Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau
Bài nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau
- 1. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 1
- 2. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 2
- 3. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 3
- 4. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 4
- 5. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 5
- 6. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 6
- 7. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 7
- 8. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 8
- 9. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 9
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn và có thêm nhiều tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.
1. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 1
Trong cuộc sống, lỗi lầm là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng, thay vì dũng cảm nhận lỗi thì lại có hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau, thoái thác trách nhiệm. Hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau là hiện tượng xã hội xảy ra thường xuyên với biểu hiện là khi có sai lầm, không ai chịu đứng ra chịu trách nhiệm mà lại đùn đẩy, đổ lỗi cho nhau. Hiện tượng này xảy ra ở mọi môi trường, mọi lứa tuổi và là biểu hiện của thói vô trách nhiệm, ích kỉ. Trong công việc, nếu chúng ta làm việc không có trách nhiệm, khi có lỗi sai lại đùn đẩy, thoái thác thì không chỉ dẫn đến thất bại mà còn ảnh hưởng đến sự đoàn kết của tập thể. Những người làm việc không có trách nhiệm và thường xuyên đùn đẩy, không chịu nhận lỗi thì sẽ không nhận được sự tin tưởng, yêu mến, kính trọng. Ngược lại, nếu chúng ta nghiêm túc làm việc, nghiêm túc nhìn nhận lỗi sai và trung thực trong công việc thì chính những lỗi sai đó sẽ là tiền đề để ta đạt được thành công và giành được sự yêu mến, lòng tin từ những người xung quanh. Như vậy, hiện tượng mọi người đỗ lỗi cho nhau là hiện tượng của lối sống tiêu cực, thiếu trách nhiệm và sẽ là mầm mống cho những thất bại. Vì vậy, mỗi chúng ta cần rèn luyện đức tính trung thực, dám làm dám nhận dù trong bất cứ trường hợp nào.
2. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 2
Cổ nhân có câu: "Nhân bất thập toàn", tức là trong cuộc sống, không ai sinh ra đã là hoàn hảo, sai lầm là biểu hiện thường thấy của con người. Sẽ có những sai lầm giúp con người hướng đến thành công, và cũng sẽ có những sai lầm sẽ người ta gục ngã. Dẫu cho bạn có một người bình thường hay là một vĩ nhân của nhân loại thì việc gặp những sai lầm trong cuộc sống cũng vẫn xảy đến. Khi có sai lầm thì lời xin lỗi sẽ luôn là hành động thực tế giúp hạn chế phần nào đó những hậu quả đáng tiếc xảy ra, đồng thời phần nào xoa dịu được tâm hồn người bị tổn thương. Tuy nhiên, trên thực tế, việc một người mở lời xin lỗi thường sẽ khó hơn so với việc họ đổ lỗi. "Đổ lỗi" được hiểu là hành vi của một người đang cố tình chối bỏ sai lầm của mình bằng cách viện ra đủ lý do khách quan hay thậm chí tồi tệ hơn là họ đổ lỗi sai cho một cá nhân khác. Điều đáng buồn là hiện tượng đổ lỗi này lại thường xuyên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Còn "nhận lỗi" được hiểu là hành động tự nhìn nhận về cái sai của bản thân, là sự chia sẻ đối với người bị tổn thương, thiệt hại và cụ thể hóa bằng lời xin lỗi. Việc biết nhận lỗi là thể hiện sự mong muốn được đền bù và mong muốn được tha thứ. Trong đời sống, sẽ có những lúc con người ta sẽ gặp những tình huống éo le và phạm phải sai lầm theo từng mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt hơn từng ngày, hoàn thiện nhân cách và đồng thời lấy lại niềm tin của người khác với mình. Lỗi lầm sẽ khiến cho cuộc sống của chúng ta đi theo chiều hướng tiêu cực như: gây tổn thương cho người khác, làm mất đi niềm tin, khiến cho bản thân cảm thấy day dứt, ân hận, ... Nhưng việc ta biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi sẽ giúp cho những cảm xúc tiêu cực sẽ được giảm bớt và tạo dựng thêm nhiều bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm sẽ là người có cái nhìn nhận thực tế vào đời sống cũng như nhận được sự đánh giá cao của người khác. Người biết nhận lỗi sẽ là người có bản lĩnh, bởi họ biết bước ra khỏi "cái tôi" của chính mình để phát triển bản thân theo một chiều hướng tốt đẹp hơn, họ xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được noi gương. Tuy nhiên, trong xã hội thì vẫn còn rất nhiều những cá nhân khi mắc sai lầm lại lựa chọn phương án giải quyết là đổ lỗi, chối bỏ trách nhiệm của mình về sự sai sót đó; hay có những người vì lợi ích của bản thân mà cố tình gây ra tổn thương cho người khác; hay có khi là đổ lỗi lầm cho một cá nhân không liên quan nào đó; ... Những con người như thế rất đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Chúng ta chỉ được sống một lần trên đời, khi còn cơ hội thì hãy cố gắng hoàn thiện và phát triển bản thân để có thể trở thành một người có đạo đức, có trách nhiệm, biết nói cảm ơn và biết nói xin lỗi đúng thời điểm, đúng con người để phấn đấu thành một công dân có ích cho xã hội.
3. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 3
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã ít nhất một lần mắc sai lầm, khi đó mỗi chúng ta sẽ có cách xử lý khác nhau. Sẽ có người dũng cảm đối mặt với sự thật, với lỗi lầm bằng cách nhìn nhận lại bản thân, nhận sự sai sót về mình. Những cũng sẽ có những người hèn nhát, trốn trách thực tế và rồi họ đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác mà không muốn bị mọi người phán xét. Nhận lỗi là biết nhận thức được cái sai của bản thân từ đó có những hành vi tích cực như xin lỗi, sửa chữa, bù đắp hậu quả. Đây chính là thái độ, là việc mà một người mắc lỗi lầm nên làm. Còn đổ lỗi lại là việc khi mình biết bản thân mình đã sai nhưng không dám nhận, ngược lại còn tìm đủ mọi lý do để thoái thác cho sự sai lầm của mình. Những người đổ lỗi thường cho rằng trách nhiệm của người khác để bản thân không phải chịu sự khiển trách. Nhận lỗi và đổ lỗi là hai trạng thái hoàn toàn khác nhau, hay nói cách khác là trái ngược nhau. Tuy nhiên, để cuộc sống tốt đẹp hơn thì chúng ta nên học cách can đảm nhận lỗi, xây dụng biện pháp sửa đổi lỗi lầm của bản thân, thay vì tìm đủ mọi lý do, viện cớ để đổ lỗi cho người khác. Xin lỗi và nhận lỗi thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với những hành vi mà mình gây nên, thể hiện được văn hóa ứng xử, phẩm chất của một con người hay tối thiểu chỉ là một phép lịch sự trong giao tiếp. Đã có người từng nói: "Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn là sự im lặng". Do đó, việc bạn biết nhìn nhận và nhận lỗi lầm sẽ khiến bạn cảm thấy thanh thản hơn, nhẹ nhõm hơn. Người mắc sai lầm cũng sẽ không vì lỗi sai của mình mà day dứt mãi, suy nghĩ mãi. Tại sao mình lại phải sống trong sự hối hận và canh cánh mãi về một lỗi sai đúng không nào Không chỉ thế, việc một người biết nhận lỗi về mình cũng sẽ giúp cho người khác có cái nhìn thiện cảm hơn về bản thân, đồng thời cũng sẽ có nhiều sự tin tưởng hơn từ những người xung quanh. Nhận lỗi là phép tương đồng với sự tôn trọng. Và tất nhiên, ai cũng luôn muốn bản thân mình được tôn trọng. Vậy nên, thử hỏi rằng nếu bạn mắc lỗi sai nhưng bạn lại im lặng, không nhận lỗi hay thậm chí là đổ lỗi cho người khác thì mọi người xung quanh sẽ cho bạn một sự nhìn nhận như thế nào? Chắc hẳn là mọi người sẽ không còn dành sự tin tưởng, không còn cái nhìn thiện cảm với bạn nữa. Hoạt động nhận lỗi sẽ là liều thuốc tâm hồn giúp xoa dịu đi những tổn thương mà lỗi sai của mình gây ra cho họ, đồng thời lời xin lỗi cũng sẽ làm bớt đi sự tức giận của họ và có khả năng ngăn chặn sự việc phát triển theo chiều hướng tiêu cực hơn, Như vậy, có thể nói, việc nhận lỗi sẽ là biện pháp tháo gỡ những vướng mắc, những mâu thuẫn không đáng có trong mối quan hệ người với người. Nếu sự biết ơn là cách thể hiện sự hạnh phúc trong cuộc sống thì nhận lỗi chính là biện pháp hóa giải những đau khổ và tổn thương. Mặc dù nhận lỗi là tốt, là cần thiết song việc nhận lỗi phải xuất phát từ sự chân thành, phải đi cùng với hành động sửa chữa lỗi lầm. Nếu chỉ là một lời xin lỗi thì chẳng khác nào "lời nói gió bay", chưa thể xóa bớt đi những tổn thương về tâm hồn của người khác. Sự chân thành sẽ được thể hiện trong cách mà người mắc lỗi lầm nhận lỗi. Vậy nên, hãy luôn nhận lỗi bằng cả tấm lòng của mình, đồng thời phải đúng thời điểm, đúng con người. Hãy nhận lỗi ngay khi để xảy ra lỗi lầm, đừng để quá lâu mà khiến cho bản thân ngần ngại việc xin lỗi và khiến cho đối phương tổn thương, đau khổ. Trái ngược với nhận lỗi thì việc đổ lỗi lại là hành vi đáng phê phán, là sự thể hiện của một người có EQ thấp. Các nhà khoa học thường gọi hiện tượng một người mắc sai lầm nhưng không chịu thừa nhận trách nhiệm mà lại đùn đẩy trách nhiệm sang người khác hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan là hiện tượng "tâm lý nạn nhân". Nhận lỗi là vượt qua "cái tôi" của mình thì khó, song việc đổ lỗi lại rất dễ. Thế nên, thực tế lại có rất nhiều người thích bản thân trở thành nạn nhân để nhận được sự thương cảm của người bị thiệt hại. Sẽ có người coi việc bản thân đổ lỗi là do không khống chế được cảm xúc, nhưng cũng có người lại coi đổ lỗi là một phương pháp tự vệ. Họ lo sợ ai đó sẽ nhìn thấy khuyết điểm của bản thân, lo sợ sẽ bị người đời phán xét về sai lầm của mình. Người xưa đã khuyên dạy rằng "Lùi một bước, trời cao biển rộng". Lời dạy này quả không sai. Đổ lỗi sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, có thể làm ảnh hưởng tới nhiều người, nhưng nhận lỗi lại mang tới nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy là một con người biết học cách nhận lỗi, đừng nên là người đổ lỗi. Cúi đầu nhận lỗi không phải là sự hèn hạ, đó là sự tôn trọng và phép lịch sự cơ bản trong mối quan hệ con người với nhau.
4. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 4
Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết. “Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. "Nhận lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ. Con người trong cuộc sống sẽ có những lúc không tránh khỏi những tình huống éo le, khó đỡ và phạm phải lỗi lầm. Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, phạm phải nhiều lỗi lầm theo những mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt lên từng ngày, hoàn thiện nhân cách đồng thời lấy lại niềm tin của người khác đối với bản thân mình. Lỗi lầm chỉ mang lại cho bản thân những điều tiêu cực như: gây ra tổn thương cho người khác, làm mất lòng tin, chính bản thân ta sẽ cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi,… nhưng khi biết sửa lỗi nó sẽ mang đến cho ta những bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người biết nhìn nhận thực tế, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là những người có bản lĩnh, biết thay đổi để bản thân tốt hơn, xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được học hỏi. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, tổn thương cho người khác,… những người này đáng bị chỉ trích. Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trở thành một con người có đạo đức, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ và phấn đấu làm một công dân tốt cho xã hội.
5. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 5
Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng mắc phải sai lầm, vậy các bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó? Các bạn sẽ dũng cảm đối diện với sự thật và nhận lỗi hay trở thành một kẻ hèn nhát đổ tội cho người khác vì không muốn mọi người phán xét mình? Mình nghĩ rằng tất cả các bạn ngồi đây đã hơn một lần tự biến mình thành kẻ hèn nhát. Mình cũng giống như các bạn, đã từng trở nên nhu nhược như thế. Trong cuộc sống, không ít người vẫn đang tự biến mình thành người giống vậy. Thay vì chịu trách nhiệm trước hành động của bản thân, họ luôn đổ thừa cho hoàn cảnh và những người xung quanh. Câu cửa miệng của họ mỗi khi bị người khác hỏi về lỗi lầm của mình là "Tại vì...", tại thế nọ, tại thế kia. Đó chính là sự dối trá và thiếu lòng tự trọng với bản thân cũng như thiếu sự tôn trọng đối với người khác. Vậy các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao bản thân cũng như mọi người lại sẵn sàng nói dối, đổ lỗi cho người khác để bao biện cho mình hay chưa? Theo mình, nguyên nhân xuất phát từ việc mỗi người không thể tìm được phương án giải quyết cho các vấn đề mà mình gặp phải. Chúng ta sẵn sàng phủi bỏ trách nhiệm và chuyển nó sang người khác để không phải gánh vác, xử lý hậu quả vấn đề. Ngoài ra, nó còn cho thấy sự nhận thức yếu kém về bản thân cũng như khả năng đối mặt với sự thật. Lâu dần, chúng ta sẽ hình thành một thói quen xấu là đổ lỗi cho người khác, tự ru ngủ để bảo vệ cho cái "tôi" mỏng manh của chính mình. Đổ lỗi cho người khác một cách thường xuyên sẽ khiến bạn đánh mất đi khả năng chịu trách nhiệm cho mọi chuyện; không giữ được vị thế trong mắt mọi người; không thể trưởng thành, học hỏi từ những vấp ngã, sai lầm trong cuộc sống. Đó là lý do vì sao chúng ta phải thay đổi mỗi ngày. Khi dám thay đổi, bạn sẽ có một tâm thế thoải mái, giải thoát bản thân khỏi những lo lắng hoặc lỗi cư xử chưa phù hợp. Hơn nữa, bạn sẽ nhìn nhận được khả năng của bản thân đối với hoàn cảnh hiện tại và trong những tình huống sắp tới. Phát huy được những điều này, bạn sẽ dần từ bỏ được thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình. Mình mong rằng các bạn ngồi đây sẽ có được những nhận thức đúng đắn về hậu quả của việc đổ lỗi cho người khác để tự sửa đổi, rèn luyện mình mỗi ngày. Chỉ khi làm được điều đó, cuộc sống của chúng ta mới trở nên tươi đẹp, tràn đầy ý nghĩa!
6. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 6
Trong xã hội, từ xưa đến nay việc xảy ra lỗi là một chuyện quen thuộc trong công việc, học tập và các hoạt động thường ngày. Có nhiều người vẫn hiểu được việc gây ra lỗi thì phải sửa, nhưng cũng có một bộ phận trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi lầm ấy cho người khác. Nhận lỗi là việc con người ý thức được những lỗi sai của bản thân mình, tự động nhận sai về mình và sửa chữa, giải quyết nó. Ngược lại, những người đổ lỗi cho người khác là hành động phủ nhận lỗi lầm của mình, đùn đẩy trách nhiệm đó cho một người khác. Hành động đổ lỗi là một hành động xấu, nhưng hiện nay lại diễn ra rất nhiều trong cuộc sống thường ngày. Những người mắc lỗi lại chẳng chịu nhận và sửa chữa phần trách nhiệm đó, họ lo sợ cho lợi ích của mình nên không đứng ra. Họ luôn dùng những câu hỏi để hỏi ngược lại, phủ nhận toàn bộ trách nhiệm của bản thân, thiếu tôn trọng những người đang giao tiếp. Chính vì vậy, công việc hoặc học tập thường bị chậm trễ, sai lầm, những lần sau vẫn sẽ bị mắc phải do không có kinh nghiệm sửa chữa. Vậy bạn có biết nguyên nhân của sự việc này là gì? Đó có thể do tính cách không chịu nhận lỗi, cứng đầu của một số người. Cũng có thể do hiểu biết của họ, họ không biết đúng sai, chính vì vậy luôn đặt câu hỏi ngược lại cho người khác. Về hành động đổ lỗi, đó là những người có ý thức rất kém. Họ đặt nặng lợi ích và ganh đua với người khác, vậy nên họ sẽ chuyển lỗi vốn là của mình cho người khác. Nếu chúng ta cứ quen với việc đổ lỗi mà không nhìn lại bản thân để nhận và sửa chữa lỗi lầm, chúng ta sẽ tạo thành một loại thói quen xấu mà chẳng ai ưa thích nổi. Bạn sẽ dần đánh mất khả năng chịu trách nhiệm trước mọi việc của mình, trở nên hèn nhát và ngày càng ích kỷ hơn. tất nhiên, bạn cũng không thể trưởng thành và biết cách sửa chữa sai lầm của chính mình. Những người xung quanh sẽ ngày càng xa lánh nếu bạn vẫn cứ tiếp tục đổ lỗi như vậy, sẽ chẳng có ai chấp nhận được tính cách như vậy cả. Để tự điều chỉnh lại bản thân thoát ra việc đổ lỗi cho người khác, bạn cần có thời gian bình tĩnh nhìn nhận và phân tích những lỗi sai ấy có thuộc về mình không. Bạn không nên quyết định chúng nhanh chóng để rồi phải hối hận. Hãy thật cẩn thận và tự rèn cho mình việc xem lại mọi việc trước khi hoàn thành, điều đó sẽ giúp bạn thực hiện được công việc ít xảy ra lỗi lớn. Hãy biết cách lắng nghe, học tập để bản thân tốt lên từng ngày. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cả tôi và các bạn đều phải tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức thật tốt. Ngay từ bây giờ, hãy tự đứng ra nhận những lỗi lầm do mình gây nên và đừng đổ trách nhiệm cho ai cả. Việc này không chỉ rèn luyện tính cách của bạn mà còn có lợi cho việc học khi bạn phát hiện được những thiếu sót của bản thân mình. Chắc chắn bạn không muốn bị mọi người xa lánh, vậy nên việc đổ lỗi và nhận lỗi sẽ là một thử thách giúp bạn trở nên tốt hơn trong mắt mọi người.
7. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 7
Việc mắc những lỗi lầm trong cuộc sống chắc hẳn ai cũng có. Tuy nhiên lại có một số người không dám đối mặt với những lỗi lầm của mình mà lại đổ lỗi cho người khác.
Có thể nói thói quen hay đổ lỗi cho người khác là một đức tính xấu cần phải được loại bỏ. Ngay từ khi còn nhỏ, mỗi người trong chúng ta đều đã được dạy đức tính trung thực, thật thà dũng cảm. Khi mắc lỗi ta cần trung thực nhận lỗi và dũng cảm để sửa đổi những sai sót của mình. Những lỗi lầm do ta gây ra thì bản thân mình phải biết nhận lỗi vừa sửa sai với một thái độ trung thức và cầu thị. Người xưa đã có câu: Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Nếu khi mắc sai lầm mà chúng ta thẳng thắn nhận lỗi và sửa đổi thì chắc chắn mọi người sẽ luôn vui vẻ và tha lỗi. Trái lại, nếu chỉ biết đổ lỗi vô hình chung ta đã biến mình trở thành một kẻ hèn nhát và dối trá.
Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Chính vì vậy, em mong trong tất cả chúng ta không ai mắc phải căn bệnh hay đổ lỗi này để hoàn thiện bản thân trưởng thành tốt hơn.
8. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 8
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, chúng ta không thể lường trước được những việc có thể xảy ra. Có những lúc bản thân ta tưởng đang làm tốt công việc rồi nhưng đó lại là con đường sai dẫn ta đến những lỗi lầm. Trong những trường hợp này, vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác được đưa ra và bình luận hàng đầu. Nhận lỗi là việc chúng ta sẵn sàng đứng ra nhận trách nhiệm của mình khi làm sai hoặc làm chưa tốt công việc được giao và có biện pháp, phương án sửa đổi để tốt lên từng ngày. Còn đổ lỗi lại là khi mình làm sai nhưng không dám nhận, ngược lại tìm lí do, tìm cách né tránh, cho là trách nhiệm của người khác để bản thân không phải chịu khiển trách. Nhận lỗi và đổ lỗi là hai trạng thái trái ngược nhau, đối lập nhau, chúng ta cần học cách can đảm nhận lỗi thay vì tìm cách đổ lỗi cho người khác và có biện pháp sửa đổi lỗi lầm của bản thân. Mỗi người chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm dù là vô tình hay cố ý. Việc nhận lỗi không chỉ giúp bản thân ta nhìn nhận trực tiếp lỗi lầm của mình mà còn giúp chúng ta kiểm điểm lại bản thân, có biện pháp giải quyết, khắc phục những lỗi lầm đó sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn, có nhiều bài học hơn. Ngược lại, việc đổ lỗi cho người khác đầu tiên sẽ khiến hình ảnh chúng ta xấu đi trong mắt mọi người. Đổ lỗi là khi ta không dám nhìn thẳng vào sự thật, không dám nhìn vào sai lầm của bản thân, từ đó không có cách sửa đổi và bản thân sẽ phát triển theo cách tiêu cực hơn. Có lỗi lầm mới có bài học, hãy đối diện với những lỗi lầm một cách dũng cảm nhất, trực diện nhất để sửa đổi và khiến mình hoàn thiện hơn mỗi ngày. Là người học sinh, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta không chỉ phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạo đức mà cần cố gắng nhiều hơn nữa trong việc dũng cảm với bản thân, dám nghĩ dám làm, dám đứng lên nhận lỗi sai và có ý thức sửa chữa lỗi lầm để hoàn thiện hơn. Hãy coi lỗi lầm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống để bản thân mình đối diện nhẹ nhàng hơn cũng như thoải mái tinh thần hơn trong việc giải quyết hậu quả của những lỗi lầm đó. Cuộc sống vốn ngắn ngủi, hãy học cách chấp nhận và đối diện với lỗi lầm để hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tốt đẹp nhất. Mỗi ngày cố gắng nhiều hơn một chút trong cuộc sống, ta nhất định sẽ trở nên ưu tú hơn và đóng giúp nhiều giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc đời.
9. Viết đoạn văn ngắn về hiện tượng mọi người đổ lỗi cho nhau mẫu 9
Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi việc mắc phải những sai lầm. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải biết chấp nhận lỗi và sửa chữa, thay vì đổ lỗi cho người khác. Đổ lỗi là một thói quen xấu mà chúng ta cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù lớn hay nhỏ, điều quan trọng là tự xem xét và tự đánh giá bản thân. Những sai lầm trong cuộc sống thường bắt nguồn từ chính chúng ta, do đó chúng ta phải có khả năng nhận lỗi và sửa chữa để trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Việc đổ lỗi là kết tập của nhiều thói quen xấu khác nhau. Chúng ta cần nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ để nhận ra sai lầm của mình. Nếu chúng ta chỉ biết đổ lỗi, chúng ta sẽ không bao giờ tiến bộ. Hãy tưởng tượng một người suốt đời chỉ biết trách phạt người khác, liệu họ có thể trở nên kiên cường và vững chắc trước những khó khăn của cuộc sống? Nếu chỉ biết đổ lỗi, chúng ta sẽ không thể phát triển và không ai muốn ở bên cạnh một người luôn tránh trách nhiệm. Khi chúng ta biết chấp nhận lỗi, cuộc sống trở nên yên bình hơn rất nhiều, không gây phiền toái hay căng thẳng cho người khác trong giao tiếp.
Người thường đổ lỗi là những người không nhìn thấy điểm yếu của bản thân, luôn cho rằng mình đúng và đổ lỗi cho người khác sau mỗi thất bại. Một lời xin lỗi không làm chúng ta trở nên yếu đuối, mà ngược lại, nó thể hiện sự trưởng thành. Việc nhận lỗi và sửa chữa không làm chúng ta suy yếu, mà ngược lại, nó giúp chúng ta hoàn thiện và trở nên tốt hơn.
“Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp” - Benjamin Franklin. Hãy luôn cố gắng nhận lỗi và sửa chữa, để chúng ta ngày càng hoàn thiện và trở nên tốt đẹp hơn. Điều này không chỉ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn, mà còn mang lại sự hoàn thiện cho bản thân, để cuộc sống trở nên tốt hơn và thuận lợi hơn.