Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng chảy máu chất xám
Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám
- I. Dàn ý Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám
- II. Nghị luận xã hội về hiện tượng chảy máu chất xám
- 1. Nghị luận xã hội về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 1
- 2. Nghị luận xã hội về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 2
- 3. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 3
- 4. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 4
- 5. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 5
- 6. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 6
- 7. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 7
- 8. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 8
- 9. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 9
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng chảy máu chất xám để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.
I. Dàn ý Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám
1. Dàn ý về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 1
1. Mở bài
Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng chảy máu chất xám
2. Thân bài
- Giải thích: "Chảy máu chất xám" là việc mất đi nguồn lực trí thức có năng lực, trình độ khi họ quyết định làm việc và định cư ở nước ngoài.
- Thực trạng:
+ Nhiều người quyết định sinh sống và cống hiến tài năng cho các nước phát triển thay vì làm việc tại quê nhà.
+ Việt Nam đã và đang phải đối diện với thực trạng "khủng hoảng", thiếu trầm trọng nhân tài.
+ Hàng năm nhà nước phải chi nguồn kinh phí lớn cho việc thuê các chuyên gia nước ngoài về làm việc.
- Nguyên nhân:
+ Chủ quan: Do mong muốn được làm việc trong một môi trường tốt, thu nhập cao.
+ Khách quan: Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam còn kém phát triển, điều kiện làm việc tại các cơ sở trong nước còn hạn chế, chưa phát huy hết được năng lực, tài năng của người tài.
- Đề xuất giải pháp:
+ Mỗi người cần ý thức được trách nhiệm xây dựng và phát triển đất nước.
+ Nhà nước có những chính sách thiết thực, hiệu quả để thu hút hiền tài.
3. Kết bài
Chốt lại vấn đề nghị luận.
2. Dàn ý về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng chảy máu chất xám. (Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực).
2. Thân bài
a. Giải thích
Hiện tượng chảy máu chất xám: là cách gọi ẩn dụ để chỉ tình trạng nhân tài, trí thức – “chất xám” Việt Nam đang có xu hướng định cư và làm việc, phục vụ hoàn toàn cho lợi ích của nước ngoài thay vì cống hiến cho dân tộc.
b. Thực trạng
Nhiều người tài giỏi sau khi du học ở nước ngoài đã quyết định định cư luôn tại quốc gia đó và làm việc, tạo ra của cải, vật chất cho đất nước họ trong khi đất nước mình đang cần, “thèm khát” những nhân tài.
Một ví dụ điển hình phải kể đến đó là chương trình Đường lên đỉnh Olympia, đa số những quán quân sau khi qua nước ngoài du học đều chọn ở lại nước ngoài định cư và làm việc,…
c. Nguyên nhân
Chủ quan: do ý thức con người muốn sống trong một môi trường tốt hơn, đầy đủ tiện nghi hơn,…
Khách quan: do cơ sở vật chất nước nhà chưa đủ để đáp ứng nhu cầu làm việc, nghiên cứu của con người; chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với công sức,…
d. Giải pháp
Trước hết mỗi con người cần có nhận thức đúng đắn, sẵn sàng cống hiến cho nước nhà, bỏ qua những lợi ích cá nhân.
Nhà nước cần có những biện pháp đặc biệt nhằm chiêu mộ nhân tài về nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn và trả công cho họ một cách xứng đáng.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng chảy máu chất xám và rút ra bài học cho bản thân.
II. Nghị luận xã hội về hiện tượng chảy máu chất xám
1. Nghị luận xã hội về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 1
Để có được một xã hội như hiện nay, con người đã cố gắng rất nhiều, sử dụng khối óc, chất xám của mình để làm giàu cho xã hội. Tuy nhiên, một hiện tượng vô cùng đáng buồn hiện nay đó chính là hiện tượng chảy máu chất xám. Hiện tượng chảy máu chất xám là cách gọi ẩn dụ để chỉ tình trạng nhân tài, trí thức – “chất xám” Việt Nam đang có xu hướng định cư và làm việc, phục vụ hoàn toàn cho lợi ích của nước ngoài thay vì cống hiến cho dân tộc. Bên cạnh đó, chảy máu chất xám còn được hiểu là việc những ý tưởng, sáng kiến của con người bị sao chép và lan truyền một cách tràn lan, vô tội vạ trên thị trường mà không có sự kiểm soát về chất lượng. Một thực trạng đáng buồn hiện nay đó chính là việc nhiều người tài giỏi sau khi du học ở nước ngoài đã quyết định định cư luôn tại quốc gia đó và làm việc, tạo ra của cải, vật chất cho đất nước họ trong khi đất nước mình đang cần, “thèm khát” những nhân tài. Một ví dụ điển hình phải kể đến đó là chương trình Đường lên đỉnh Olympia, đa số những quán quân sau khi qua nước ngoài du học đều chọn ở lại nước ngoài định cư và làm việc,… Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này đầu tiên phải kể đến là do ý thức chủ quan của con người, chúng ta muốn sống trong một môi trường tốt hơn, đầy đủ tiện nghi hơn,… mà quên đi cội nguồn của mình. Nguyên nhân khách quan là do cơ sở vật chất nước nhà chưa đủ để đáp ứng nhu cầu làm việc, nghiên cứu của con người; chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với công sức,… Để khắc phục tình trạng này trước hết mỗi con người cần có nhận thức đúng đắn, sẵn sàng cống hiến cho nước nhà, bỏ qua những lợi ích cá nhân. Nhà nước cần có những biện pháp đặc biệt nhằm chiêu mộ nhân tài về nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn và trả công cho họ một cách xứng đáng. Mỗi người một hành động nhỏ nhưng tạo được giá trị to lớn, chúng ta hãy sống và cống hiến vì một đất nước giàu đẹp, văn minh hơn.
2. Nghị luận xã hội về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 2
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Dù vậy nhưng trong bối cảnh xã hội hiện nay, hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam đang diễn ra vô cùng phức tạp. Hiện tượng chảy máu chất xám là cách gọi ẩn dụ để chỉ tình trạng nhân tài, trí thức – “chất xám” Việt Nam đang có xu hướng định cư và làm việc, phục vụ hoàn toàn cho lợi ích của nước ngoài thay vì cống hiến cho dân tộc. Thời gian qua, thông tin về những quán quân của chương trình Đường lên đỉnh Olympia đa số sau khi qua nước ngoài du học đều chọn ở lại nước ngoài định cư và làm việc, đã khiến chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc về thực trạng của hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam. Nguyên nhân của hiện tượng này được đánh giá ở cả hai phía chủ quan lẫn khách quan. Chủ quan là đến từ phía chính bản thân trí thức có những nhận thức sai lệch và ích kỉ, chỉ chú trọng đến sự phát triển của bản thân mà quên đi nhiệm vụ cống hiến cho dân tộc, cho Tổ quốc. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét đến chế độ đãi ngộ nhân tài ở nước ta còn thấp, hạn chế cùng với nhiều tư tưởng chưa tiến bộ khiến họ cảm thấy bí bách và buộc phải rời đi. Có thể thấy, mặc dù các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,… là môi trường vô cùng tốt để học tập và làm việc, thế nhưng đất nước ta mới chính là quê hương, là nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Vì vậy, mỗi người cần nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển đất nước, kết hợp hài hòa giữa học tập thành tựu của nước ngoài với cống hiến cho dân tộc. Có như vậy, đất nước ta mới có thể phát triển mạnh mẽ và trở thành cường quốc như mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
3. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 3
Chảy máu chất xám (tiếng Anh: human capital flight hoặc brain drain) là thuật ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua những nước khác. Mặc dù thuật ngữ ban đầu dùng để chỉ những công nhân kĩ thuật đi qua những nước khác, ý nghĩa của nó đã mở rộng thành: "sự ra đi của những người có kiến thức hoặc có chuyên môn từ một quốc gia, khu vực kinh tế, hoặc các lĩnh vực khác, vì điều kiện sống hoặc tiền lương tốt hơn".
Chảy máu chất xám là một hiện tượng mang tính toàn cầu, tuy xảy ra số lượng lớn ở những nước đang phát triển nhưng tại những nước phát triển cũng diễn ra hiện tượng này, gây thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế. Chính quyền các nước đã đề ra những chính sách nhằm kìm hãm hiện tượng này và thu hút chất xám quay về bằng nhiều biện pháp
Một số nguyên nhân tạo lực đẩy chất xám là tình trạng lương thấp, thiết bị lỗi thời, tương lai không sáng sủa, ít lựa chọn cho các nhà khoa học nếu làm việc ở các nước sở tại, chế độ đãi ngộ kém, môi trường nghiên cứu khoa học không phù hợp, giá trị lao động thực sự chưa được đề cao. Riêng tại châu Phi còn do các yếu tố nghèo đói, chính trị bất ổn định (chiến tranh, đại loạn) và nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật quá thấp (0,3 % GDP).
Một số khía cạnh cá nhân có thể kể đến như: sự tác động từ gia đình (ví dụ người thân ở nước ngoài) hoặc do sở thích cá nhân thích khám phá và muốn được cải thiện sự nghiệp,...
Tình trạng chảy máu chất xám tại các quốc gia nghèo là một nguyên nhân quan trọng khiến khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt và gây ra những hậu quả khó lường cho các nước đang phát triển. Nguồn chất xám bị chảy máu khiến kinh phí đào tạo của quốc gia không ngừng thất thoát, đồng thời phải bỏ ra một nguồn kinh phí lớn để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài mời về. Tại châu Phi khoản phí này chiếm 1/3 nguồn viện trợ huy động được từ nước ngoài. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu khoa học không có nhân lực thực hiện, thành tựu khoa học kĩ thuật không được phổ biến và ứng dụng. Việc các nhà khoa học sang làm việc cho nước ngoài cũng tác động xấu đến người dân và các giới tri thức khác trong nước. Đây là một sự lãng phí lớn về tài sản quốc gia, làm chậm tốc độ phát triển nền kinh tế.
4. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 4
Nhận định về vai trò của thế hệ trẻ với công cuộc xây dựng đất nước, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến vài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Có thể nói thế hệ trẻ chính là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam phát triển cùng năm châu, cường quốc. Tuy nhiên, hiện nay một thực trạng đáng buồn là tình trạng những nhân tài trẻ của Việt Nam có xu hướng định cư, sinh sống và làm việc ở nước ngoài, từ đó dẫn đến hiện tượng "Chảy máu chất xám". Hiểu một cách đơn giản, chảy máu chất xám là việc một số lượng lớn những nhân tài, trí thức rời Việt Nam để định cư và làm việc ở nước ngoài. "Chất xám" ở đây là cách nói hình tượng của trí tuệ, năng lực, khả năng sáng tạo của con người. Có rất nhiều bạn trẻ, những nhân tài của đất Việt sau khi học tập ở nước ngoài thì quyết định ở lại làm việc, cống hiến tài năng để tạo ra giá trị vật chất, của cải cho nước bạn thay vì về nước. Tình trạng "thất thoát" nhân tài làm cho Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu nhân tài trầm trọng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nguyên nhân của tình trạng chảy máu chất xám có thể xét trên hai mặt chủ quan và khách quan. Về mặt chủ quan, xuất phát từ mong muốn được sống và làm việc trong môi trường tốt, thu nhập cao. Về khách quan, Việt Nam còn kém phát triển so với các nước tiến bộ, trong nước không có đủ điều kiện, chế độ đãi ngộ chưa phù hợp để người tài có thể bộc lộ tài năng và cống hiến hết mình. Để gây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, để những nhân tài nước Việt có điều kiện để phát huy tài năng thì nhà nước cần có những biện pháp chiêu mộ hiền tài phù hợp, tạo được điều kiện làm việc để thu hút họ. Mặt khác, mỗi người cũng cần phát huy tình yêu nước, tinh thần dân tộc để làm theo lời Bác, sẵn sàng cống hiến tài năng, sức lực để đưa đất nước đi lên.
5. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 5
Thân Nhân Trung một danh sĩ nổi tiếng dưới thời nhà Trần đã từng khẳng định "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp". Câu nói đã thể hiện quan điểm đúng đắn về mối quan hệ giữa người tài với sự phát triển của một đất nước. Trong xã hội hiện đại ngày nay, vai trò của người hiền tài càng được khẳng định, thế nhưng thực trạng "chảy máu chất xám" đang là vấn đề thách thức với sự phát triển và quá trình hội nhập quốc tế của cả đất nước. Việc những người trẻ tuổi có tri thức, trình độ, tài năng rời Việt Nam để định cư ở nước ngoài để sinh sống và làm việc đã làm cho nước nhà rơi vào tình trạng "khan hiếm" nhân tài, đây cũng chính là hiện tượng chảy máu chất xám mà không chỉ Việt Nam mà rất nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới đang phải đối diện. Việt Nam ta là mảnh đất "địa linh nhân kiệt", là nơi sản sinh ra rất nhiều người tài, đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lẫy lừng trong lịch sử, là đại thi hào nổi tiếng Nguyễn Du, là vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh...Hiền tài thời nào cũng có, thế nhưng đáng buồn thay, xã hội hiện đại đã có rất nhiều người tài đã từ chối làm việc ở Việt Nam để cống hiến cho một đất nước hiện đại, phát triển. Điều này cũng không thể trách họ bởi ai cũng muốn làm việc trong một môi trường tốt, nơi họ có thể bộc lộ, phát huy hết được tài năng và đam mê. Đã có không ít người quyết định về nước để cống hiến cho Việt Nam nhưng tài năng của họ không có điều kiện để phát triển dẫn đến "thui chột", lãng phí tài năng. Để phát triển và đưa Việt Nam đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu mỗi người chúng ta cần phát huy được tinh thần và ý thức trách nhiệm với đất nước, mặt khác nhà nước cũng cần có những chính sách thu hút hiền tài.
6. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 6
“Tài năng là nguồn sức mạnh của một quốc gia”. Tuy vậy trong tình hình xã hội ngày nay, hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam đang diễn ra vô cùng phức tạp. Hiện tượng chảy máu chất xám là một cách nói ẩn dụ chỉ về tình trạng nhân tài, trí thức – “chất xám” của Việt Nam đang dần chuyển hướng đến nước ngoài để phục vụ cho lợi ích của họ thay vì đóng góp cho dân tộc. Gần đây, thông tin về những người giành chiến thắng tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia đa số sau khi đi du học nước ngoài đều quyết định ở lại đó và làm việc, đã đẩy chúng ta phải nghiêm túc suy ngẫm về hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam. Nguyên nhân của hiện tượng này được đánh giá ở cả hai phía chủ quan lẫn khách quan. Chủ quan đến từ chính bản thân những người trí thức có những quan điểm sai lầm và ích kỷ, chỉ tập trung vào sự phát triển cá nhân mà bỏ quên trách nhiệm đối với dân tộc, đối với quê hương. Bên cạnh đó, cũng cần phải xem xét đến chế độ đãi ngộ nhân tài ở nước ta vẫn còn thấp, hạn chế cùng với nhiều quan niệm lạc hậu khiến họ cảm thấy bị bó buộc và buộc phải rời bỏ. Dù các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,… có môi trường học tập và làm việc rất tốt, nhưng quê hương mới là nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành. Vì thế, mỗi người cần phải thấu hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát triển đất nước, kết hợp một cách hài hòa giữa học tập và thành tựu nước ngoài với việc đóng góp cho dân tộc. Chỉ có như vậy, đất nước ta mới có thể phát triển mạnh mẽ và trở thành một cường quốc như nguyện vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
7. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 7
Để tạo ra xã hội như ngày nay, con người đã nỗ lực rất nhiều trong việc sử dụng khối óc, trí thông minh của mình để làm giàu cho xã hội. Tuy nhiên, một hiện tượng rất đáng buồn hiện nay đó là hiện tượng chảy máu chất xám. Hiện tượng chảy máu chất xám là ẩn dụ cho tình trạng người tài, trí thức (“chất xám” của Việt Nam) có xu hướng ổn định cuộc sống, làm việc và phục vụ hoàn toàn cho lợi ích ở nước ngoài hơn là cống hiến và xây dựng cho tổ quốc. Hơn nữa, chảy máu chất xám còn được hiểu là việc ý tưởng, sáng kiến của con người bị sao chép và bị lan tràn một cách vô tội vạ mà không có sự kiểm soát về chất lượng. Một thực tế đáng buồn hiện nay là trong khi rất nhiều người tài sau khi du học ở nước ngoài đã quyết định định cư và sinh sống lâu dài ở đất nước đó, từ đó tạo ra của cải, vật chất cho đất nước họ trong khi đất nước lại đang rất thiếu và rất cần, “thèm khát” những nhân tài. Điển hình là chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”. Hầu hết các nhà vô địch, quán quân đều chọn ở lại nước ngoài để định cư và làm việc sau khi du học. Nguyên nhân của hiện tượng này một mặt nằm ở ý thức chủ quan của con người. Nói cách khác, bởi vì chúng ta muốn sống trong một môi trường tốt đẹp hơn, thoải mái hơn mà lại quên mất cội nguồn của mình. Nguyên nhân khách quan là do cơ sở vật chất của đất nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu làm việc và nghiên cứu của con người. Không có hệ thống khen thưởng hay chế độ đãi ngộ nào tương xứng với nỗ lực của họ…. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi cá nhân phải có nhận thức đúng đắn và mong muốn cống hiến cho đất nước, bỏ qua những lợi ích của cá nhân. Đặc biệt nhà nước cần thực hiện các biện pháp đặc biệt để thu hút người tài trở về quê hương, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn và trả lương công bằng cho họ. Những hành động nhỏ của mỗi cá nhân sẽ tạo nên giá trị lớn. Hãy sống và cống hiến để đất nước của chúng ta ngày càng giàu đẹp hơn, văn minh hơn.
8. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 8
Về vai trò của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:”Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến vài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Thế hệ trẻ chính là lực lượng nòng cốt để giúp Việt Nam phát triển và nâng tầm của đất nước sánh vai với năm châu và các cường quốc. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là các tài năng trẻ Việt Nam hiện nay có xu hướng định cư, sinh sống và làm việc ở nước ngoài dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”. Nói một cách đơn giản, chảy máu chất xám là việc nhiều người tài, trí thức rời bỏ Việt Nam để định cư và làm việc ở nước ngoài. “Chất xám” ở đây là biểu hiện và tượng trưng cho trí tuệ, năng suất và sự sáng tạo của con người. Có rất nhiều bạn trẻ, nhân tài ở Việt Nam sau khi du học chọn ở lại làm việc và dùng tài năng của mình để tạo ra giá trị vật chất, của cải cho nước bạn thay vì về quê hương mình. Do “thất thoát” nguồn nhân tài, đất nước Việt Nam trong tương lai gần sẽ rơi vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Nguyên nhân chảy máu chất xám có thể được nhìn nhận từ cả góc độ chủ quan và khách quan. Về mặt chủ quan, bắt nguồn từ việc chỉ mong muốn được sống và làm việc trong môi trường tốt với thu nhập cao, chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân mà quên mất đi cội nguồn, quê hương, tổ tiên, dân tộc. Về mặt khách quan mà nói, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển so với các nước phát triển không có đủ điều kiện và chế độ đãi ngộ phù hợp để người tài thể hiện tài năng và cống hiến hết mình cho đất nước. Để xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp, tạo điều kiện cho nhân tài Việt Nam phát triển và phát huy tài năng, nhà nước phải có biện pháp phù hợp tuyển dụng nhân tài và tạo điều kiện làm việc để thu hút họ. Mặt khác, mỗi cá nhân cũng phải phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, làm theo lời Bác Hồ, sẵn sàng phát huy tài năng, sức lực của mình để đưa đất nước ngày càng phát triển vươn lên.
9. Nghị luận về hiện tượng chảy máu chất xám mẫu 9
Thân Nhân Trung, một học giả nổi tiếng thời Trần, đã từng nói: ”Nhân tài là sinh lực của một quốc gia. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp”. Câu nói này đã khẳng định một cách đúng đắn về mối quan hệ giữa người tài và đất nước.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, vai trò của nguồn nhân lực tài năng ngày càng trở nên quan trọng, nhưng thực tế hiện trạng “chảy máu chất xám” đang là một bài toán khó cho sự phát triển chung của đất nước Việt Nam Và quá trình hội nhập quốc tế. Thực trạng hiện nay là những người trẻ có kiến thức, kỹ năng, tài năng lại đang rời bỏ Việt Nam để định cư và làm việc ở nước ngoài khiến Việt Nam rơi vào tình trạng ”thiếu hụt nhân lực”. Hiện tượng chảy máu chất xám không chỉ Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trên thế giới cũng đang phải đối mặt với thách thức này.
Việt Nam là đất nước của “những địa linh nhân kiệt” và có nhiều danh nhân trong lịch sử như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đại thi hào Nguyễn Du, vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh… là nơi sản sinh ra những con người tài năng và vĩ đại. Tuy nhiên, đáng tiếc là trong xã hội hiện đại có rất nhiều người tài từ chối ở lại Việt Nam làm việc để đóng góp xây dựng nên một đất nước phát triển hiện đại, mà lại đi sang và định cư, đóng góp cho nước bạn.
Chúng ta cũng không thể trách họ vì mọi người đều mong muốn được làm việc trong một môi trường tốt, nơi họ có thể thể hiện và phát triển tài năng cũng như niềm đam mê của mình một cách trọn vẹn nhất. Nhiều người quyết định về nước để đóng góp cho quê hương nhưng chưa được tạo điều kiện để phát triển tài năng khiến cho tài năng bị “thu hẹp” và lãng phí.
Để Việt Nam có thể phát triển và vinh quang cạnh tranh với các cường quốc năm châu, mỗi chúng ta phải nuôi dưỡng tinh thần và ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Mặt khác, nhà nước đặc biệt cũng cần xây dựng chính sách thu để thu hút nhân tài.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung