Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính kiêu căng và tự mãn
Viết đoạn văn 200 chữ bàn luận về tính kiêu căng và tự mãn
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn luận về tính kiêu căng và tự mãn vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.
I. Dàn ý Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn
Dàn ý Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tính kiêu căng và tự mãn.
2. Thân bài
a. Giải thích
Kiêu căng: nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó.
Tự mãn: tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng.
Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người có tính kiêu căng, tự mãn:
Luôn cho rằng bản thân mình hơn người, là nhất. Có ý định hoặc coi thường người khác vì họ không bằng mình.
Khi làm được một việc gì đó luôn muốn được người khác tán dương, khen ngợi và coi thường, khinh bỉ những người không làm được việc mình làm, không có được thứ mình có.
Người có tính kiêu căng tự mãn là những người nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ luôn biết đến bản thân mình, thậm chí là huênh hoang, cao ngạo.
- Tác hại của việc kiêu căng, tự mãn:
Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người.
Tính kiêu căng, tự mãn sẽ kéo theo nhiều tính xấu khác như: ích kỉ, nhỏ mọn, luôn muốn trở thành tâm điểm của lời khen,…
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người kiêu căng và tự mãn dẫn đến hậu quả xấu làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn, biết mình biết ta, sống chan hòa với mọi người. Lại có những người luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, thắng không kiêu, thua không nản,…. những người này là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính kiêu căng và tự mãn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Dàn ý Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính kiêu căng và tự mãn.
Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Kiêu căng: nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó.
Tự mãn: tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng.
Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì.
b. Phân tích
Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người
Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người.
Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người kiêu căng và tự mãn dẫn đến hậu quả xấu làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính kiêu căng và tự mãn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
II. Văn mẫu Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn
Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 1
Mỗi chúng ta đều có những bản ngã riêng, những khuyết điểm mà bản thân cần phải khắc phục nếu muốn có được thành công và hoàn thiện hơn. Một trong những thói xấu mà chúng ta cần loại bỏ chính là tính kiêu căng và tự mãn. Kiêu căng là việc mỗi người nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó. Còn tự mãn là việc ta tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì. Người có tính kiêu căng, tự mãn là những người luôn cho rằng bản thân mình hơn người, là nhất, có ý định coi thường người khác hoặc coi thường người khác vì họ không bằng mình. Khi làm được một việc gì đó họ luôn muốn được người khác tán dương, khen ngợi và coi thường, khinh bỉ những người không làm được việc mình làm, không có được thứ mình có. Người có tính kiêu căng tự mãn còn là những người nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ luôn biết đến bản thân mình, thậm chí là huênh hoang, cao ngạo. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mỗi người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng, tự mãn sẽ kéo theo nhiều tính xấu khác như: ích kỉ, nhỏ mọn, luôn muốn trở thành tâm điểm của lời khen,…Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều tấm gương sống với lòng khiêm tốn, biết mình biết ta, chan hòa với mọi người. Lại có những người luôn cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, thắng không kiêu, thua không nản,…. những người này là tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. Mỗi người là chủ nhân tương lai của đất nước, mà chủ nhân thì phải có trách nhiệm làm cho đất nước ấy ngày càng giàu đẹp, văn minh, thịnh vượng hơn. Hãy gạt bỏ cái tôi, lòng kiêu căng tự mãn để có được những điều tốt đẹp nhất giúp đời, giúp người.
Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 2
Mỗi người có một cách tôi luyện, rèn giũa bản thân mình khác nhau. Mỗi người muốn rèn luyện bản thân hãy cố gắng tránh xa những tính xấu đặc biệt là tính kiêu căng và tự mãn. Kiêu căng và tự mãn là hai tính khí hay đi cùng với nhau. Kiêu căng là việc chúng ta nghĩ mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh, lĩnh vực nào đó. Còn tự mãn lại là việc chúng ta tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh, không coi ai ra gì. Người kiêu căng, tự mãn hay có thói cho rằng bản thân mình là nhất, mình hơn người, những người khác phải học tập, noi theo mình, từ đó dẫn đến chủ quan, lơ là trong cuộc sống và dễ vấp ngã. Biết tự hào về bản thân là tốt nhưng nếu quá tự mãn thì chẳng khác nào tự tay phá hủy cuộc sống của chính mình. Cuộc sống không nên kiêu căng và tự mãn bởi chính nó là thuốc độc giết chết tâm hồn ta. Càng tự mãn ta càng chủ quan, càng không đề phòng. Cho đến khi bất trắc, tai ương xảy đến ta không cống đỡ nổi dễ đưa ta vào tình thế nguy nan. Chẳng ai yêu mến và tôn trọng một kẻ kiêu căng, tự mãn. Tri thức giúp ta trở nên khiêm tốn còn ngu si làm ta trở nên kiêu ngạo, tự phụ. Thực tế, trong cuộc sống vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo. Cuộc sống của chúng ta do chính mình làm chủ, hãy sống, rèn luyện và trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 3
Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp. Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn đó trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người sống với tính kiêu căng và tự mãn.
Kiêu căng là việc mỗi người tự nghĩ và tự cho bản mình hơn người khác, coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó. Còn tự mãn là tự cho bản thân mình là nhất không ai bằng. Kiêu căng và tự mãn là những tính cách xấu thường đi kèm với nhau khiến cho con người ta tưởng mình là nhất đâm ra coi thường những người xung quanh. Kiêu căng và tự mãn là hai tính cách hủy hoại một con người vô cùng nghiêm trọng.
Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng và tự mãn còn bắt nguồn từ một số người tuy có năng lực hoặc có được một thành tựu nhỏ cho bản thân mình thì lại khoe khoang, cho mình hơn người, không ai có thể bằng mình, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mọi người. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lại có những người tuy trước đây họ kiêu căng tự mãn nhưng họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và sửa đổi để tốt hơn,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo.
Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình các sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 4
Kiêu căng và tự mãn là tự lấy làm thoả mãn về những gì mình đã đạt được, mà không cần phải cố gắng hơn nữa, đồng thờ tỏ ra tự kiêu, khinh thường người khác. Người có tính kiêu căng, tự mãn là người luôn tự hào về những gì mình có, hài hòng với cuộc sống hiện tại, cho rằng mình hơn người khác, không chịu rèn luyện hay cố gắng. Người hay kiêu ngạo, tự mãn, xem thường người khác, sống thụ hưởng hơn là cống hiến, không có mục đích, khát vọng lớn lao. Cuộc sống mà tỏ ra kiêu căng, tự mãn tất sẽ rước hoạ vào thân. Chính thói kiêu căng khiến con người ta hay bất đồng với người khác, dễ dẫn đến mâu thuẫn và xung đột. Bởi tự tự mãn, con người không có mục tiêu để phấn đấu, cuộc sống thụ hưởng nhàm chán, làm hao mòn tài sản và tâm hồn. Cuộc sống không nên kiêu căng và tự mãn bởi chính nó là thuốc độc giết chết tâm hồn ta. Càng tự mãn ta càng chủ quan, càng không đề phòng. Cho đến khi bất trắc, tai ương xảy đến ta không cống đỡ nổi dễ đưa ta vào tình thế nguy nan. Chẳng ai yêu mến và tôn trọng một kẻ kiêu căng, tự mãn. Tri thức giúp ta trở nên khiêm tốn còn ngu si làm ta trở nên kiêu ngạo, tự phụ. Bởi thế, làm người chớ kiêu căng và tự mãn mà hay khiêm nhường, sống vì người khác, đừng hơn thua với nhau, luôn rèn luyện bản thân mình, xây dựng ước mơ, khát vọng lớn lao, ra sức học tập để trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 5
Trong cuộc sống, tính cách kiêu ngạo là tính cách không nên có ở mỗi người. Thật vậy, đức tính kiêu ngạo sẽ đem đến rất nhiều tác hại cho mỗi người trong công việc cũng như trong các mối quan hệ. Đầu tiên, tính kiêu ngạo sẽ làm cho chúng ta trở nên xa lánh với những người xung quanh. Dường như, chẳng có ai ưa thích và muốn gần gũi với một người kiêu ngạo, luôn nghĩ mình là số một, là giỏi nhất không ai sánh bằng. Người kiêu ngạo luôn có xu hướng độc tôn bản thân để mà hạ thấp năng lực của những người xung quanh xuống. Vậy nên, người kiêu ngạo cũng sẽ đồng nghĩa với sự cô độc và xa lánh của những người xung quanh. Thứ hai, tính cách kiêu ngạo là đức tính sẽ hạn chế đi khả năng học hỏi của mỗi người. Đây chính liều thuốc độc giết chết sự mở mang học hỏi từ những người xung quanh. Khi một người luôn nghĩ mình là giỏi nhất, não sẽ chẳng thể mở mang tiếp thu được những kiến thức mới khác. Mỗi người trên thế gian đều có những điều để cho chúng ta học hỏi, nếu như kiêu ngạo thì ta sẽ chặn đứng cánh cửa đến với tri thức của mình. Mặt khác, đức tính kiêu ngạo còn có thể được hiểu theo nghĩa tích cực đó là sự tự tin vào năng lực bản thân, tự tin với những phẩm chất mình có. Tóm lại, sự kiêu ngạo mà độc tôn bản thân là đức tính không nên có, còn kiêu ngạo theo xu hướng tự tin chính mình thì lại là đức tính tốt cần có ở mỗi người chúng ta.
Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 6
Mỗi người có một cách rèn luyện và hoàn thiện bản thân khác nhau. Bất cứ ai muốn giáo dục và rèn luyện bản thân nên cố gắng tránh những thói xấu, đặc biệt là kiêu ngạo và tự mãn. Kiêu ngạo và tự mãn là hai tính khí thường đi đôi với nhau. Kiêu ngạo là cho rằng mình giỏi hơn người khác và coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh, lĩnh vực nào đó. Tự mãn có nghĩa là tin rằng bạn, chứ không phải ai khác, là người giỏi nhất. Kiêu ngạo và tự mãn là những tính xấu, cho rằng mình là tốt nhất và coi thường những người xung quanh mà không để ý đến người khác. Những người kiêu ngạo, tự mãn, có thói quen cho rằng mình là nhất, cho rằng mình giỏi hơn người khác, cho rằng người khác nên học hỏi và làm theo họ, là những người chủ quan vì vậy mà trở nên bất cẩn và dễ vấp ngã trong cuộc sống. Thật tốt khi tự hào về bản thân, nhưng quá coi mình là trung tâm có thể hủy hoại cuộc sống của bạn. Chúng ta không được kiêu ngạo và tự mãn vì đó là liều thuốc độc giết chết tâm hồn chúng ta. Càng tự mãn, chúng ta càng trở nên chủ quan và ít thận trọng hơn. Cho đến khi một tình huống hoặc thảm họa không lường trước nào đó xảy ra, chúng ta có thể dễ dàng rơi vào sự suy sụp tuyệt vọng không thể đứng dậy được. Không ai yêu quý hay tôn trọng một người kiêu ngạo và tự mãn. Kiến thức giúp chúng ta khiêm tốn, nhưng sự thiếu hiểu biết khiến chúng ta kiêu ngạo và tự phụ. Thực tế, trong cuộc sống vẫn có những người sống khiêm nhường và có nhiều đức tính tốt khác, được mọi người yêu quý, được mọi người tin cậy và tin tưởng. Những người này xứng đáng là tấm gương để chúng ta học hỏi. Vì vậy, chúng ta nên có trách nhiệm làm chủ cuộc sống của mình, sống và thực tiễn để trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 7
Mỗi người trong chúng ta đều có cái tôi và những khuyết điểm riêng, và chúng ta cần phải vượt qua chúng nếu muốn thành công và hoàn hảo hơn. Một trong những thói quen xấu chúng ta cần bỏ là tính kiêu ngạo và tự mãn. Kiêu ngạo có nghĩa là nghĩ rằng bản thân tốt hơn những người khác và coi thường những người không bằng mình ở một khía cạnh nào đó. Kiêu ngạo có nghĩa là tin rằng bạn chứ không phải ai khác là người giỏi nhất. Kiêu ngạo và tự mãn là những đặc điểm xấu và thường khiến mọi người nghĩ rằng họ là người giỏi nhất và coi thường những người xung quanh mà không tôn trọng người khác. Khi làm một việc gì đó, họ luôn muốn được người khác ngưỡng mộ, tán dương nhưng bản thân mình thì lại coi thường những người không làm được những gì mình đã làm, những người không có những gì mình có. Những người kiêu ngạo và tự cao cũng là những người hẹp hòi, tư lợi, chỉ nghĩ đến bản thân mình. Một người kiêu căng sớm muộn sẽ bị người khác xa lánh, mất lòng tin và dần dần trở nên bị cô lập mà không thể nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bất cứ ai. Ngoài ra, tính kiêu ngạo, tự mãn còn làm nảy sinh nhiều tính xấu khác như ích kỷ, hẹp hòi, luôn muốn mình là trung tâm của những lời khen ngợi. Vì vậy, lời khuyên được đưa ra là hãy khiêm tốn lại dù mình có giỏi đến đâu. Có những người không bao giờ kiêu ngạo dù đã chiến thằng, không bao giờ nản lòng vì thua cuộc và luôn nỗ lực cải thiện cuộc sống. Những người này là những tấm gương sáng để chúng ta học hỏi và noi theo. Mỗi người đều là chủ nhân tương lai của đất nước, và người chủ phải có trách nhiệm làm cho đất nước này giàu đẹp hơn, văn minh hơn và thịnh vượng hơn. Hãy giải phóng bản thân khỏi cái tôi và sự kiêu ngạo để đạt được điều tốt nhất trong cuộc sống và giúp đỡ người khác.
Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 8
Con người có quyền tự hào về những thành tựu của mình. Nhưng tự hào không nên biến thành tự mãn và kiêu căng. Tự mãn là tình trạng thoải mái với những đạt được, không cần phải cố gắng thêm. Kiêu căng là sự kiêu ngạo lộ liễu, làm khó chịu người khác. Những tính cách này khiến con người sống trong thế giới của bản thân, coi mình là tốt nhất và không quan tâm đến người khác. Những người như vậy thường tỏ ra huênh hoang, ích kỷ, sống trong sự nhỏ nhen. Điều này dẫn đến sự cô lập và xa lánh từ xã hội. Nhà bác học Lê Quý Đôn là ví dụ, ông từng kiêu căng với việc đọc hết sách. Nhưng khi đối diện với thách thức, ông nhận ra cần phải học hỏi. Chúng ta cũng cần tránh tính kiêu căng và tự mãn để không bị cô lập, và luôn nhớ rằng 'Núi cao còn có núi cao hơn'.
Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 9
Mỗi người đều có quyền tự hào về thành tựu của mình. Nhưng kiêu hãnh không có nghĩa là tự mãn hay kiêu ngạo. Tự mãn là thuật ngữ dùng để mô tả một người luôn hài lòng với những gì mình đã đạt được và tin rằng không cần phải phấn đấu nữa. Kiêu ngạo đề cập đến sự lên minh, luôn cho mình là nhất một cách rõ ràng khiến người khác cảm thấy khó chịu. Tính tự mãn và kiêu ngạo luôn song hành với nhau, làm cho bản thân cảm thấy mình là nhất, không hề quan tâm hay để ý đến những người xung quanh. Đối với những người như vậy, họ không thể vượt qua chính mình và thường khoe khoang về thành tích của mình và có lối sống nhàm chán, ích kỷ. Đây là lý do tại sao việc ở cạnh những người kiêu ngạo và tự cho mình là đúng khiến chúng ta cảm thấy khó chịu và muốn tránh xa họ. Những người kiêu ngạo và tự mãn sẽ bị cô lập, xa lánh bởi những người xung quanh và không muốn kết bạn với họ. Họ cũng không thể nhận được sự tin tưởng, tin cậy hoặc giúp đỡ từ người khác. Bởi vì không phải ai cũng có thể chịu đựng được tính cách của những người kiêu ngạo. Nhà bác học Lê Quý Đôn từng cho rằng mình đã đọc hết sách trên thế giới nên đã treo bảng thách thức mọi người. Khi một ông già, một người bạn của cha ông, thách đố ông, ông dần dần trút bỏ tính kiêu ngạo, tự mãn và cố gắng học hỏi, trở thành nhà bác học tài năng mà chúng ta biết ngày nay. Vì vậy, con người phải không ngừng trau dồi, hoàn thiện bản thân để không trở thành kẻ kiêu ngạo, tự mãn. Bởi vì, như tổ tiên chúng ta vẫn dạy ‘đứng núi cao còn có núi cao hợn’.
Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 10
Tính kiêu căng và tự mãn là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho cá nhân và xã hội. Người có tính kiêu căng và tự mãn thường coi mình là trên hết, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác, không biết tự phê bình và sửa sai. Họ cũng dễ bị mù quáng bởi thành tích của mình, không nhận ra những thiếu sót và khuyết điểm, không cố gắng học hỏi và tiến bộ. Điều này không những làm họ mất đi sự tôn trọng và tin tưởng của người xung quanh, mà còn khiến gặp nhiều khó khăn và thất bại trong cuộc sống.
Tính kiêu căng và tự mãn cũng là một nguy cơ lớn đối với sự phát triển của xã hội. Khi một cá nhân, một tập thể hay một quốc gia tự mãn với thành công đã đạt được, họ sẽ không còn khát khao đổi mới, sáng tạo và vượt qua thử thách nữa. Điều đó sẽ làm cho bản thân họ trở nên lạc hậu, bị đào thải và bị thế giới bỏ lại phía sau. Ngược lại, khi một cá nhân, một tập thể hay một quốc gia kiêu căng với sức mạnh của mình, họ sẽ có xu hướng áp đặt ý chí của mình lên người khác, không tôn trọng quyền lợi và lợi ích của người khác, không biết hợp tác và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Điều này sẽ gây ra nhiều xung đột, chiến tranh và đổ máu, làm ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh của thế giới.
Vì vậy, chúng ta cần phải loại bỏ tính kiêu căng và tự mãn trong mỗi người, trong mỗi tập thể và trong mỗi đất nước. Chúng ta cần phải luôn giữ cho mình một tâm thái khiêm tốn, biết trân trọng những gì đã có, nhưng cũng không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân. Luôn lắng nghe ý kiến của người khác, biết tôn trọng sự khác biệt và đa dạng của xã hội là điều kiện cần thiết đối với mỗi công dân của đất nước. Như vậy, chúng ta sẽ có tinh thần hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với người khác, có thể đóng góp cho sự phát triển chung của nhân loại ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn.
Nghị luận xã hội bàn về tính kiêu căng và tự mãn mẫu 11
Mỗi người đều có cách riêng để tự hoàn thiện và trau dồi bản thân. Trong quá trình tự rèn luyện, việc quý bái và duy trì lòng khiêm tốn là một phần quan trọng. Tránh xa những tật xấu, đặc biệt là kiêu căng và tự mãn, là điều quan trọng.
Kiêu căng và tự mãn thường hiện diện cùng nhau như hai bên của cùng một đồng xu. Kiêu căng thể hiện khi chúng ta cho rằng mình vượt trội hơn người khác, thường là trong một khía cạnh cụ thể nào đó. Tự mãn, ngược lại, xuất hiện khi ta tự tin rằng mình là người xuất sắc nhất, không ai sánh kịp. Những đặc tính này có thể khiến con người ta tự đánh giá cao quá mức và coi thường người khác. Những người kiêu căng và tự mãn thường có xu hướng áp đặt ý kiến của mình lên người khác và thường thiếu sự tỉnh táo và cảnh giác trong cuộc sống, dễ dẫn đến những sai lầm và thất bại không cần thiết.
Mặc dù việc tự hào về bản thân là tích cực, nhưng tự mãn quá mức có thể hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Sự kiêu căng và tự mãn có thể gây ra sự chủ quan và làm mất đi sự thận trọng. Khi gặp khó khăn hoặc tai nạn, người ta thường không thể tự bảo vệ được mình và dễ dàng rơi vào tình huống khó khăn.
Không ai thích và tôn trọng một người kiêu căng và tự mãn. Tri thức giúp chúng ta hiểu rõ giá trị của lòng khiêm tốn, trong khi sự ngu ngốc thường làm cho chúng ta kiêu ngạo và tự phụ. Trên thực tế, trong cuộc sống, luôn tồn tại những người sống với lòng khiêm tốn và những phẩm chất tốt, được mọi người yêu quý, tin tưởng và kính trọng. Họ xứng đáng là tấm gương mà chúng ta có thể học hỏi.
Cuộc sống của chúng ta nên được chúng ta làm chủ, và chúng ta nên sống, tự rèn luyện và trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung
- Nghị luận xã hội 200 chữ về tình yêu của tuổi trẻ hiện nay
- Nghị luận xã hội về tri thức là sức mạnh
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tự phụ
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về lòng vị tha
- Nghị luận xã hội 200 chữ về sự khen và chê
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tinh thần đoàn kết
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng tự trọng
- Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội 200 chữ về sự tử tế
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về văn hóa ứng xử của giới trẻ nơi cộng đồng
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về câu nói: Thành công là những bậc thang
- Viết đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử
- Nghị luận xã hội 200 chữ về khoảng lặng trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về trân trọng cuộc sống mỗi ngày
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về giá trị của lịch sử
- Nghị luận xã hội về sự cần thiết phải đặt ra những mục tiêu trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm
- Nghị luận xã hội về câu nói Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về vượt qua cám dỗ
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lối sống chan hòa với mọi người
- Nghị luận xã hội 200 chữ về quan điểm: Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa
- Viết đoạn văn về lối sống đẹp
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đừng giấu dốt
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức tự hoàn thiện bản thân
- Nghị luận xã hội 200 chữ về cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về cho và nhận
- Nghị luận xã hội về vấn đề suy nghĩ tích cực
- Nghị luận xã hội 200 chữ về vai trò của Internet trong cuộc sống hôm nay
- Viết đoạn văn nghị luận bàn về tinh thần lạc quan
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về giản dị
- Nghị luận xã hội về hòa bình
- Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân
- Viết đoạn văn nghị luận về mục đích của việc học
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lạc quan
- Nghị luận xã hội về ý kiến Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng
- Nghị luận xã hội 200 chữ về vấn đề giao tiếp thời công nghệ
- Nghị luận xã hội 200 chữ về hành trình theo đuổi khát vọng của con người
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tính tôn trọng kỉ luật
- Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình yêu thiên nhiên của con người
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tinh thần tự học
- Viết đoạn văn về tinh thần lạc quan
- Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Học hỏi là việc làm suốt đời
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tinh thần dám vượt qua thất bại để thành công
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức hi sinh
- Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về tính lịch sự và tế nhị
- Nghị luận xã hội 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa
- Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: Hạnh phúc là đem đến niềm vui cho người khác hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đừng sống như hòn đá
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về quan điểm: Hãy thay đổi bản thân mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi mọi thứ ngoài kia
- Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực
- Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức
- Nghị luận xã hội về công dân toàn cầu
- Nghị luận xã hội 200 chữ về lời khuyên: Đừng sống bằng thói quen, hãy sống bằng trải nghiệm
- Viết đoạn văn ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đường đến thành công
- Nghị luận xã hội về ý kiến: Khi cuộc đời cho bạn cả trăm lí do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lí do để cười
- Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm
- Nghị luận xã hội 200 chữ về ý thức làm việc có kế hoạch
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về không có mục tiêu nào quá lớn
- Đoạn văn 200 chữ về sự cần thiết phải biết sống cống hiến
- Nghị luận xã hội 200 chữ về trò chơi điện tử
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về nhìn vào thất bại để nâng mình lên
- Nghị luận xã hội 200 chữ về câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về thông điệp hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt
- Nghị luận xã hội 200 chữ về câu Trời sinh voi trời sinh cỏ
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự chân thành
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt hiện nay
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương
- Nghị luận xã hội 200 chữ về hạnh phúc
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tình bạn
- Nghị luận xã hội 200 chữ về tình mẫu tử
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về tiết kiệm
- Nghị luận xã hội 200 chữ về bạo lực học đường
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh niềm tin
- Nghị luận xã hội 200 chữ về tình yêu thương
- Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai
- Nghị luận xã hội 200 chữ về hình xăm
- Nghị luận xã hội 200 chữ về tính tự lập
- Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng hiếu thảo
- Nghị luận xã hội 200 chữ chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc
- Nghị luận xã hội 200 chữ chứng minh nhân dân Việt Nam sống theo đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Nghị luận xã hội 200 chữ chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
- Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Ai cũng biết tàn phá rừng là tự thắt cổ mình
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hoá qua truyện ngắn Một người Hà Nội
- Nghị luận xã hội 200 chữ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ
- Nghị luận xã hội 200 chữ về nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời
- Nghị luận xã hội 200 chữ về ý kiến: Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất