Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám

Viết đoạn văn 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám

Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để ôn thi kì thi THPT Quốc gia nhé. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về tại đây.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về hậu quả của lối sống ăn bám

Dàn ý nghị luận xã hội về hậu quả lối sống ăn bám mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lối sống ăn bám.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ăn bám dùng để ám chỉ những người lười lao động, không muốn lao động mà dựa dẫm vào thành quả, công sức của người khác để lấy của cải, vật chất phục vụ cho cuộc sống của mình. Đây là một cách sống tiêu cực mà mỗi người cần bài trừ.

b. Phân tích

Lối sống ăn bám mang đến nhiều tác hại: nó làm cho bản thân ù lì, chậm chạp, thụ động và lười biếng.

Con người ăn bám sẽ luôn sống thoải mái trên sức lao động của người khác thì sẽ chẳng thể nào tự mình làm được bất cứ việc gì cho chính mình, từ đó khiến cho bản thân không thể phát triển được hết những khả năng của mình.

Thái độ sống ăn bám sẽ tạo nên 1 tương lai mờ mịt, vô định, người ăn bám chưa bao giờ tự mình nỗ lực và thử bất cứ việc gì thì sẽ chẳng thể nào có kinh nghiệm và hành trang để bước vào cuộc đời.

Việc sống ăn bám còn tạo nên gánh nặng cho người khác. Dù cho người mà bị ăn bám là ai thì họ cũng sẽ phải gánh vác thêm trách nhiệm áp lực nếu như cứ bị ăn bám như vậy.

c. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những người có thái độ sống ăn bám để làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật và xác thực.

d. Liên hệ bản thân

Mỗi người trẻ chúng ta cần chủ động hơn nữa trong cuộc sống của mình, không dựa dẫm vào người khác, sống có ước mơ, lí tưởng và cố gắng vươn lên để có được một cuộc sống tốt đẹp như mình mong muốn,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: hậu quả của lối sống ăn bám.

Dàn ý nghị luận xã hội về hậu quả lối sống ăn bám mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lối sống ăn bám.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ăn bám: không chịu lao động, làm việc mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, muốn hưởng thụ thành quả mà người khác mang lại cho bản thân.

Đây là một lối sống lệch lạc, tiêu cực mà con người đặc biệt là các bạn trẻ không nên học tập theo mà phải bài trừ chúng ra khỏi xã hội.

b. Phân tích

• Biểu hiện của người ăn bám:

Không chịu lao động, làm việc, kiếm tiền, chỉ lo chơi bời, chạy theo thú vui, u mê của bản thân.

Ngửa tay xin tiền người khác, dùng tiền của người khác để phục vụ cuộc sống, thú vui của mình mà không biết ngại hoặc mảy may suy nghĩ.

Không có kế hoạch, mục tiêu cho cuộc đời của mình, người có lối sống ăn bám là người sống phụ thuộc vào người khác.

• Tác hại của lối sống ăn bám:

Khiến chúng ta phụ thuộc vào người khác, không tự làm chủ được cuộc sống của bản thân mình.

Việc dựa dẫm vào người khác lâu dần sẽ sinh ra nhiều tính xấu khác: khi người ta không đáp ứng được nhu cầu của bản thân mình sẽ sinh ra trộm cắp, cướp giật,… hủy hoại nhân phẩm của chính mình.

Người sống ăn bám sẽ bị người đời khinh bỉ, coi thường, không được người đời công nhận, tin tưởng và giao phó công việc, dần dần sẽ bị đào thải.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những con người sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác và nhận hậu quả thất bại.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống có lí tưởng, có ý chí, mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được những điều đó. Lại có những người tự lập, sớm đã có định hướng cho cuộc sống của mình và tự mình làm việc để đạt được cuộc sống mơ ước đó,… những người này xứng đáng được tuyên dương, nêu gương và học hỏi.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: lối sống ăn bám, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý nghị luận xã hội về hậu quả lối sống ăn bám mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu các vấn đề cần thảo luận

2. Thân bài

a. Giải thích và nêu những biểu hiện của lối sống kí sinh

– Giải thích: kí sinh là lối sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

– Biểu hiện: không chăm chỉ, rèn luyện nhưng luôn hướng thiện.

b. Tác hại của lối sống ký sinh

– Dẫn đến sự trì trệ, bị động trong công việc và cản trở ý chí nỗ lực của con người.

– Tạo tâm lý thích thú, không có động cơ học tập, rèn luyện tay nghề.

– Con người sẽ trở nên yếu đuối và dễ bỏ cuộc, thất bại, gục ngã trước khó khăn, thử thách.

– Lối sống kí sinh sẽ khiến chúng ta trở thành gánh nặng cho người khác và cản trở sự phát triển của xã hội.

c. Lý do:

Do tâm lý con người hưởng thụ và trì trệ

d. Giải pháp

– Xác lập cho mình lý tưởng sống đúng đắn, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

– Luôn tích cực, chủ động trong mọi suy nghĩ, hành động và việc làm.

3. Kết luận

Liên hệ với bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám

Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám - Bài làm 1

Xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều hiện tượng tiêu cực thu hút sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó chúng ta phải kể đến hiện tượng ăn bám. Ăn bám là động từ dùng để ám chỉ những người lười lao động, không muốn lao động mà dựa dẫm vào thành quả, công sức của người khác để lấy của cải, vật chất phục vụ cho cuộc sống của mình. Đây là một cách sống tiêu cực mà mỗi người cần bài trừ. Lối sống ăn bám mang đến nhiều tác hại cho con người, nó tạo nên sự trì trệ, thụ động trong mọi công việc và cản trở sự phát triển của con người. Đồng thời, khi trông chờ vào thành quả do người khác tạo ra, con người sẽ trở nên yếu đuối và dễ dàng từ bỏ, thất bại, gục ngã trước những khó khăn thử thách. Thái độ sống ăn bám sẽ tạo nên m tương lai mờ mịt, vô định, người ăn bám chưa bao giờ tự mình nỗ lực và thử bất cứ việc gì thì sẽ chẳng thể nào có kinh nghiệm và hành trang để bước vào cuộc đời. Việc sống ăn bám còn tạo nên gánh nặng cho người khác, họ sẽ phải gánh vác thêm trách nhiệm áp lực. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống có lí tưởng, có ý chí, mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được những điều đó. Lại có những người tự lập, sớm đã có định hướng cho cuộc sống của mình và tự mình làm việc để đạt được cuộc sống mơ ước đó,… những người này xứng đáng được tuyên dương, nêu gương và học tập theo. Mỗi người trẻ chúng ta cần chủ động hơn nữa trong cuộc sống của mình, không dựa dẫm vào người khác, sống có ước mơ, lí tưởng và cố gắng vươn lên để có được một cuộc sống tốt đẹp như mình mong muốn. Để sống ăn bám thì rất dễ nhưng tự mình vươn lên lại là một chuyện hoàn toàn khác đòi hỏi sự nỗ lực của con người rất nhiều. Hãy tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất cho bản thân mình và cho xã hội.

Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám - Bài làm 2

Để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, mỗi chúng ta phải tích cực lao động, tạo ra của cải vật chất cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, rất dễ dàng nhận thấy trong cuộc sống ngày nay vẫn còn có nhiều người có thói ăn bám, chỉ thích dựa dẫm vào người khác. Lối sống ăn bám dùng để chỉ những người không chịu lao động, làm việc mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, muốn hưởng thụ thành quả mà người khác mang lại cho bản thân. Đây là một lối sống lệch lạc, tiêu cực mà con người đặc biệt là các bạn trẻ không nên học tập theo mà phải bài trừ chúng ra khỏi xã hội. Lối sống ăn bám để lại những hậu quả khôn lường trước hết là cho cá nhân, sau là cho gia đình và toàn xã hội. Người ăn bám chỉ biết trông chờ, phụ thuộc vào người khác, từ đó làm mất đi khả năng tự điều khiển, không tự chủ được cuộc sống bản thân. Người khác cho gì nhận nấy, không có tư duy, ý chí để hướng đến một tương lai tốt đẹp. Bên cạnh đó, việc dựa dẫm vào người khác lâu dần sẽ sinh ra nhiều tính xấu khác, như: khi người ta không đáp ứng được nhu cầu của bản thân mình, chúng ta dần sẽ sinh ra thói xấu (trộm cắp, cướp giật,…) và tự tay hủy hoại nhân phẩm của chính mình. Lối sống ăn bám không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân mỗi người mà người sống ăn bám sẽ bị người đời khinh bỉ, coi thường, không được công nhận, tin tưởng và giao phó công việc, dần dần sẽ bị đào thải khỏi xã hội. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống có lí tưởng, có ý chí, mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được những điều đó. Lại có những người tự lập, sớm đã có định hướng cho cuộc sống của mình và tự mình làm việc để đạt được cuộc sống mơ ước đó,… những người này xứng đáng được tuyên dương, nêu gương và học hỏi. Mỗi người có một quỹ thời gian như nhau để sống, cống hiến và tạo ra những giá trị tốt đẹp. Chính vì thế, chúng ta không nên dựa dẫm vào bất kì ai mà hãy cố gắng tạo lập cho bản thân mình một cuộc sống như ý muốn.

Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám - Bài làm 3

Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, để lại tiếng thơm cho đời. Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn trong cuộc sống hiện nay đó là vẫn có những người không chịu lao động mà chỉ ăn bám vào người khác.

Ăn bám là việc mỗi cá nhân không chịu lao động, làm việc mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, muốn hưởng thụ thành quả mà người khác mang lại cho bản thân. Đây là một lối sống lệch lạc, tiêu cực mà con người đặc biệt là các bạn trẻ không nên học tập theo mà phải bài trừ chúng ra khỏi xã hội.

Người có thói lười lao động, thích ăn bám là người không chịu lao động, làm việc, kiếm tiền, chỉ lo chơi bời, chạy theo thú vui, u mê của bản thân. Họ không ngần ngại ngửa tay xin tiền người khác, dùng tiền của người khác để phục vụ cuộc sống, thú vui của mình mà không biết ngại hoặc mảy may suy nghĩ. Bên cạnh đó, họ còn là những người sống không có kế hoạch, mục tiêu cho cuộc đời của mình, sống phụ thuộc vào người khác.

Việc sống ăn bám mang đến cho con người nhiều tác hại tiêu cực. Nó khiến chúng ta phụ thuộc vào người khác, không tự làm chủ được cuộc sống của bản thân mình. Việc dựa dẫm vào người khác lâu dần sẽ sinh ra nhiều tính xấu khác: khi người ta không đáp ứng được nhu cầu của bản thân mình sẽ sinh ra trộm cắp, cướp giật,… hủy hoại nhân phẩm của chính mình. Ngoài ra, người sống ăn bám sẽ bị người đời khinh bỉ, coi thường, không được người đời công nhận, tin tưởng và giao phó công việc, dần dần sẽ bị đào thải.

Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống có lí tưởng, có ý chí, mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được những điều đó. Lại có những người tự lập, sớm đã có định hướng cho cuộc sống của mình và tự mình làm việc để đạt được cuộc sống mơ ước đó,… những người này xứng đáng được tuyên dương, nêu gương và học hỏi.

Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình các sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.

Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám - Bài làm 4

Mỗi con người được tự lựa chọn cho mình cách sống, cách làm người. Có người cố gắng, nỗ lực vươn lên để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp. Lại có những người sống buông thả, ăn bám vào người khác.

Ăn bám chính là việc mỗi con người không chịu lao động, làm việc mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, muốn hưởng thụ thành quả mà người khác mang lại cho bản thân. Đây là một lối sống lệch lạc, tiêu cực mà con người đặc biệt là các bạn trẻ không nên học tập theo mà phải bài trừ chúng ra khỏi xã hội để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Người có lối sống ăn bám là người không chịu lao động, làm việc, kiếm tiền, chỉ lo chơi bời, chạy theo thú vui, u mê của bản thân. Họ thường ngửa tay xin tiền người khác, dùng tiền của người khác để phục vụ cuộc sống, thú vui của mình mà không biết ngại hoặc mảy may suy nghĩ. Ngoài ra, dây còn là những người sống không có kế hoạch, mục tiêu cho cuộc đời của mình, sống phụ thuộc vào người khác. Tác hại của việc sống ăn bám đầu tiên phải kể đến là khiến chúng ta phụ thuộc vào người khác, không tự làm chủ được cuộc sống của bản thân mình. Việc dựa dẫm vào người khác lâu dần sẽ sinh ra nhiều tính xấu khác: khi người ta không đáp ứng được nhu cầu của bản thân mình sẽ sinh ra trộm cắp, cướp giật,… hủy hoại nhân phẩm của chính mình. Người sống ăn bám sẽ bị người đời khinh bỉ, coi thường, không được người đời công nhận, tin tưởng và giao phó công việc, dần dần sẽ bị đào thải.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều con người sống có lí tưởng, có ý chí, mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được những điều đó. Lại có những người tự lập, sớm đã có định hướng cho cuộc sống của mình và tự mình làm việc để đạt được cuộc sống mơ ước đó,… những người này xứng đáng được tuyên dương, nêu gương và học hỏi.

Mỗi con người chỉ được sống một lần trong đời, chúng ta hãy sống và trở thành một công dân có ích cho xã hội và xây dựng cho bản thân mình những thành tích để sau này nhìn lại có thể tự hào đồng thời bài trừ lối sống ăn bám ra khỏi xã hội.

Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám - Bài làm 5

Đi ngược lại với câu thành ngữ “Tự lực cánh sinh”, xã hội ngày nay nổi lên lối sống tiêu cực, thụ động, được gọi là lối sống ăn bám. “Ăn bám” ở đây là cách nói chỉ hành động, lối sống thích phụ thuộc, dựa dẫm, sống nhờ gần như hoàn toàn vào người khác mà không chịu làm việc, hoạt động. Lối sống ăn bám được biểu hiện ở việc không chịu làm việc kiếm tiền, chỉ biết ngửa tay ra xin tiền, không có chính kiến và quan điểm riêng mà chỉ phụ thuộc vào sự sắp xếp của người khác. Lối sống này chủ yếu có trong gia đình bởi đó là nơi mà những người thân đùm bọc, che chở nhau hết mực. Lợi dụng tình thân đó, nhiều người đã tự cho mình cái quyền “được người khác nuôi” và ỷ lại, không chịu học tập, làm việc. Những người sống ăn bám, lười biếng chắc chắn sẽ không nhận được sự kính trọng, kiêng nể, tin tưởng từ những người xung quanh. Vậy nguyên nhân bùng phát lối sống tiêu cực này là gì? Theo tôi, nguyên nhân không chỉ đến từ bản thân người có lối sống ăn bám mà còn xuất phát từ sự chiều chuộng, nâng niu quá mức từ người thân mà chủ yếu là bố mẹ, ông bà. Lối sống ăn bám là lối sống tiêu cực, gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người và sự văn minh, giàu đẹp của xã hội, bởi lối sống đó sẽ là mầm mống cho nhiều tệ nạn xã hội như nghiện hút, trộm cắp,… Chính vì vậy, mỗi người chúng ta cần tránh xa lối sống ăn bám bằng cách tự nhận thức giá trị của bản thân, luôn cố gắng và nỗ lực không ngừng để xây dựng cuộc sống riêng của mình.

Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám - Bài làm 6

Ngược với câu ngạn ngữ “Tự lực cánh sinh”, trong xã hội hiện nay, có xu hướng phát triển lối sống tiêu cực, lười biếng, gọi là lối sống ăn bám. Thuật ngữ “ăn bám” ở đây chỉ hành động phụ thuộc, dựa dẫm, sống dựa vào người khác mà không tự chủ, không tự làm việc. Đây là lối sống tiêu cực được thể hiện bằng việc không tự tạo ra thu nhập, chỉ biết dựa dẫm vào người khác để xin tiền, không có quan điểm và ý kiến riêng mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Lối sống này thường xuất hiện trong gia đình, nơi mà những thành viên được bảo bọc, che chở nhau tận răng. Sử dụng tình thân đó, nhiều người tự cho mình quyền “được người khác nuôi” và dựa dẫm, không chịu học tập, lao động. Những người sống ăn bám, lười biếng nhất định sẽ không được trọng vọng, kính trọng và tin tưởng từ xã hội. Vậy nguyên nhân tạo ra lối sống tiêu cực này là gì? Theo tôi, không chỉ do bản thân những người sống ăn bám mà còn bắt nguồn từ sự chiều chuộng, bảo bọc quá mức từ người thân, đặc biệt là cha mẹ, ông bà. Lối sống ăn bám ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và sự giàu có, văn minh của xã hội, vì nó tạo điều kiện cho nhiều vấn đề xã hội như nghiện ngập, tội phạm,... Vì vậy, mỗi người cần tránh xa lối sống ăn bám bằng cách nhận thức giá trị bản thân, luôn cố gắng và nỗ lực để xây dựng cuộc sống của mình.

Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám - Bài làm 7

Mỗi người chúng ta đều đặc biệt và có khả năng lựa chọn cho mình con đường sống, con đường làm người. Tại mỗi bước đi, có người chăm chỉ, nỗ lực vươn lên để xây dựng một cuộc sống đầy ý nghĩa và tốt đẹp. Tuy nhiên, trái ngược lại, xã hội ngày nay vẫn chứng kiến những người sống buông thả, ăn bám vào thành công của người khác.

Lối sống ăn bám chính là hành vi của những người không chịu đóng góp lao động, chỉ mong đợi, phụ thuộc vào người khác và muốn thuận lợi hưởng thành quả mà người khác đã đạt được. Đây không chỉ là một cách sống lệch lạc mà còn là một thực tế tiêu cực, đặc biệt là những bạn trẻ cần tránh xa để xã hội phát triển tích cực hơn.

Những người sống ăn bám thường là những người thiếu lòng chăm chỉ, lười biếng, chỉ tập trung vào việc tận hưởng niềm vui cá nhân, mê mải theo thú vui cá nhân mà không đặt nặng vào lao động và kiếm tiền. Họ có thái độ ỷ lại, tận dụng tài chính của người khác mà không có sự tự suy nghĩ hay ngần ngại. Hơn nữa, họ thường thiếu kế hoạch và mục tiêu cho cuộc đời của mình, sống hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.

Lối sống ăn bám không chỉ tạo ra tác động tiêu cực cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Việc phụ thuộc quá mức vào người khác khiến chúng ta mất đi sự tự chủ trong cuộc sống cá nhân. Những hậu quả tiêu cực của lối sống này có thể biểu hiện qua những hành động xấu như trộm cắp, cướp giật, gây hại đến nhân phẩm bản thân. Những người sống ăn bám thường bị đánh giá thấp, coi thường, không nhận được sự công nhận, tin tưởng và giao phó công việc, và cuối cùng, dần dần sẽ bị loại bỏ khỏi xã hội.

Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, vẫn tồn tại nhiều con người sống có lí tưởng, ý chí mạnh mẽ và không ngừng cố gắng để đạt được những mục tiêu đề ra. Có những người tự lập, từ rất sớm đã xác định hướng cho cuộc sống của mình, làm việc chăm chỉ để đạt được những ước mơ mơ ước. Những người này xứng đáng được tuyên dương, là nguồn động viên và mô hình mà mọi người có thể học hỏi và theo đuổi.

Mỗi con người chỉ có một cuộc sống, và chúng ta có trách nhiệm sống nó một cách ý nghĩa, góp phần xây dựng một xã hội tích cực và tự hào về những thành tựu của bản thân. Đồng thời, hãy cùng nhau loại bỏ lối sống ăn bám khỏi xã hội để tạo ra một môi trường sống lành mạnh và phát triển.

Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám - Bài làm 8

Con người khi sinh ra, giống như chấm số 0 tròn trĩnh, đó là một khởi đầu tươi mới và đầy tiềm năng. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm và khát khao phải nỗ lực, vươn lên để xây dựng cuộc sống của mình, để lại dấu ấn tích cực trong xã hội. Tuy nhiên, thực tế đau lòng là vẫn còn hiện tượng đáng tiếc trong cuộc sống hiện đại - đó là sự tồn tại của những người ăn bám, không chịu lao động và chỉ phụ thuộc vào người khác.

Khái niệm "ăn bám" đơn giản là mỗi cá nhân không chịu đổ mồ hôi lao động, thay vào đó chỉ mong muốn dựa vào, lợi dụng người khác để đạt được thành quả. Đây không chỉ là một lối sống lệch lạc mà còn là hình thức tiêu cực, đặc biệt là không đáng học tập và noi theo của các bạn trẻ.

Người ăn bám thường là những người lười biếng, chỉ quan tâm đến niềm vui cá nhân, chạy theo sự thoải mái mà không muốn làm việc chăm chỉ, kiếm tiền để tự nuôi sống bản thân. Họ có thái độ nhẫn nhục, tận dụng tài chính của người khác mà không hề suy nghĩ về đạo đức. Ngoài ra, họ thường sống mà không có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng, phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Lối sống ăn bám không chỉ gây hậu quả tiêu cực cho cá nhân mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Nó làm cho chúng ta trở nên phụ thuộc và mất khả năng tự chủ trong cuộc sống cá nhân. Nếu dựa dẫm vào người khác quá lâu, người ta sẽ phát sinh nhiều hành vi tiêu cực như trộm cắp, cướp giật, hủy hoại nhân phẩm bản thân. Hơn nữa, những người sống ăn bám thường bị xã hội coi thường, khinh bỉ, không được công nhận và tin tưởng, và dần dần bị loại bỏ khỏi cộng đồng.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức rằng trong xã hội vẫn tồn tại nhiều người sống có lí tưởng, ý chí mạnh mẽ và luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình. Có những người tự lập, đã xác định hướng sớm cho cuộc sống và tự mình đối mặt với khó khăn để đạt được ước mơ. Những người này xứng đáng được tôn trọng, là nguồn động viên và mô hình mà mọi người có thể học tập và theo đuổi.

Mỗi con người chỉ sống một lần, và chúng ta có quyền lựa chọn cho mình một cuộc sống ý nghĩa và tích cực. Hãy sống với lòng quyết tâm, tạo ra những giá trị tốt đẹp và để lại dấu ấn tích cực trong cuộc sống này.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
26
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Quang The
    Quang The

    rất ý nghĩa tôi đã khóc

    Thích Phản hồi 24/10/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm