ nhất của con người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được những giá trị to lớn của lòng biết ơn và có những hành động đền ơn đáp nghĩa. Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống chỉ biết đến bản thân mình, coi những giá trị tốt đẹp mình đang được hưởng là điều tất nhiên,… Những người này đáng bị phê phán về lối sống ích kỉ, vô tâm của mình. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy trở thành người công dân tốt, có lòng biết ơn đối với mọi người, trau dồi bản thân để sống có ích không. Mọi nỗ lực chúng ta cố gắng hằng ngày sẽ đạt được kết quả tốt đẹp trong tương lai, hãy không ngừng hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng tích cực hơn.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 3

Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: Thế nào là lòng biết ơn và lòng biết ơn có vai trò và ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta? Trước hết, lòng biết ơn là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống. Lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều. Bên cạnh đó, lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Mỗi người học sinh chúng ta cần sống và ghi nhớ công ơn của những người đi trước, cố gắng học tập, trau dồi bản thân để trở thành một công dân tốt, có những hành động đền ơn đáp nghĩa thiết thực với những người đã giúp đỡ ta, những người cho ta cuộc sống tốt đẹp và những người đã hi sinh mạng sống, cuộc đời để ta có được độc lập, tự do như hiện nay. Cuộc sống vốn dĩ ngắn ngủi, chúng ta hãy sống với lòng biết ơn nhất và cố gắng phấn đấu để tốt lên từng ngày.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 4

Trong mỗi chúng ta, được sinh ra trên cuộc đời này, được nuôi dưỡng nên người là những ân nghĩa vô cùng cao đẹp và to lớn. Chính vì thế chúng ta cần sống với lòng biết ơn mọi người, biết ơn cuộc sống để thấy cuộc đời ý nghĩa hơn. Biết ơn chính là việc mỗi chúng ta cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Người sống có lòng biết ơn là những người biết nói “cảm ơn”, trân trọng những việc làm của người khác đối với mình khiến bản thân mình tốt hơn. Họ cũng là những người biết giúp đỡ lại người khác ngay khi có thể, sống chan hòa với mọi người, không so đo, đố kị với bất kì ai. Khi nhận ơn nghĩa của người khác, người sống với lòng biết ơn thì biết truyền tải đi những thông điệp tốt đẹp để khiến cho xã hội này tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn có những lợi ích và vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người. Việc nhận ơn nghĩa từ người khác khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, vượt qua được những khó khăn trước mắt, từ đó sống tốt hơn. Mỗi con người sống với lòng biết ơn thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giàu tình cảm hơn và gắn bó với nhau nhiều hơn. Bên cạnh đó, lòng biết ơn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác, truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Từ xưa đến nay, con người Việt Nam ta luôn sống với truyền thống biết ơn. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến là các học sinh của cụ giáo Chu Văn An dù trưởng thành và có địa vị trong xã hội vẫn không quên ơn nghĩa dạy dỗ của thầy, vào ngày mừng thọ thầy, họ vẫn tề tựu đông đủ, kính cẩn với thầy… Là một học sinh, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô giáo và cố gắng vươn lên, trở thành một công dân có ích cho xã hội. Mỗi ngày rèn luyện một chút sẽ khiến cho bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 5

Con người Việt Nam từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó không thể không nhắc đến chính là lòng biết ơn. Biết ơn chính là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này. Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống. Bên cạnh đó, lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ để xã hội ngày càng tốt hơn. Mỗi người một hành động biết ơn nhỏ tạo nên một đất nước với truyền thống biết ơn lớn. Ngay từ hôm nay, chúng ta hãy sống với lòng biết ơn và trở thành một người vừa có tài, vừa có đức, cống hiến cho xã hội.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 6

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguồn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng. Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn là nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. "Biết ơn" mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa. Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ. Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua bao cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Lòng biết ơn luôn hiện diện xung quanh cuộc sống của chúng ta. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng. Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

Nghị luận lòng biết ơn

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 7

Lòng biết ơn là một trong những đạo lý con người rất quý báu của nhân dân ta. Ông bà ta từ bao đời nay đã luôn cố gắng lưu truyền và phát huy tinh thần “ uống nước nhớ nguồn” cho biết bao thế hệ con cháu.

Lòng biết ơn là gì? Đó chính là tình cảm, sự chân thành được dành cho những người đã có công giúp đỡ, chăm sóc mình trong mọi hoàn cảnh, dù trong lúc vui vẻ hay hoạn nạn. Là một người có lòng biết ơn, nó thể hiện chúng ta là một con người biết phải trái, trước sau, biết tôn trọng những người có công. Nhờ đó sẽ giúp ta cũng tích cực hơn làm những điều tốt trong cuộc sống.

Khi đất nước ta trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, từ những ngày khai thiên lập địa cho đến ngày nay, có biết bao nhiêu người dân, anh hùng đã hi sinh thân mình để đóng góp xây dựng đất nước. Để có được cuộc sống trong thời bình, nhận được sự che chở, yên ấm của Đảng và nhà nước thì chúng ta đã phải trải qua rất nhiều mất mát. Chính vì lẽ đó, những thế hệ sau luôn được dạy dỗ cần tỏ lòng biết ơn đến những người mẹ việt nam anh hùng, đến những người lính cách mạng, đến gia đình bố mẹ của ta. Những ngày kỷ niệm như 27/7 là Ngày thương binh liệt sỹ hàng năm là một dịp quan trọng để ta hướng đến những giây phút mặc niệm về công ơn gây dựng của những người anh hùng ấy.

Lòng biết ơn còn được thể hiện trong cuộc sống đời thường. Một lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Mang về những điểm mười, những lời khen để dành tặng cha mẹ là ta đã biết tỏ lòng biết ơn đến sự nuôi dưỡng giáo dục của cha mẹ thầy cô. Khi lớn lên, trưởng thành, bổn phận của con cái là phải biết chăm sóc cha mẹ lúc về già, ốm đau bệnh tật. Hay việc có thể trở thành những con người thành công, có công ăn việc làm ổn định là ta cũng cần biết ơn đến công sức truyền dạy của thầy cô. Thật vậy, ngay cả bát cơm ta ăn, chiếc áo ta mặc hàng ngày, ta cũng cần phải biết trân trọng, gìn giữ bởi công sức của những người làm ra đó thật sự rất vất vả, trải qua nhiều công đoạn mới làm nên được một sản phẩm hoàn chỉnh.

Bởi vì tầm quan trọng của lòng biết ơn, giúp mọi người trở nên tốt đẹp hơn, biết cách chia sẻ giúp đỡ khi cần. Vì thế ông bà ta đã thông qua rất nhiều các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ để truyền tải, thúc đẩy tinh thần biết ơn mọi người như câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” / “con ơi ghi nhớ lời này / công cha nghĩa mẹ ơn thầy chớ quên”. Việc chúng ta biết tỏ lòng biết ơn giúp gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp, làm cho đất nước, con người có cuộc sống hạnh phúc, nhân ái hơn.

Thế nhưng, với guồng quay của cuộc sống làm cho con người ngày càng trở nên bận rộn hơn. Họ không có nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự cùng cha mẹ. Thậm chí, khi cha mẹ về già, họ để họ sống cô đơn ở những bệnh viện, hay trại dưỡng lão mà thiếu đi hơi ấm gia đình, tình thương của con cái dành cho cha mẹ. Hay khi ta ra trường, trưởng thành, việc hỏi thăm thưa gửi với những thầy cô giáo cũ trở nên quá xa vời.

Họ quên đi những người bạn, người đồng hành đã luôn ở bên quan tâm, giúp đỡ họ lúc họ khó khăn khi giờ đây, họ đã đứng trên những thành công khác. Đó là những điều mà chúng ta cần thật sự quan tâm, vì nếu không biết đến giá trị của gia đình, cội nguồn thì những truyền thống, văn hóa đất nước sẽ bị thui chột, mài mòn và biến mất. Những kẻ “qua cầu rút ván“ hay “ăn cháo đá bát" cần bị bài trừ một cách nghiêm khắc.

Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức đáng quý của con người. Biết sống sao cho trọn vẹn với những người có công giúp đỡ, nuôi nấng mình, chắc chắn bạn sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 8

Từ xa xưa ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”. Đó đều là những lời đúc rút kinh nghiệm, là bài học quý báu mà ông cha ta để lại cho con cháu. Thật vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng. Nó sẽ giúp ta trở thành người có ích hơn trong cuộc sống này.

Lòng biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn sẽ đánh giá được nhân cách của mỗi con người, là thước đo giá trị của chúng ta. Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, ghi nhận sự giúp đỡ ấy chính là ta đã trân trọng họ. Còn gì hạnh phúc hơn khi được người khác trân trọng mình. Hãy sống có lòng biết ơn để được mọi người yêu quý và kính trọng.

Là một người cháu, người con trong gia đình thì biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ cũng là đạo lí. Tục thờ cúng ông bà, tổ tiên cũng chính là thể hiện lòng biết ơn của con cháu với bậc sinh thành đã có công dưỡng đục chúng ta nên người. Chúng ta phải biết lễ phép với ông bà, cha mẹ. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào có được.

Hay ngày 27/7 hằng năm những người lính họ đã đã trở thành ngày tưởng nhớ, tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ vì họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, tuổi trẻ, hay cả tính mạng mình để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Là thế hệ trẻ chúng ta không chỉ học tập mà cũng phải bảo vệ, giữ gìn nền độc lập mà khó khăn mới có được như ngày hôm nay. Chính vì thế mà để thể hiện lòng biết ơn thì mỗi chúng ta có thể đến quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, cắt cỏ để nơi đây mãi sạch sẽ. Và truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.

Và còn cả những người mẹ Việt Nam anh hùng khi họ đã phải hi sinh người chồng, người con của mình để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Những người phụ nữ ấy đã phải chịu đưng rất nhiều khó khăn của cuộc sống, phải trải qua cảm giác sống cô đơn lẻ bóng một mình. Vì thế mà chúng ta phải biết ơn họ bằng cách đến quét dọn nhà cửa, nói chuyện với mẹ để mẹ vơi đi nỗi cô đơn.

Lòng biết ơn của thế hệ học trò với công ơn dưỡng dục của thày cô:

“Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”

Đó là những lời dạy dỗ mà ông cha ta dành cho chúng ta. Thầy cô là những người đã hi sinh rất nhiều cho học trò của mình, dạy học bằng tất cả tình yêu và nhiệt huyết. Chính vì thế là học sinh ta phải lễ phép, chăm chỉ học hành để không phụ công của các thầy cô dành cho mình.

Lòng biết ơn sẽ giúp con người ta trưởng thành hơn, biết trân trọng những người xung quanh ta và những gì ta đang có. Mỗi người cần có cho mình lòng biết ơn người khác, biết sống vì người.

Cuộc sống ngày nay thì ngày càng trở nên bận rộn, mỗi chúng ta đều dần dần quên đi việc phải biết ơn người khác. Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống này. “Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn. Nếu luôn luôn chỉ nhìn thấy những gì mình không có thì bạn sẽ không bao giờ có đủ được”.-Oprah Winfrey. Hay “Hãy để sự biết ơn làm gối để bạn quỳ lên nói lời cầu nguyện hàng đêm. Và hãy để đức tin làm cầu để đưa giúp bạn đi khỏi cái xấu đến với cái tốt”.-Maya Anglou.

Và thế hệ trẻ cần có những hành động không cần phô trương bởi lòng biết ơn xuất phát từ tấm lòng của mỗi con người. Thường xuyên thể hiện lòng biết ơn với những người đã tạo ra thành quả lao động. Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà cha ông ta để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới, phải phấn đấu rèn luyện nhân cách tốt để trở thành người có ích trong xã hội. Chúng ta cần lên án những người không có lòng biết ơn, vô ơn, ăn cháo đá bát… trong xã hội hiện hay. Là một người trẻ hãy sống sao cho có ý nghĩa.

Là một người trẻ trong xã hội đang ngày càng phát triển chúng ta càng cần có trong mình lòng biết ơn. Hãy biết trân trọng những gì chúng ta đang có và biết ơn về điều đấy bởi lòng biết ơn sẽ dạy cho ta có một nhân cách tốt, có cách ứng xử cao đẹp.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 9

Mỗi ngày khi ta mở mắt ra, để có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc, thì điều quan trọng nhất chính là ta phải biết ơn vì những điều mình đang có. Biết ơn là một thái độ cảm kích và trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đây cũng là cách để ta thấy rằng cuộc sống này đáng sống hơn và tốt đẹp hơn.

Việc biết ơn còn có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Nó là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác cũng như của những thế hệ đi trước. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay, chúng ta nên giữ gìn và noi theo truyền thống này.

Nếu không có những người hiền tài, những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh và cống hiến cho đất nước, chúng ta sẽ không có được một đất nước hòa bình, hạnh phúc như hiện nay. Việc biết ơn và trân trọng những cống hiến này là điều cần thiết để chúng ta có thể phát triển và no đủ trong cuộc sống.

Cuộc sống không chỉ là của chúng ta mà còn của những người xung quanh. Hãy biết ơn những người xung quanh đã giúp đỡ, hỗ trợ và đồng hành cùng chúng ta trong cuộc sống. Đồng thời, hãy cảm thông và giúp đỡ những người đang gặp khó khăn để chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hãy cảm ơn vì chúng ta đang có một cuộc sống bình yên, đủ đầy và ổn định. Những điều này đã được ban tặng cho chúng ta mà không cần phải nỗ lực, cố gắng để đạt được. Nhưng hãy từ lòng biết ơn đó, chúng ta cần sống có ích hơn, vươn lên, đóng góp và tiếp nối truyền thống vẻ vang của thế hệ cha ông để đưa đất nước đến những tầm cao mới. Hãy tận dụng cuộc đời này để để lại những dấu ấn tốt đẹp, để con cháu chúng ta sau này có thể học tập và lấy chúng ta làm tấm gương.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 10

Trong mỗi chúng ta, khi được sinh ra và nuôi dưỡng trên cuộc đời này, chúng ta được ban tặng một kho tàng những ân nghĩa cao quý và to lớn. Do đó, để cảm nhận ý nghĩa của cuộc sống hơn, chúng ta cần sống với tấm lòng biết ơn và trân trọng mọi người và cuộc sống. Tấm lòng biết ơn đơn giản là việc đánh giá cao, tôn trọng và đáp lại những hành động, sự giúp đỡ tốt đẹp của người khác dành cho mình. Người sống với lòng biết ơn thường biết nói "cảm ơn", trân trọng những việc làm của người khác và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết, không so sánh, đố kị hay ganh đua với bất kỳ ai. Việc sống với lòng biết ơn có lợi ích và tầm quan trọng rất lớn trong cuộc sống của con người. Nó giúp chúng ta vượt qua khó khăn, rèn luyện đức tính tốt đẹp và truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Nếu mỗi người sống với tấm lòng biết ơn, thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, giàu tình cảm hơn và đoàn kết hơn. Đặc biệt, trong truyền thống Việt Nam, tấm lòng biết ơn luôn được coi trọng và ghi nhận. Ví dụ như các học sinh của cụ giáo Chu Văn An, dù đã trưởng thành và có địa vị trong xã hội, vẫn luôn tôn trọng và tri ân thầy vào ngày mừng thọ thầy. Như một học sinh, chúng ta cần biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ và công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, và cố gắng phát triển bản thân để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Mỗi ngày, chúng ta có thể rèn luyện một chút để trở nên tốt đẹp hơn và đóng góp tích cực vào cuộc sống của mình và cộng đồng.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 11

Amburgh đã không sai khi khẳng định rằng "Không có kẻ nào bần cùng, thiếu thốn bằng những người không có lòng biết ơn". Thực tế, lòng biết ơn trong cuộc sống này có ý nghĩa rất lớn đối với mối quan hệ giữa con người.

Từ khi chào đời, chúng ta đều phải biết ơn đấng sinh thành đã mang chúng ta đến với cuộc sống này, dành cả tuổi thơ để chăm sóc, dạy dỗ chúng ta trưởng thành. Trong quá trình học tập, chúng ta lại biết ơn những người thầy cô đã truyền đạt kiến thức, dạy cho chúng ta những giá trị đạo đức và hướng dẫn chúng ta trở thành những người có ích trong xã hội. Cuộc sống đầy những thành tựu khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật đó là những kết quả của công sức, nỗ lực và đóng góp của rất nhiều người.

Chúng ta cần biết ơn những người đã giúp đỡ và hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống, cũng như những người đã làm việc vất vả để xây dựng xã hội chúng ta đang sống. Lòng biết ơn giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về giá trị của những gì chúng ta có được, đồng thời giúp chúng ta tôn trọng và đối xử tốt với những người xung quanh

Như một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần nhớ đến nguồn gốc và bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã có công, dù đó là những người anh hùng trong lịch sử hay những người phụ nữ trong cuộc sống thường nhật. Chúng ta không thể quên ngày giỗ tổ Hùng Vương - một ngày để tưởng niệm và bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên. Ngày Quốc tế Phụ nữ cũng là dịp để chúng ta nhớ đến sự cao đẹp của phụ nữ, những người mẹ, người chị, và những người phụ nữ bình thường trong cuộc sống. Một nét đẹp văn hóa của người Việt là tình cảm, lòng biết ơn và đạo đức tốt, và chúng ta cần giữ vững những giá trị đó. Bởi vì trong thế giới hiện đại, việc bày tỏ lòng biết ơn đôi khi trở nên xa lạ và ít được chú ý. Chúng ta cần nhìn lại đạo lý của tổ tiên và biểu hiện lòng biết ơn đúng cách, để giữ vững những giá trị đẹp của dân tộc Việt Nam.

Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà ta có thể đặt trái tim vào và cảm thấy lòng biết ơn. Có thể chỉ là một lời nhắc nhở từ người đã nhắc ta không gạt chân chống xe, hoặc là niềm vui mà người đó mang lại cho ta, hoặc một lời an ủi trong lúc ta buồn phiền. Lòng biết ơn không chỉ đơn giản là cảm kích đơn thuần vì những gì người khác đã làm cho ta, mà còn là một niềm vui khó tả khi ta nhận ra rằng trên thế giới còn nhiều điều tốt đẹp và người tốt.

Sự thúc giục bản thân giúp đỡ những người xung quanh và làm điều tốt đẹp để đáp lại lòng biết ơn đó là điều quan trọng. Sống với tấm lòng và trái tim luôn biết ơn người khác là khởi nguồn để nuôi dưỡng các đức tính tốt đẹp. Và biểu hiện cao nhất của lòng biết ơn không phải chỉ là nhớ mãi hay tưởng niệm về những người đã giúp đỡ ta, mà còn là tạo ra cơ hội để làm điều tốt đẹp hơn, tạo ra nhiều ơn nữa.

Tạo ơn không chỉ để người khác biết ơn mình, mà để biết ơn cuộc sống đã đưa ta tới nơi này và cho ta cơ hội để tạo ơn và biết ơn. Hãy sống với lòng biết ơn và tạo ra những điều tốt đẹp để thể hiện lòng biết ơn của mình.

Nếu con người không có lòng biết ơn và xã hội thiếu những suy nghĩ về những điều tốt đã được làm, thì hậu quả không chỉ đơn thuần là sự bần cùng trong tâm hồn như Amburgh đã nói, mà còn là sự lạnh lùng và vô cảm trong xã hội, gây mất chân thành trong quan hệ giữa con người. Thật đáng tiếc khi hiện nay, những người "ăn cháo đá bát" không chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích như Lý Thông bội bạc Thạch Sanh, mà đã trở thành hiện thực đáng lo ngại, với các hành động tàn ác như giết cha để lấy tiền đi chơi và các hành động lật lọng vô tình đáng bị chỉ trích.

Lòng biết ơn không chỉ là về cảm xúc và tình người, mà còn là về tính cách và hành động của mỗi người.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 12

Lòng biết ơn là một trong những đức tính quý báu của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Nó là thái độ cảm kích và trân trọng trước những hành động và việc tốt đẹp mà người khác làm cho chúng ta. Điều đó không chỉ giúp chúng ta đối đãi tốt với người khác mà còn giúp chúng ta tốt lên bản thân.

Bên cạnh đó, lòng biết ơn còn đòi hỏi chúng ta đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Điều này được coi là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta và chúng ta phải giữ gìn và truyền dạy cho thế hệ sau. Việc biết ơn và đền đáp giúp xây dựng một xã hội tràn đầy tình yêu thương.

Vì vậy, việc biết ơn không chỉ mang lại những lợi ích về mặt đạo đức và tinh thần mà còn giúp chúng ta trở thành người tốt hơn. Khi chúng ta thể hiện lòng biết ơn với người đã giúp đỡ mình, chúng ta đã thể hiện sự trân trọng và tôn trọng đến người đó. Từ đó, chúng ta sẽ nhận được sự đồng cảm, tình cảm và sự giúp đỡ hơn trong cuộc sống.

Lòng biết ơn không chỉ giúp con người có hành động đúng đắn và định hướng tích cực, mà còn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp như sống có ích, yêu thương và truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều người được giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, hay ngoảnh mặt làm ngơ. Những hành động sai lệch này cần được loại bỏ để xã hội ngày càng tốt hơn.

Mỗi hành động biết ơn nhỏ của mỗi người sẽ cùng tạo nên một đất nước với truyền thống biết ơn lớn. Hãy bắt đầu sống với lòng biết ơn ngay từ hôm nay và trở thành một người vừa có tài vừa có đức, đóng góp cho xã hội.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 13

Đất nước chúng ta đã trải qua nhiều thăng trầm để có được bình yên ngày hôm nay. Chúng ta cần sống với lòng biết ơn và tôn vinh công lao của những người đi trước. Biết ơn không chỉ là thái độ cảm kích trước những việc tốt đẹp mà người khác đã làm cho mình, mà còn là việc đền đáp lại sự giúp đỡ của người khác. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát triển. Chúng ta có thể thể hiện lòng biết ơn thông qua suy nghĩ và hành động. Chúng ta cần nhớ công ơn của những người đi trước và tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tỏ lòng biết ơn thông qua các hành động đơn giản hàng ngày, chẳng hạn như giúp đỡ gia đình và người thân, tôn vinh giáo dục bằng cách tôn trọng giáo viên, và tỏ lễ phép với những người xung quanh. Tóm lại, biết ơn là một giá trị tốt đẹp mà chúng ta cần nuôi dưỡng và thực hành trong cuộc sống hằng ngày, từ những hành động nhỏ nhất của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng thấu hiểu được giá trị to lớn của lòng biết ơn và không phải ai cũng có ý thức đền đáp công ơn. Trên thực tế, xã hội vẫn còn nhiều người sống vì bản thân, cho rằng những giá trị tốt đẹp mà họ đang được hưởng là điều đương nhiên, mặc kệ người khác. Những người như vậy cần bị chỉ trích vì lối sống ích kỉ và thiếu tình cảm đối với người khác. Chúng ta chỉ được sống một lần, vì vậy hãy trở thành những công dân tốt, biết ơn những người xung quanh và cố gắng nâng cao trình độ để trở nên hữu ích hơn cho xã hội. Tất cả những nỗ lực mà chúng ta đang thực hiện hằng ngày sẽ đưa đến kết quả tốt trong tương lai. Hãy không ngừng hoàn thiện bản thân để trở nên tích cực hơn.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 14

Lòng biết ơn là một trong những phẩm chất đạo đức quý giá của dân tộc ta. Trong cuộc sống, chúng ta không thể thiếu những người đã giúp đỡ, những người đã làm việc vất vả để cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp. Chính công ơn của những thế hệ đi trước đã giúp ta có được tự do và hạnh phúc ngày hôm nay. Nếu ta quên ơn những người đã giúp đỡ, thì cuộc sống của chúng ta sẽ không thể tốt đẹp hơn được. Lòng biết ơn là điểm khởi đầu để ta trở thành một con người tốt, luôn có những hành động tốt đẹp, đem lại niềm vui cho người khác. Nó cũng là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như tình yêu nước, lòng thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô. Và chúng ta cần nhớ lời nhắc nhở quý báu của cha ông ta: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Vì vậy, hãy luôn học hỏi và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của lòng biết ơn trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 15

Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Cùng với tấm lòng biết ơn chân thành, chúng ta cần thể hiện sự biết ơn ấy thông qua những hành động thiết thực: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ….Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán, loại trừ. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 16

Biết ơn không chỉ là một phẩm đức, mà còn là một đạo lý, một cách sống đẹp của dân tộc Việt Nam từ xa xưa. Đó là cách thể hiện sự trân trọng, tình cảm và lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình và đóng góp cho cộng đồng. Sống với lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người, thể hiện lối sống nhân văn cao cả. Đối với học sinh, đó là việc cần thiết để hiểu rõ công ơn của ông bà, cha mẹ, thầy cô trong việc sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta trở thành người có ích cho đất nước. Học sinh cần phải luôn ghi nhớ đến những người đã giúp đỡ mình và đáp lại bằng những hành động cụ thể như cảm ơn, chăm sóc, thăm hỏi và giúp đỡ. Đồng thời, cần phê phán những hành động vô ơn, bội nghĩa để duy trì mối quan hệ đúng mực trong cuộc sống. Người sống với lòng biết ơn sẽ được người khác yêu mến và kính trọng, vì họ biết đến sự đóng góp của người khác và đáp lại bằng tình cảm và những hành động cụ thể. Ngược lại, những người vô ơn, ích kỷ và chỉ tập trung vào bản thân sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống và bị xa lánh, khinh bỉ. Do đó, rèn luyện và bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để trở thành người có ích cho đời và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 17

Một trong những đức tính quý báu của con người Việt Nam đó là truyền thống về đạo lý của lòng biết ơn. Biết ơn là sự ghi nhớ, trân trọng những gì mình nhận được từ người khác từ đó có những hành động thiết thực để đền đáp công ơn đó. Người có lòng biết ơn là người có những việc làm và hành động thiết thực đẹp đẽ. Lòng biết ơn của con người Việt Nam được thể hiện ở tục thờ cúng ông bà tổ tiên, những hành động hướng về, tri ân những người có công với đất nước như: ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày bác sĩ Việt Nam,… những ngày này con người ta tưởng nhớ về nhau, dành cho nhau những lời chúc, những món quà và những điều tốt đẹp nhất. Lòng biết ơn của con người giúp đất nước phát triển nhân văn hơn, giàu tình cảm hơn. Là một người học sinh, tương lai tươi sáng của đất nước, mỗi chúng ta ngay từ bây giờ hãy tích cực trau dồi và rèn luyện đức tính biết ơn để sau này trở thành một con người vừa có tài lại vừa có đức xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha ông đi trước.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 18

Lòng biết ơn là thái độ sống quan trọng cần được trân trọng và nuôi dưỡng. Đây không chỉ là một giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn là nền tảng để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho chúng ta. Tính cách biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện sự tình cảm giữa con người với nhau. Chúng ta có thể biểu hiện lòng biết ơn theo nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như biết ơn cội nguồn, cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta, hay biết ơn những người đã giúp đỡ ta khi cần thiết. Lòng biết ơn không phải chỉ đến từ những việc lớn lao, mà còn xuất phát từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Đây là một điều mà mỗi người cần ghi nhớ và trân trọng, để đáp lại bằng những hành động cụ thể và tận tâm. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đã xem thường thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có. Điều này đồng nghĩa với việc họ không coi trọng những đóng góp của thế hệ đi trước và cống hiến của họ. Những người này thiếu nhận thức và không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Do đó, đối với thế hệ trẻ ngày nay, rèn luyện và bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn và trân trọng thành quả của quá khứ.

Nghị luận xã hội về lòng biết ơn - Bài mẫu 19

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô, những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng… Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình. Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô… Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.

Trên đây, VnDoc đã gửi đến các em học sinh 10 bài văn mẫu nghị luận về lòng biết ơn. Ngoài ra, nếu các em muốn tham khảo nhiều bài mẫu hơn với đề bài này, mời các em tải về file Words hoặc PDF mà chúng tôi đã tổng hợp 14 bài mẫu.

-----------------------

Đề thi bám sát đề minh họa 2023

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về lòng biết ơn. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Bài tiếp theo: Nghị luận xã hội về mục đích học tập

Đánh giá bài viết
157 292.602
Sắp xếp theo

    Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ (5-7 dòng)

    Xem thêm