Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết và tải về tại đây.

1. Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung

1.1 Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: đức tính khoan dung.

2. Thân bài

a. Giải thích

Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người có lòng khoan dung:

Người có lòng khoan dung thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

Người có lòng khoan dung là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại.

- Ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống:

Việc khoan dung, vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

Khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

c. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác.

d. Liên hệ bản thân

Mỗi người cần có lòng khoan dung, sống rộng lượng, tha thứ cho người khác nếu bản thân cảm thấy người ta xứng đáng. Chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng cho đi yêu thương, san sẻ với người khác.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng khoan dung.

1.2 Dàn ý nghị luận xã hội về lòng khoan dung mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính khoan dung. (Lưu ý: học sinh tự chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

b. Phân tích

Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.

Khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau.

c. Bàn luận

Người có lòng khoan dung thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

Người có lòng khoan dung là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

d. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).

e. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (lòng khoan dung) và rút ra bài học cho bản thân.

2. Viết đoạn văn về lòng khoan dung

2.1 Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung - Mẫu 1

Người sống với người nếu không có tình cảm thì xã hội sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm. Tuy nhiên, sống có tình cảm với nhau là chưa đủ mà chúng ta cần có lòng khoan dung với nhau để giữ vững được tình cảm đó. Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế Cuộc sống ngoài kia không tránh khỏi những va chạm, xung đột, những gièm pha, bình phẩm không thiện ý. chúng ta nên chủ động giảng hòa, xoá bỏ hận thù, có hành vi ứng xử thân thiện. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa cũng là điều rất quan trọng. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có lối sống cố chấp, thù dai. Lại có những người nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không suy nghĩ cho người khác. Những người này đáng bị phê bình và cần phải sửa đổi cách sống của bản thân. Chúng ta chỉ có một lần được sống, hãy giữ cho bản thân sự lương thiện, khoan dung với mọi người để cho thân tâm được an yên, thanh thản, cuộc đời tươi đẹp, đáng sống hơn.

2.2 Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung - Mẫu 2

Cuộc sống sẽ trở nên ấm áp nếu chúng ta sống có tấm lòng. Có thể thấy, lòng khoan dung có vai trò vô cùng quan trọng và góp phần làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn. Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính khoan dung, vị tha để được sống trong tình yêu thương chân thành nhất. Người có lòng khoan dung thường là những người không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu. Bên cạnh đó, người có lòng khoan dung cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại. Khoan dung đóng vai trò quan trọng, cốt yếu trong cuộc sống: Việc khoan dung, vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn. Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác. Mỗi người cần có lòng khoan dung, sống rộng lượng, tha thứ cho người khác nếu bản thân cảm thấy người ta xứng đáng. Chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng cho đi yêu thương, san sẻ với người khác để thấy bản thân mình tốt đẹp hơn. Mỗi người suy nghĩ tích cực một chút, biết san sẻ, khoan dung một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

2.3 Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung - Mẫu 3

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Đúng vậy, mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy sống, yêu thương mọi người và có lòng khoan dung để cuộc đời này ý nghĩa trọn vẹn hơn. Khoan dung là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Từ đó, chúng ta có thể khẳng định lòng khoan dung vô cùng quan trọng và là một đức tính tốt đẹp trong cuộc sống mà mỗi con người cần có. Chúng ta sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, khi được người khác khoan dung, tha thứ, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn, thấy rằng việc nhận lỗi và sửa lỗi là điều vô cùng đúng đắn, tương tự như vậy, khi chúng ta khoan dung với người khác tức là ta đang cho họ một cơ hội để sửa đổi, để tốt hơn. Thử tưởng tượng mà xem, nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh, lạnh nhạt với nhau, cuộc sống sẽ trở thành vô cảm. Cuộc sống rất cần biết tha thứ và nhường nhịn người khác. Nhờ biết tha thứ và độ lượng, độ lượng, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Con người với con người hãy đối xử với nhau bằng sự dịu nhàng và yêu thương nhất có thể. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, sẵn sàng quay lưng với người khác khi họ mắc lỗi mà không cho họ cơ hội để sửa đổi; chúng ta không nên sống ích kỉ như thế. Mỗi người chỉ được sống một lần, cuộc đời đôi lúc phải phạm sai lầm thì mới rút ra bài học và hoàn thiện được bản thân, vì vậy, hãy bao dung để thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn.

2.4 Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung - Mẫu 4

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta sẽ gặp phải nhiều câu chuyện không thể lường trước được. Sẽ có lúc chúng ta mắc sai lầm và cũng có lúc người khác phạm sai lầm với ta. Chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản khi được người khác tha thứ cho lỗi lầm của mình cũng như chính chúng ta hãy luôn giữ cho mình lòng khoan dung với người khác.

Vậy thế nào là khoan dung? Khoan dung chính là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác gây ra cho mình dù là vô tình hay cố ý; đồng thời người có lòng khoan dung là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người.

Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Bên cạnh đó, khoan dung với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn. Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng khoan dung thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Người có lòng khoan dung thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu. Họ cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá khoan dung không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Mỗi con người được tự lựa chọn cho mình cách sống, cách cư xử. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

2.5 Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung - Mẫu 5

Ai cũng có thể phạm phải sai lầm trong cuộc sống của mình do vô tình hoặc cố ý. Mỗi sai lầm có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng về vật chất và tinh thần. Lúc đó, rất cần được người khác khoan dung và tha thứ. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác đối với mình. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người bao dung, độ lượng sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Người không có lòng khoan dung thường hay trách móc, chì chiết hoặc thù hận người khác khi họ gây ra lỗi lầm. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Cuộc sống rất cần biết tha thứ và nhường nhịn người khác. Nhờ biết tha thứ và độ lượng, độ lượng, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Để có lòng khoan dung, mỗi chúng ta cần phải biết tôn trọng, yêu thương người khác; biết thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ khi người khác phạm phải lỗi lầm hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn. Hơn thế nữa, cần động viên, khuyến khích và hỗ trợ họ khắc phục hậu quả, sửa chữa sai lầm và làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Xử phạt sẽ có được công bằng nhưng chính lòng bao dung mới là động lực để mỗi chúng ta biết quý trọng cuộc sống, không phạm phải sai lầm đáng tiếc, gắn kết con người với nhau trong một cuộc sống thân ái, công bằng và hạnh phúc.

2.6 Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung - Mẫu 6

Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác đã phạm phải. Lòng khoan dung là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.

Bài nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung

2.7 Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung - Mẫu 7

Trong cuộc sống, trước những khó khăn thử thách hay cám dỗ, con người dễ dàng phạm phải những sai lầm. Nếu không biết bỏ qua, vị tha thì mối quan hệ giữa người với người sẽ chỉ là những toan tính nhỏ nhen và tràn ngập sự thù hận. Ngược lại, khi biết độ lượng, bao dung, con người sẽ dễ dàng thấu hiểu và sống tốt hơn. Đó cũng chính là sức mạnh của lòng khoan dung. Lòng khoan dung là một trong những đức tính cao quý và tốt đẹp của con người, thể hiện qua việc biết thấu hiểu, đồng cảm từ đó tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm của người khác. Đồng thời, biết chấp nhận những điểm yếu, khiếm khuyết và giúp họ khắc phục những sai lầm. Lòng khoan dung luôn đối lập với lối sống của những con người nhỏ nhen, ích kỷ, không biết thấu hiểu và bụng dạ hẹp hòi. Lòng khoan dung là một trong số những đức tính tốt đẹp, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác. Từ xưa đến nay, đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta, và hiện nay, nó cũng được phát huy qua những hành động cụ thể, thiết thực như sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ gây ra những tổn thương, mất mát,... Đó là những người mẹ vĩ đại giàu lòng vị tha trước những sai lầm, đó là những thầy cô giáo truyền đạt kiến thức nhưng đồng thời cũng rèn luyện phẩm chất, năng lực cho học sinh,... Chính sự vị tha, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác sẽ khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Bởi khi mở rộng lòng mình chấp nhận những lời xin lỗi, biết thấu hiểu cho những sai lầm của người khác, con người sẽ xóa nhòa ranh giới của sự thù hận, ghét bỏ, quên đi những mất mát, thiệt thòi của bản thân. Trong cuộc sống, ai ai cũng sẽ có lúc phạm sai lầm, khoan dung chính cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mở ra một con đường mới để người phạm sai lầm có cơ hội sửa chữa và đứng dậy sau những vấp ngã. Như vậy, lòng khoan dung đã đem đến những giá trị mang đậm tính nhân văn, nhân đạo. Khoan dung là tha thứ nhưng không đồng nghĩa với việc dễ dãi bỏ qua và chấp nhận đối với những hành động cố tình vi phạm và làm tổn hại đến thân thể, tính mạng của người khác một cách tàn nhẫn, nhẫn tâm. Bởi những hành động đó không xứng đáng nhận được lòng bao dung và sự tốt đẹp do vị tha mang lại. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có một số người sống nhưng không biết bao dung. Khi người khác phạm phải sai lầm, họ sẽ tìm cách để bới móc và mặc định đó là những hạn chế của người khác, thậm chí chỉ cần gặp phải một sự tổn thương nhỏ, họ cũng luôn ôm lòng thù hận để trả thù. Đây là biểu hiện của lối sống nhỏ nhen, hẹp hòi và ảnh hưởng tiêu cực đến khoảng cách giữa người với người. Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần mở rộng lòng mình để thấu hiểu, bỏ qua cho những sai sót, sai lầm của người khác. Đây cũng là hành động giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm, đồng thời khiến cho bản thân có được cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản, tránh xa những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ và sức ép của lòng hận thù. Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy rằng lòng khoan dung là phẩm chất cao đẹp cần có của con người. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện sự bao dung, độ lượng khi người khác phạm phải sai lầm.

2.8 Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung - Mẫu 8

Trong cuộc sống, lòng khoan dung chính là nền tảng của sự hạnh phúc trên khắp thế gian. Lòng khoan dung, vị tha, trắc ẩn là khi mỗi con người tha thứ cho lỗi lầm của người khác cũng như biết thương cảm, mở rộng tấm lòng với những người có hoàn cảnh đáng thương. Lòng bao dung trắc ẩn xuất phát từ chính trái tim của mỗi người và nó cũng đi từ lòng tốt của mỗi người muốn dành cho người khác. Lòng khoan dung được thể hiện khi mỗi người mang đến và trao cho những người xung quanh mình những niềm vui, những niềm hạnh phúc với mong muốn làm cho người khác hạnh phúc hơn. Lúc ấy, chính là lúc mà tình yêu thương và sự tử tế được lan tỏa, góp phần là nền tảng cho hạnh phúc trong cuộc sống. Hơn nữa, lòng khoan dung còn là khi chúng ta chấp nhận tha thứ bỏ qua cho lỗi lầm người khác mắc phải với mong muốn họ có thể sửa sai cho mình. Những người nhận được sự tha thứ sẽ có cơ hội sửa chữa những lỗi lầm của mình. Chính vì vậy, lòng bao dung chính là nền tảng của lòng tốt, mang đến hạnh phúc và cơ hội cho người khác. Tuy nhiên, lòng khoan dung cần được đặt đúng lúc, đúng chỗ, đúng người; không thể khoan dung và tha thứ một cách mù quáng để rồi nhận lại những tổn thương. Tóm lại, lòng bao dung là một đức tính tốt mà ai cũng nên có để có thể làm cho cuộc sống được tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

2.9 Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung - Mẫu 9

Ai trong chúng ta đều có khả năng mắc sai lầm trong cuộc sống của mình, có thể là do sơ ý hoặc cố ý. Mỗi sai lầm có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng về cả vật chất và tinh thần. Lúc đó, việc quan trọng là cần được người khác khoan dung và tha thứ. Khoan dung đồng nghĩa với việc rộng lòng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác đối với mình. Những người có tấm lòng khoan dung thường luôn tôn trọng và thể hiện sự thông cảm đối với người khác. Họ biết tha thứ cho những người khác khi nhận ra sự hối hận và cố gắng sửa chữa lỗi lầm. Những người bao dung và độ lượng thường được mọi người yêu mến và tin tưởng, và họ có nhiều bạn tốt. Trái lại, người không có lòng khoan dung thường hay trách móc, kì thị, hoặc tỏ ra thù hận với người khác khi họ mắc sai lầm. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người, và cuộc sống thực sự cần nó để xây dựng mối quan hệ và môi trường xã hội lành mạnh. Để có lòng khoan dung, mỗi chúng ta cần biết tôn trọng và yêu thương người khác, thể hiện sự thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ khi họ mắc lỗi hoặc gặp khó khăn. Hơn nữa, cần khuyến khích và hỗ trợ họ hậu quả của sai lầm, để họ có cơ hội sửa chữa và làm những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Xử phạt có thể là công bằng, nhưng lòng khoan dung chính là động lực để chúng ta biết trân trọng cuộc sống và tránh sai lầm đáng tiếc, kết nối con người trong một cuộc sống đầy tình thương, sự công bằng và hạnh phúc.

2.10 Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về lòng khoan dung - Mẫu 10

Trong cuộc sống, lòng khoan dung là nền tảng của sự hạnh phúc trên toàn cầu. Đó là khi mỗi người có khả năng tha thứ cho những sai lầm của người khác, đồng thời có khả năng mở rộng tấm lòng đối với những người khác có hoàn cảnh đáng thương. Lòng bao dung xuất phát từ trái tim của mỗi người và đòi hỏi sự tử tế và yêu thương. Khi mỗi người truyền tải niềm vui và hạnh phúc cho những người xung quanh mình, tình yêu và sự tử tế được truyền tải, đó là nền tảng của sự hạnh phúc trong cuộc sống. Ngoài ra, lòng khoan dung còn là khi chúng ta chấp nhận tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác đã phạm và giúp họ sửa sai. Chính vì vậy, lòng bao dung là nền tảng của lòng tốt, mang đến hạnh phúc và cơ hội cho người khác. Tuy nhiên, lòng khoan dung cần được áp dụng đúng cách, không thể bị lạm dụng để tránh những tổn thương. Tóm lại, lòng khoan dung là đức tính tốt nhất mà mỗi người nên có để tạo nên cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Mời bạn đọc cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
74
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 12

    Xem thêm