Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối
Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về cách nói lời từ chối
- Dàn ý Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối
- Văn mẫu Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối
- Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 1
- Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 2
- Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 3
- Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 4
- Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 5
- Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 6
- Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 7
- Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 8
- Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 9
- Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 10
- Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 11
- Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 12
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về tại đây.
Dàn ý Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cách nói lời từ chối.
Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Cách nói lời từ chối: không phải trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều đồng ý và chấp thuận theo những yêu cầu, lời mời của người khác, có những lúc chúng ta bận bịu hay vì lí do cá nhân mà không thể chấp thuận, chúng ta cần nói lời từ chối sao cho không làm người khác buồn lòng.
b. Phân tích
Con người chúng ta chẳng đủ sức để có thể suốt ngày ôm đồm mọi việc, ta cũng chẳng thể cứ sống vì người khác mà quên đi cảm xúc cá nhân của bản thân mình nên việc nói lời từ chối đôi lúc là hợp lí.
Nói lời từ chối không phải là xấu, đôi khi từ chối khiến ta cân bằng được công việc và cuộc sống, sẽ có thêm thời gian cho bản thân mình.
Từ chối giúp ta không phải làm theo, nhận về những điều mà ta không muốn, từ chối giúp ta không phải trở thành đối tượng lợi dụng cho người khác.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những lời từ chối tích cực làm minh họa cho bài văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.
Gợi ý: từ chối những cuộc ăn chơi đàn đúm, từ chối nghe theo lời người khác xúi làm chuyện xấu, từ chối việc ôm đồm công việc cho người khác…
d. Phản biện
Trong cuộc sống vẫn có nhiều người cả nể, nhẹ dạ, ai nhờ việc gì cũng đồng ý giúp đỡ khiến cho bản thân ôm đồm công việc, đôi khi là không hoàn thành công việc mà bản thân được giao. Lại có những người vì sự ích kỉ của bản thân mà từ chối tất cả mọi người, mọi việc khi họ thực sự cần sự giúp đỡ,… những người này cần xem xét lại cách sống của bản thân mình.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: cách nói lời từ chối; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Văn mẫu Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối
Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 1
Trong xã hội hiện đại, việc nói lời từ chối đã trở thành một kỹ năng không thể thiếu. Điều quan trọng là bạn phải biết cách từ chối một cách lịch sự, thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đến người đối diện. Ta có thể cần đến lời từ chối bất cứ lúc nào đó trong cuộc sống hàng ngày, từ việc từ chối những lời mời đến việc từ chối yêu cầu không thể đáp ứng. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề nhạy cảm mà nhiều người thường gặp khó khăn trong việc xử lý. Có nhiều cách để từ chối một yêu cầu hoặc lời mời một cách lịch sự. Bạn có thể giải thích lý do tại sao không thể đáp ứng yêu cầu đó, điều này sẽ giúp người đối diện hiểu được tình hình của bạn và tôn trọng quyết định của bạn. Ngoài ra, bạn có thể đề xuất một cách khác để giúp đỡ người đối diện. Bằng cách này, bạn có thể giúp họ tìm ra một giải pháp khác để giải quyết vấn đề của mình. Việc nói lời từ chối một cách lịch sự và tôn trọng không chỉ giúp tránh những xung đột không cần thiết và giữ mối quan hệ tốt với người đối diện, mà còn giúp xây dựng một xã hội văn minh và lịch sự. Chính vì vậy, bạn cần học cách từ chối khéo léo, đúng hoàn cảnh để tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cả hai.
Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 2
Mỗi người hãy sống và chịu trách nhiệm với lời nói và cuộc sống của chính mình. Xã hội có nhiều cám dỗ, chính vì thế chúng ta cần phải có cách nói lời từ chối đúng lúc, đúng chỗ. Không phải trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều đồng ý và chấp thuận theo những yêu cầu, lời mời của người khác, có những lúc chúng ta bận bịu hay vì lí do cá nhân mà không thể chấp thuận, chúng ta cần nói lời từ chối sao cho không làm người khác buồn lòng. Con người chúng ta chẳng đủ sức để có thể suốt ngày ôm đồm mọi việc, ta cũng chẳng thể cứ sống vì người khác mà quên đi cảm xúc cá nhân của bản thân mình nên việc nói lời từ chối đôi lúc là hợp lí. Nói lời từ chối không phải là xấu, đôi khi từ chối khiến ta cân bằng được công việc và cuộc sống, sẽ có thêm thời gian cho bản thân mình. Từ chối giúp ta không phải làm theo, nhận về những điều mà ta không muốn, từ chối giúp ta không phải trở thành đối tượng lợi dụng cho người khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người cả nể, nhẹ dạ, ai nhờ việc gì cũng đồng ý giúp đỡ khiến cho bản thân ôm đồm công việc, đôi khi là không hoàn thành công việc mà bản thân được giao. Lại có những người vì sự ích kỉ của bản thân mà từ chối tất cả mọi người, mọi việc khi họ thực sự cần sự giúp đỡ,… những người này cần xem xét lại cách sống của bản thân mình. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy sống và tạo ra nhiều giá trị có ích cũng như tránh xa những điều phù phiếm để hạn chế lãng phí thời gian.
Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 3
Đôi khi trong cuộc sống, con người không thể nhận hết tất cả những công việc về bản thân mình. Chính vì thế, chúng ta phải biết cách nói lời từ chối. Nói lời từ chối tức là ta không nhận thêm công việc về mình, không làm những điều mà mình không thích. Việc nói lời từ chối đôi khi không phải dễ dàng vì thông thường, con người chúng ta thường hay có tính cả nể, thường ngại khi không giúp hoặc không làm theo lời người khác sẽ làm người khác cảm thấy phiền lòng. Nhưng cũng chẳng thể phủ nhận rằng, con người chúng ta chẳng đủ sức để có thể suốt ngày ôm đồm, ta cũng chẳng thể cứ sống vì người khác mà quên đi cảm xúc cá nhân của bản thân mình. Ở một công ty, khi đồng nghiệp nhờ mình làm hộ một công việc gì đó ta có thể làm một, hai lần nhưng không thể ngày nào cũng giúp, cũng làm thay người ta phần việc của họ. Như vậy sẽ gây ra cho họ tính ỷ lại, đồng thời cũng làm giảm hậu quả công việc của ta. Hay một trường hợp khác, đó là bạn bè rủ đi chơi. Nếu là một người gia đình khá giả, ta có thể đi chơi, ăn uống xa hoa các chỗ cùng bạn bè. Nhưng nếu ta là con một gia đình nghèo khó, ta không thể cứ ăn chơi mặc cho cha mẹ gồng gánh đi làm nuôi con. Có những lúc, học cách từ chối là cách tốt nhất cho bản thân mình. Từ chối giúp ta không phải làm theo, nhận về những điều mà ta không muốn, từ chối giúp ta không phải trở thành đối tượng lợi dụng cho người khác. Chính vì thế, cần biết từ chối đúng nơi, đúng lúc, biết từ chối một cách tế nhị để không làm ảnh hưởng đến mình cũng như không làm mất lòng người khác.
Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 4
Trong cuộc sống, chắc hẳn đã có những lúc mỗi cá nhân cảm thấy bối rối, khó xử, thậm chí là áy náy khi phải nói lời từ chối một ai đó. Thật vậy, nói lời từ chối đúng nơi, đúng lúc và làm vừa lòng người bị từ chối chính là một nghệ thuật ứng xử mà chúng ta cần học được trong cuộc sống. Trên thực tế, chúng ta cần nói lời từ chối khi chúng ta không thể đáp ứng được yêu cầu hoặc nguyện vọng của đối phương; hoặc đối phương đang mời chúng ta một cái gì đó mà nó không thực sự hợp lý với chúng ta. Lúc đó, việc nói lời từ chối là 1 việc làm chính đáng cho bản thân mỗi người, là một nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp. Đầu tiên, để nói lời từ chối, ta cần phải nói lời làm đối phương cảm thấy vui vẻ trước. Ví dụ, bạn có lời mời đến một buổi hẹn nhưng bạn muốn từ chối. Thay vì nói lời từ chối ngay lập tức thì ta nên nói như là: "Ồ tuyệt thật, nó thật sự là 1 cơ hội đáng giá". Việc nói lời hay này phải làm cho đối phương cảm thấy được sự chân thành và một chút tiếc nuối vì bạn không thể tham dự cùng họ. Thứ hai, việc nói lời từ chối nên kèm theo một lý do chính đáng, có thể chấp nhận được nào đó. Trong trường hợp xấu nhất, nếu mà bạn không tìm ra được lý do nào để mà từ chối thì hãy thật sự nói với họ là bạn cảm thấy bạn không thích cái đó. Nếu như họ là người thực sự quan tâm đến bạn thì họ sẽ cảm thông; còn nếu họ không cảm thông cho bạn thì chẳng phải là bạn phát hiện ra 1 người bạn tồi hay sao? Thứ ba, việc nói lời từ chối cần có sự kiên quyết trong đó, vừa cương vừa nhu. Cái này cần áp dụng khi người ta mời bạn 1 việc làm xấu như hút thuốc chẳng hạn. Việc kiên quyết nói không với điếu thuốc cũng như lấy lí do thoái thác liên tục sẽ là lời từ chối thành công. Tóm lại, việc nói lời từ chối là việc làm cần thiết để tránh sa đà bản thân theo những việc mà mình thực sự không muốn.
Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 5
Từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu đới với mỗi con người. Biết nói lời từ chối đúng lúc và hợp lí sẽ giúp cuộc sống mỗi người trở nên nhẹ nhàng hơn. Biết nói lời từ chối sẽ giúp bạn có đủ thời gian để làm tốt những việc cần làm, không thất hứa với bất kì ai. Có ba thứ mà bạn cần tiết kiệm đó là: thời gian, sức khỏe và lời hứa. Đừng hứa nếu bản thân cảm thấy chưa thể làm được. Một lời từ chối nhã nhặn vẫn tốt hơn lời hứa hoa mỹ. Nhưng lời từ chối cũng có thể làm tổn thương đến người khác hoặc tạo áp lực cho chính mình. Đôi khi ai đó thực sự cần bạn giúp đỡ, lời từ chối của bạn có thể thể khiến họ tuyệt vọng. Bởi thế, bạn hãy luôn cân nhắc khi nói lời từ chối một ai đó. Để nói lời từ chối, mỗi người cần trung thực với chính mình. Học cách nói năng khéo léo, lịch sự. Cần giải thích rõ ràng lý do chính đáng, có thể chấp nhận được. Biết nói lời từ chối là việc làm cần thiết để tránh sa đà bản thân theo những việc mà mình thực sự không muốn. Cần biết từ chối đúng nơi, đúng lúc, biết từ chối một cách tế nhị để không làm ảnh hưởng đến mình cũng như không làm mất lòng người khác.
Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 6
Trong cuộc sống không chỉ có lời cảm ơn là quan trọng mà lời từ chối cũng có một vai trò rất lớn đối với mỗi người trong giao tiếp, ứng xử. Lời từ chối đôi khi sẽ mang lại cho đối phương một cảm giác khó chịu, ảnh hướng đến mối quan hệ của hai bên vì vậy ta có thể thấy nói lời từ chối cũng là một kĩ năng quan trọng, không hề đơn giản trong giao tiếp. Lời từ chối có thể làm cho cuộc sống ta nhẹ nhàng hơn và cũng có thể làm đối phương giao tiếp khó chịu vì vậy ta cần học cách từ chối một cách khéo léo, lịch sự, nói rõ ràng để họ hiểu chân tình của mình mà không hiểu nhầm gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ này. Biết nói từ chối là một điều rất tốt nhưng hãy nhận lời giúp đỡ khi ta có thể, ta không được lợi dụng cách từ chối để lười biếng, ích kỉ.
Từ xa xưa ông cha ta có câu:
"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Hãy học cách từ chối một cách lịch sự, tinh tế, lời nói nào có mất tiền vậy nên đừng kiệm lời quá. Biết cách từ chối và từ chối đúng cách sẽ làm các mối quan hệ và cuộc sống ta dễ chịu hơn rất nhiều.
Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 7
Trong cuộc sống, không chỉ có việc thể hiện lòng biết ơn là quan trọng, mà cả việc biết cách từ chối cũng đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp và ứng xử của mỗi người. Thỉnh thoảng, lời từ chối có thể gây ra sự khó chịu cho người đối diện và ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng ta. Vì vậy, có thể thấy rằng khả năng từ chối một cách tế nhị và lịch lãm không phải điều dễ dàng trong giao tiếp. Lời từ chối có thể làm cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn hoặc làm cho người khác cảm thấy không thoải mái. Do đó, chúng ta cần học cách từ chối một cách thông thái và tôn trọng, bằng cách trình bày rõ ý kiến của mình mà không gây hiểu nhầm hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ. Biết cách từ chối là một kỹ năng quan trọng, nhưng chúng ta cũng không nên lợi dụng nó để tránh công việc hoặc tỏ ra ích kỷ. Có một câu tục ngữ từ xa xưa mà ông cha ta đã truyền lại: Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Hãy học cách từ chối một cách lịch sự và tinh tế. Việc này không tốn kém gì, vì vậy chúng ta không nên ngần ngại sử dụng lời nói một cách có sự cân nhắc. Biết cách từ chối và làm điều đó một cách đúng cách sẽ làm cho cuộc sống và mối quan hệ của chúng ta trở nên dễ chịu và tốt đẹp hơn rất nhiều.
Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 8
Từ chối là một kỹ năng sống cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân. Biết từ chối một cách tế nhị và đúng lúc sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn. Kỹ năng từ chối giúp bạn dành đủ thời gian cho những việc quan trọng, không làm người khác thất vọng. Ba điều bạn cần tiết kiệm nhất đó là: thời gian, sức khỏe và lời hứa. Đừng hứa nếu bạn không thể thực hiện được. Một từ chối lịch sự vẫn tốt hơn một lời hứa không thể giữ. Tuy nhiên, từ chối cũng có thể làm tổn thương người khác hoặc đặt áp lực lên bản thân. Đôi khi có người thực sự cần sự giúp đỡ của bạn, từ chối của bạn có thể khiến họ cảm thấy tuyệt vọng. Vì vậy, hãy luôn suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi từ chối ai đó. Để từ chối một cách lịch sự, mỗi người cần trung thực với chính mình. Hãy học cách diễn đạt một cách khéo léo và lịch sự. Hãy giải thích rõ ràng lý do hợp lý, có thể chấp nhận được. Biết từ chối là cần thiết để tránh rơi vào những việc mà bạn không muốn. Cần biết từ chối đúng nơi, đúng lúc, để không làm tổn thương bản thân cũng như không làm mất lòng người khác.
Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 9
Trong cuộc sống, chắc hẳn mọi người đã từng đối mặt với những tình huống khiến họ phải nói lời từ chối một cách khó khăn. Nói lời từ chối đúng lúc và tình huống, và thể hiện sự tôn trọng đối phương, là một kỹ năng quan trọng mà chúng ta nên phát triển trong cuộc sống hàng ngày.
Chúng ta thường cần nói lời từ chối khi chúng ta không thể đáp ứng được yêu cầu hoặc mong muốn của người khác, hoặc khi đề nghị của họ không phù hợp với chúng ta. Việc này không chỉ là quyền của mỗi người mà còn là một nghệ thuật trong giao tiếp.
Để nói lời từ chối một cách tế nhị, bạn có thể bắt đầu bằng cách thể hiện sự vui vẻ trước khi tới phần từ chối. Chẳng hạn, nếu bạn nhận được lời mời tham gia một sự kiện nhưng bạn không thể tham gia, bạn có thể bắt đầu bằng cách nói, "Ồ, thật tiếc, đó thực sự là một cơ hội tuyệt vời." Việc này giúp người khác cảm thấy bạn đánh giá cao mời gọi của họ, và sau đó bạn có thể giải thích lý do không tham gia.
Thứ hai, khi nói lời từ chối, nên kèm theo một lý do hợp lý, có thể được chấp nhận. Trong trường hợp không tìm ra lý do nào cả, thật thành thật mà nói bạn không hứng thú với điều đó. Nếu đối phương quan tâm đến bạn thật sự, họ sẽ hiểu và tôn trọng quyết định của bạn. Còn nếu họ không thể hiểu, có lẽ đó không phải là mối quan hệ tốt đẹp.
Thứ ba, khi nói lời từ chối, cần có sự kiên quyết, không lúng túng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn phải từ chối những đề nghị không tốt cho sức khỏe hoặc lối sống của bạn, chẳng hạn như hút thuốc. Việc bảo vệ quyền lựa chọn và sức khỏe của bản thân là quan trọng, và việc nói không một cách mạnh mẽ và kiên quyết có thể giúp bạn tránh xa những tình huống không mong muốn.
Tóm lại, việc nói lời từ chối là một kỹ năng quan trọng giúp bạn bảo vệ mình khỏi những điều không phù hợp và không mong muốn trong cuộc sống.
Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 10
Mỗi cá nhân cần tự chịu trách nhiệm về cách hành động và cách diễn đạt trong cuộc sống của mình. Trong một xã hội đầy cám dỗ như hiện nay, kỹ năng từ chối một cách thích hợp và đúng lúc là điều cần thiết. Không phải lúc nào chúng ta cũng phải đồng tình và đáp ứng mọi yêu cầu, mời gọi từ người khác. Có những thời điểm, bất kể vì lý do cá nhân hay bận rộn, chúng ta không thể đồng ý và cần phải từ chối một cách nhã nhặn để không làm đau lòng người khác.
Con người chúng ta không thể mãi chịu áp lực và cam chịu mọi việc, cũng không nên quên bản thân và cảm xúc của mình. Vì vậy, việc từ chối đôi khi là hợp lý và cần thiết. Từ chối không phải là điều xấu xa, ngược lại, nó giúp chúng ta duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tạo ra thời gian cho bản thân.
Từ chối cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không phải chấp nhận những điều mà chúng ta không muốn và tránh bị lợi dụng bởi người khác. Tuy nhiên, còn có người sẵn sàng giúp đỡ người khác đến mức quá đáng, không biết từ chối và dẫn đến việc ôm đồm mọi công việc, thậm chí không hoàn thành những nhiệm vụ mà họ phải thực hiện. Trong khi đó, cũng có những người ích kỷ, từ chối mọi yêu cầu giúp đỡ dù thực sự cần thiết. Điều này đánh bại mục tiêu sống hữu ích và tạo giá trị cho xã hội. Những người này cần xem xét lại cách sống của họ.
Cuộc đời mỗi người chỉ có một lần duy nhất, và chúng ta nên sử dụng thời gian này để sống có ý nghĩa và tạo ra giá trị. Hãy tránh xa những thứ phù phiếm và tiêu tốn thời gian một cách vô ích, để chúng ta có cơ hội thực hiện những điều quan trọng và ý nghĩa hơn.
Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 11
Trong thế giới ngày nay, khả năng từ chối không chỉ là một kỹ năng mà là một nghệ thuật, một sự linh hoạt trong giao tiếp cần được nuôi dưỡng. Khám phá cách thể hiện sự từ chối một cách tế nhị và tôn trọng không chỉ giúp tránh xa khỏi những xung đột không đáng có mà còn góp phần tạo ra một môi trường giao tiếp lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau. Sự từ chối có thể xuất hiện ở nhiều hình thức khác nhau, từ việc từ chối một lời mời đến việc không thể đáp ứng một yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên, đây thường là một khía cạnh tinh tế, mà nhiều người có thể gặp khó khăn khi đối mặt. Không chỉ là việc nói không, mà còn là cách chúng ta nói không. Thể hiện sự từ chối một cách tế nhị và lịch lãm không chỉ giúp tránh xa khỏi những mâu thuẫn không cần thiết mà còn tạo ra sự thông cảm và tôn trọng đối với đối tác. Nó không chỉ là một cách để duy trì mối quan hệ tốt với người khác mà còn là một cách xây dựng một xã hội văn minh, đội ngũ những người biết lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu và giới hạn của nhau. Từ chối không chỉ đơn thuần là một hành động phản đối, mà còn là một cơ hội để chia sẻ thông tin và tạo ra sự hiểu biết giữa hai bên. Bạn có thể giải thích lý do tại sao bạn không thể đáp ứng yêu cầu đó, điều này không chỉ giúp đối phương hiểu rõ hơn về tình hình của bạn mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với quyết định của mình. Bạn cũng có thể đề xuất một giải pháp hoặc hướng đi khác giúp đối tác của bạn. Điều này không chỉ là một cách hỗ trợ họ tìm kiếm giải pháp mà còn là cơ hội để tạo ra một cách tiếp cận mới đối với vấn đề. Học cách thể hiện sự từ chối một cách thông minh, tôn trọng và phù hợp với từng tình huống không chỉ là một kỹ năng cá nhân mà còn là một cách để góp phần vào việc xây dựng một cộng đồng tử tế và hiểu biết.
Nghị luận xã hội về cách nói lời từ chối - Mẫu 12
Trong hành trình cuộc sống, đôi khi chúng ta không thể đảm nhận mọi công việc và trách nhiệm đè lên vai mình. Điều quan trọng là chúng ta phải thể hiện khả năng nói không một cách lịch lãm. Từ chối không đơn giản chỉ là từ chối công việc hay yêu cầu mà ta không muốn thực hiện. Nó còn là việc bảo vệ sự cân bằng và sức khỏe tinh thần của chúng ta. Việc nói từ chối thường không dễ dàng bởi vì chúng ta thường có tình thần hướng nghiệp và sợ khi từ chối sẽ khiến người khác buồn lòng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể quên rằng cuộc sống không thể luôn luôn là việc làm vì người khác mà bỏ qua chính cảm xúc và nhu cầu của bản thân. Chẳng hạn, trong môi trường công việc, khi đồng nghiệp yêu cầu sự giúp đỡ, ta có thể đồng ý một vài lần, nhưng không thể trở thành người làm việc thay cho họ hàng ngày. Điều này không chỉ làm cho họ trở nên lười biếng mà còn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của ta. Hoặc có thể xem xét tình huống khác như khi bạn bè đề nghị đi chơi xa hoa. Nếu bạn có điều kiện tài chính, bạn có thể tham gia, nhưng nếu bạn đang đối mặt với khó khăn về tài chính, bạn không nên đặt lòng vui chơi trên sự đau đáu của gia đình bạn. Trong những thời điểm như vậy, việc học cách từ chối có thể là lựa chọn tốt nhất cho bản thân. Từ chối giúp chúng ta không bị đè nặng bởi những yêu cầu không phù hợp, không phải đảm đương những gì chúng ta không muốn. Nó cũng giúp chúng ta không trở thành người bị lợi dụng bởi người khác. Vì vậy, quan trọng là biết cân nhắc khi nói từ chối, chọn đúng thời điểm và cách thức để từ chối một cách tinh tế, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
Mời các bạn tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung