Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi

Bài nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Cho đi là còn mãi”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Cho: cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn, yêu thương và giúp đỡ mọi người.

→ Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình vì như thế cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Người sống cho đi là người luôn luôn giúp đỡ, muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, sống yêu thương, chan hòa với những người xung quanh, không tính toán nhỏ nhen.

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và lan tỏa được những thông điệp tích cực ra cộng đồng. Bên cạnh đó, mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Cho đi là còn mãi” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Cho đi là còn mãi”. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

• Biểu hiện của người sống “cho đi”

Luôn luôn giúp đỡ, muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Sống yêu thương, chan hòa với những người xung quanh, không tính toán nhỏ nhen.

Luôn muốn lan tỏa những thông điệp tốt đẹp đến với mọi người.

• Lợi ích của lối sống “cho đi”

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Cho đi là còn mãi” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

II, Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi mẫu 1

Nếu con người sống với nhau mà không có tình cảm thì xã hội vô cùng lạnh lùng, buốt giá. Để gây dựng tình cảm tốt đẹp giữa con người và giúp cho xã hội phát triển văn minh hơn thì chúng ta cần phải biết cho đi, bởi lẽ: “Cho đi là còn mãi”. Cho đi ở đây là cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn, yêu thương và giúp đỡ mọi người. Còn mãi là có được những tình cảm, bài học quý báu mà ta nhận lại sau khi cho đi để hoàn thiện bản thân cũng như gây dựng những tình cảm tốt đẹp khác. Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình vì như thế cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn. Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến. Hạnh phúc cuối cùng mà con người nhận được chính là tình yêu thương và sự tha thứ. Cho đi là cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội, còn nhận lại chính là niềm hạnh phúc, tình yêu thương, động lực tốt đẹp để cố gắng nhiều hơn nữa cho cuộc sống văn minh hơn. Sẵn sàng cho đi là khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác vô điều kiện dù là không thân thiết, quen biết khi họ gặp khó khăn cũng như không từ chối người có hoàn cảnh khó khăn. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó tạo thành khối sức mạnh đoàn kết dân tộc vững bền hơn, xã hội tiến bộ mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người giúp đỡ người khác nhằm mục đích tư lợi cá nhân không tốt,… Chúng ta cần phê phán những trường hợp này, đồng thời thay đổi cách sống để tốt hơn. Cho đi là còn mãi mang nhiều ý nghĩa, thông điệp văn minh nhất là trong thời buổi xã hội phát triển mạnh như hiện nay. Hãy sống với nhau bằng tình yêu thương chân thành nhất.

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi mẫu 2

Làm thế nào để cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn? Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình. Có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh câu hỏi này, nhưng đối với bản thân tôi, điều ý nghĩa nhất trong cuộc sống chính là việc sống cho đi, bởi lẽ: “Cho đi là còn mãi”. Cho mang nghĩa bao quát là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Nhận ở đây là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Người sống cho đi là những người sẵn sàng giúp đỡ người khác, không từ chối người có hoàn cảnh khó khăn, tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Họ cũng là những người hết lòng vì người khác với mong muốn xã hội tốt hơn, mong cuộc sống của người bất hạnh tốt đẹp hơn. Việc cho đi có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thanh thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, những người này đáng bị xã hội lên án. Mỗi người một cuộc sống riêng nhưng lại sống trong xã hội chung. Chúng ta hãy biết san sẻ, yêu thương người khác để thấy cuộc đời này ý nghĩa hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi mẫu 3

Mỗi người sống trên đời đều có những kế hoạch, những dự định riêng, và cả những nỗi lo riêng. Nhưng cuộc sống đâu chỉ thể biết đến riêng bản thân, mà cần phải quan tâm đến những người xung quanh, bởi lẽ: “Cho đi là còn mãi”. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại rất ít. Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó không phải là điều dễ dàng. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. “Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống, bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Cuộc sống này có nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niềm hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình. Con người không ai hoàn hảo cả, quan trọng là chúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với bản chất thật sự của mình, để không phải hổ thẹn với lương tâm. Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hy vọng vào ngày mai. Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó - sự “cho” và “nhận” lại.

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 4

Con người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 5

Con người muốn trở nên tốt đẹp cần phải rèn luyện rất nhiều phẩm chất, một trong số đó chính là học cách cho đi, yêu thương đồng loại để nhận về những điều tốt đẹp bởi lẽ: “Cho đi là còn mãi”. Cho đi là yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để xã hội này tốt hơn. Còn thứ ta nhận lại là sự thoải mái, thanh thản trong tâm hồn khi giúp đỡ, yêu thương người khác và được họ cảm kích, biết ơn, yêu thương. Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đối lập nhau nhưng lại song hành với nhau trở thành những bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác. Cuộc sống của con người sẽ trở nên lạnh nhạt, vô cảm nếu mỗi người chỉ biết sống cho mình, không biết thương yêu, san sẻ, giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết đến bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội, lâu dần ta sẽ chết mòn, tâm hồn ủ dột. Tình yêu thương, sự cho đi và nhận lại giúp con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, từ đó khối sức mạnh sẽ lớn hơn. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: đó là sự thành thản, thoải mái khi nhìn người khác tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn,… Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, những người này nếu không sửa đổi sẽ tự tách mình khỏi xã hội và trở nên thất bại hơn. Mỗi chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống, hãy sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, cho đi yêu thương để nhận về những điều tốt đẹp nhất.

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 6

Cuộc sống luôn gửi gắm đến con người những nghĩa cử cao đẹp, mong muốn con người sống có ích và truyền tải những thông điệp văn minh đến các thế hệ. Từ xưa đến nay, ông cha ta đã để lại nhiều bài học sâu sắc qua câu nói “Cho đi là còn mãi”.

Vậy thế nào là cho và nhận? Cho ở đây mang nghĩa bao quát; đó là khi chúng ta yêu thương mọi người, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cho đi tình cảm, tấm lòng, sẵn sàng vì người khác để khiến cho xã hội này tốt hơn. Cho đi là bài bài học đắt giá cho con người, khuyên con người ta biết yêu thương, san sẻ với người khác để cộng đồng, xã hội ngày càng vững mạnh trên nền tảng tình cảm.

Làm thế nào để nhận biết được những người sẵn sàng cho đi? Sẵn sàng cho đi là khi chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác dù là không thân thiết, quen biết khi họ gặp khó khăn cũng như không từ chối người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Người sẵn sàng cho đi còn là người hết lòng vì người khác với mong muốn xã hội tốt hơn, mong cuộc sống của người bất hạnh tốt đẹp hơn mà không hề toan tính thiệt hơn hay mong được tư lợi.

Việc cho đi mang nhiều lợi ích, ý nghĩa lớn lao cho cuộc đời. Khi biết cho đi, chúng ta sẽ được nhận lại những điều xứng đáng: đó là sự thảnh thản, thoải mái khi nhìn cuộc sống của người khác tốt đẹp hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, những người sẵn sàng cho đi mà không toan tính sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ lại khi chúng ta gặp khó khăn,…

Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng sống với tình thương, sẵn sàng cho đi, giúp đỡ người khác. Ngoài kia vẫn còn có nhiều người ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác, chỉ biết sống cho bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội lên án.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 7

Nếu ví cuộc đời này là một trường ca bất tận thì có lẽ, lối sống sẻ chia, cho đi là còn mãi là một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống. Cho đi là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần. Cho đi làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân ta hoàn thiện hơn, cảm nhận cuộc đời này có ý nghĩa hơn. Không chỉ vậy cuộc sống là một ngọn núi, có lúc dốc, có lúc bằng phẳng khác nhau, bởi vậy luôn cần đến những con người biết chia sẻ, biết cho đi mà không nghĩ đến việc nhận lại. Cuộc sống này còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm một ánh lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Nhắc đến lẽ sống đẹp này, chúng ta lại nhớ đến câu chuyện về chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân đã chia sẻ chiếc bánh thời gian của mình để giúp đỡ những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Trái với hành động đẹp biết sống cho đi, cần lên án những người chỉ biết sống ích kỉ, luôn lo sợ nhận lại ít hơn cho đi. Chúng ta cần phải biết mỗi ngày sống là một trải nghiệm, được yêu thương, được sẻ chia là điều hạnh phúc nhất. Cuộc sống sẽ tuyệt vời biết bao khi mỗi con người sẵn sàng cho đi, sẻ chia đối với những người xung quanh mình. Chính vì vậy, bạn trẻ ơi “Còn gì đẹp trên đời hơn thế. Người với người sống để yêu nhau” (Tố Hữu).

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi

Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 8

Tận hưởng các giá trị của cuộc sống là hành động của bản năng còn cống hiến sức mình cho xã hội lại được thực hành bởi ý chí. Sống biết cho đi, biết chia sẻ những gì mình có để giúp người khác vượt qua khó khăn thử thách là một hành vi cao quý. Người biết cho đi, biết giúp đỡ người khác một cách vô tư, không vụ lợi luôn được người khác kính trọng, yêu thương và đền đáp. Người không biết cho đi thứ gì thường sống ích kỉ, ỷ lại vào người khác, sẽ bị mọi người khinh bỉ, xa lánh. Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến. Hạnh phúc cuối cùng mà con người nhận được chính là tình yêu thương và sự tha thứ. Cho đi là còn mãi bởi những gì mình đã cho đi sẽ được sinh sôi nảy nở qua sức lao động của người khác, một ngày nào đó nó sẽ quay trở lại với mình. Khi cho đi, cũng đừng mong cầu người khác đáp trả tương xứng mà hãy nghĩ rằng cuộc sống sẽ trả lại cho mình giá trị ấy dưới một hình thức khác, một giá trị khác. Nghèo mà biết cho đi là giàu hơn tất cả; giàu mà không dám cho là thiếu đến tận cùng. Những ngọn núi cao mãi lên bởi nó không từ chối nhận về những hạt bụi, những dòng sông chảy mãi bởi nó biết cho đi. Hãy cho đi nhiều hơn và nhận lại ít hơn trong cuộc đời mình để tận hưởng giá trị đích thực của cuộc sống, để làm việc thành công, cống hiến nhiều hơn cho xã hội và để sống hạnh phúc.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 9

Một nhận định tựa như một chân lí xác đáng "Cho đi...là còn mãi". Đó là một bài học quý báu về sự cho đi trong cuộc sống: khuyên người ta nên chia sẻ không chỉ với những người có hoạn nạn mà còn đối với cả xã hội. Bởi lẽ trong xã hội này còn tồn tại rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm sự giúp đỡ, sẻ chia từ cộng đồng, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai, lời an ủi, động viên cũng phần nào giúp họ. Tưởng như khi cho đi, người cho sẽ bị mất mát, thế nhưng không, họ còn nhận lại được nhiều hơn thế. Chỉ là một hành động sẻ chia, con người sẽ lan tỏa sự yêu thương đến cộng đồng, để yêu thương được lan tỏa và còn mãi. Người nhận đôi khi cũng chẳng mong nhận được những thứ vật chất cao sang, tiền bạc mà là sự nồng ấm của tình người. Con người rồi cũng sẽ trở về với cát bụi, với đất mẹ nhưng quan trọng là sự sẻ chia, giúp đỡ của họ với người khác thì sẽ còn mãi. Chẳng gì có thể ngăn được những hành động xuất phát từ đáy lòng cảm thông, từ trái tim thổn thức. Đó còn là lòng nhân ái, là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay, những truyền thống ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vây hãy cho đi để đời mãi đẹp tươi.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 10

Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắc xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Rất nhiều người, nhiều nơi trên thế giới đang chờ đợi ở bạn một sự hảo tâm, một vòng tay ấm áp… Đôi khi, chỉ một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ làm viên mãn một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng đời sống thật phong phú.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất trắc với những nỗi đau của nhân loại cùng sự hủy hoại nghiêm trọng của môi trường. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và bất trắc ấy trong cuộc sống. Thế nhưng, chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác?

Bí quyết đơn giản nhất chính là: “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác”. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.

Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến những người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kỳ diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thể ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.

Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.

Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người. Chỉ cần thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 11

"Tương thân tương ái" là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và luôn được kế thừa, phát huy qua từng thế hệ. "Cho đi là còn mãi" cũng là một trong những lẽ sống cao cả của tinh thần "tương thân tương ái". Khi bạn biết giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, bạn biết san sẻ tấm lòng nhân ái của mình đến với họ thì chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được giá trị của cuộc sống. "Cho đi là còn mãi" là khi bạn trao yêu thương đến với mọi người thì chắc chắn yêu thương ấy sẽ được họ ghi nhận sâu trong lòng và không bao giờ họ quên đi sự giúp đỡ của bạn. Khi bạn biết cho đi mà không cần nhận lại thì những ích kỷ trong con người bạn sẽ dần tan biến hết và nó chính là liều thuốc bổ khiến bạn trở nên hoàn hảo, toàn diện hơn. Trong khi đại dịch Covid 19 vẫn còn diễn ra rất phức tạp thì đã có rất nhiều những y, bác sĩ tuyến đầu phải đương đầu với những vất vả, hiểm nguy để cứu giúp đồng bào bị nhiễm bệnh. Hành động đáng kính này của họ chính là những tấm gương sáng để mỗi chúng ta cần phải học hỏi theo. Cho nên, để có thể cho đi nhiều hơn thì mỗi chúng ta cần phải lựa chọn một thái độ sống tích cực, cần phải biết sẻ chia, đồng cảm với mọi người để hàn gắn vết nứt của góc khuất tiêu cực trong chính tâm hồn mình.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 12

Yêu thương, sẻ chia không chỉ là những phẩm chất đáng quý mà còn là nghĩa cử cao đẹp của con người trong cuộc sống đầy hối hả, bon chen hiện nay. "Cho đi là còn mãi" là câu nói ý nghĩa đã khẳng định được ý nghĩa của hành động sẻ chia và thể hiện được tinh thần tương thân tương ái cao đẹp của dân tộc Việt Nam ta. "Cho đi" là khi bạn hướng tấm lòng nhân ái của mình ra ngoài xã hội để tìm kiếm những người đang cần sự giúp đỡ từ bạn vì đôi khi chỉ một lời động viên, an ủi cũng có thể cứu vớt một người thoát khỏi cái chết của sự tuyệt vọng. Người biết sống vì mọi người sẽ luôn được người khác yêu thương và kính trọng. Nếu bạn để cho con "quái thú" của lòng ích kỷ ngự trị trong người bạn thì chắc chắn bạn sẽ rất khó đạt được thành công và sự tín nhiệm từ mọi người xung quanh. Sự cho đi của bạn sẽ chính là sợi dây gắn kết mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người và khi bạn cho đi thì chắc chắn những gì bạn để lại trong lòng mọi người là còn mãi. Hãy cho đi bất cứ khi nào có thể để thấy rằng cuộc sống này là một bản nhạc vui tươi, ý nghĩa. Thật đáng phê phán những người sống nhỏ nhen, chỉ mong được hưởng lợi thì mới làm việc mà không hề biết rằng mỗi chúng ta cần phải biết cho đi để cống hiến nhiều hơn cho xã hội.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 13

"Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì? Em biết không? Để gió cuốn đi" là câu hát nổi tiếng trong bài "Để gió cuốn đi" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bởi lẽ, để cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn thì mỗi chúng ta cần phải biết cho đi để được nhận lại nhiều hơn vì "cho đi là còn mãi". "Cho đi" là sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, biết san sẻ tình yêu thương của mình với mọi người xung quanh. Người biết cho đi là người sống chan hòa, luôn yêu thương, giúp đỡ mọi người, có tinh thần "tương thân tương ái cao". Ở họ luôn tràn đầy năng lượng để lan tỏa niềm vui tích cực đến với mọi người, họ sống vì lợi ích chung chứ không phải vì tư lợi cá nhân nên họ sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại bất cứ điều gì. Người biết cho đi sẽ được mọi người yêu quý trân trọng và được mọi người tin tưởng. Khi biết cho đi bạn sẽ cảm thấy cuộc đời ý nghĩa hơn rất nhiều và giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn khi nhiều người khó khăn nhận được sự giúp đỡ của bạn. Tuy nhiên, trong cuộc sống chúng ta thật đáng để phê phán những người có lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, không quan tâm đến lợi ích chung của toàn xã hội mà chỉ biết sống cho riêng mình. Do vậy, mỗi chúng ta cần phải tự trau dồi, hoàn thiện bản thân để có thể giúp đỡ được nhiều người kém may mắn hơn, biết cho đi nhiều hơn và biết sống vì những mục tiêu, lí tưởng chung của toàn xã hội để gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 14

Trong cuộc sống này, ai cũng có riêng cho mình những kế hoạch, những dự định riêng, rồi những nỗi lo của cơm, áo, gạo, tiền… mà đôi lúc dường như con người chúng ta không còn có thời gian quan tâm tới những việc, những người xung quanh. Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác, đó. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này. “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 15

Cuộc sống của chúng ta sẽ tràn đầy ý nghĩa khi chúng ta biết san sẻ tình yêu thương với những người khác. Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Giữa con người với con người luôn tồn tại một thứ tình cảm rất thiêng liêng và cao cả. Đó là tình thương. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người. Ngoài kia có rất nhiều mảnh đời bất hạnh đang cần bạn chia sẻ, trao yêu thương… Không nhiều, đôi khi, chỉ cần một ánh mắt trìu mến, một nụ cười thân thiện, hay một câu nói chân tình cũng đủ thắp sáng cả một trái tim! Hãy cho đi để thấy rằng cuộc sống thật này ý nghĩa và “Cho đi là còn mãi”. Xung quanh chúng ta vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh. Họ cần sự giúp đỡ, sự đồng cảm và sẻ chia. Người ta thường có câu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” bởi vậy “cho và nhận” đã trở thành quy luật của cuộc sống. Chính vì vậy, chúng ta phải biết yêu thương, quan tâm đến nhau nhiều hơn để góp phần giảm bớt những nỗi đau và những bất hạnh trong cuộc sống. Và điều quan trọng là chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh của chính mình và của người khác? Đơn giản chính là “Mỗi người hãy biết chia sẻ, biết cho đi, biết trao tặng những gì tốt nhất mà mình có cho người khác” để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Thật vậy, cuộc sống chính là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. “Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, chỉ có hạnh phúc khi cho đi”. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu… Cho đi sự ấm áp, sự giúp đỡ, tình yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim nồng cháy của một người. Dù cái “cho” đó chỉ là một điều rất nhỏ nhưng đó là cả một tấm lòng rất đáng trân quý. Hãy cho đi bất cứ khi nào có thể để thấy rằng cuộc sống này là một bản nhạc vui tươi, ý nghĩa.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 16

Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục đích, cảm giác an toàn cho mỗi người.

Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ. Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả. Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sống thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dàn mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn. Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt.Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 17

Dân tộc Việt nam từ xưa đến nay luôn có lòng nhân ái, điều đó thể hiện qua sự yêu thương và biết chia sẻ với nhau trong cuộc sống hằng ngày. Yêu thương và chia sẻ là phẩm chất tốt đẹp tạo nên hạnh phúc cho mọi người xung quanh, là sự đồng cảm giữa những trái tim đồng điệu, giúp đỡ nhau về vật chất, tinh thần. Để làm những điều ý nghĩa đó, ngày nay, nhiều câu lạc bộ thiện nguyện hay những cơ quan, đoàn thể chung tay, kêu gọi các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp xây tặng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho người nghèo,... Bên cạnh đó, các chương trình truyền hình còn mở nhiều gameshow ý nghĩa: Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng, Tấm lòng nhân ái, Vượt lên chính mình, Điều ước thứ 7,... thông qua đó, lòng yêu thương được vun đắp. Một khi bạn mở lòng trao đi những tình cảm chân thành thì bạn sẽ nhận được chính tình yêu thương đó. Có thể bạn đang sống trong tình yêu thương của gia đình, của cha mẹ, người thân, bạn bè và nhận thấy cuộc sống của mình thật ý nghĩa, hạnh phúc dù có lúc bạn không nhận ra hay quý trọng đúng mức những tình cảm ấy, giống như không khí, chúng ta thở lúc nào cũng sẵn có nên đôi khi quên đi sự hiện hữu của nó. Bình thường, chúng ta không cảm nhận được hết chiều sâu của tình cảm thiêng liêng mà mọi người dành tặng cho. Khi gặp phải những thất bại hay bất hạnh trong cuộc sống, chúng ta mới thấu hiểu và trân trọng ý nghĩa của tình yêu thương - tình cảm ấm áp và sự chia sẻ có sức mạnh an ủi, nâng đỡ nhiệm màu đối với tâm hồn con người. Sống yêu thương mọi người, bạn sẽ nhận được niềm vui từ chính cuộc sống của mình. Hãy để trái tim và ánh mắt rộng mở cho những cảm nhận yêu thương sưởi ấm tâm hồn - những cảm xúc từng có và đang sống lại trong bạn. Hơn tất cả mọi thứ trên đời, tình yêu thương là sức mạnh vô biên, là điều chia sẻ quý giá không thể thiếu trong cuộc sống con người, bởi yêu thương cho đi là yêu thương giữ được mãi mãi.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 18

Để trở thành con người tốt đẹp, chúng ta cần phải phát triển và rèn luyện nhiều phẩm chất khác nhau. Một trong những phẩm chất quan trọng đó là khả năng cho đi và yêu thương đồng loại, để từ đó chúng ta có thể thu hoạch những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Việc cho đi không chỉ đơn giản là hành động cụ thể, mà còn là sự yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Khi ta cho đi, ta chia sẻ tình cảm và tấm lòng của mình, sẵn sàng hỗ trợ những người gặp khó khăn hơn ta. Điều này giúp xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người cùng chia sẻ và hỗ trợ nhau. Những gì ta nhận lại từ việc cho đi không chỉ là sự thoải mái và thanh thản trong tâm hồn, mà còn là sự biết ơn và tình yêu thương từ những người mà ta đã giúp đỡ. Khái niệm "cho và nhận" không phải là đối lập, mà chúng hoàn hảo bổ sung cho nhau, mang đến những bài học quý báu trong cuộc sống. Điều này nhắc nhở chúng ta biết yêu thương, chia sẻ với người khác, và tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn. Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa và lạnh lẽo nếu mọi người chỉ tập trung vào bản thân mình mà không quan tâm đến người khác, không hiểu cảm xúc và khó khăn của họ. Nếu ta tự tách mình ra khỏi xã hội và chỉ quan tâm đến mình, tâm hồn ta sẽ trở nên trống rỗng và u ám. Tình yêu thương và việc cho đi không chỉ kết nối con người lại với nhau mà còn làm cho khối lượng sức mạnh của xã hội tăng lên. Khi chúng ta cho đi, ta cũng nhận lại một cách xứng đáng, bằng sự hạnh phúc khi thấy người khác tốt đẹp hơn và được tôn trọng, cũng như sự sẵn sàng giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn. Tuy nhiên, vẫn còn những người ích kỷ, tự lợi, và vô cảm trước nỗi đau của người khác. Những người này, nếu không thay đổi, sẽ tách mình ra khỏi xã hội và trải qua sự thất bại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống của mình, và chúng ta nên lựa chọn sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương, và sẵn sàng cho đi để nhận về những giá trị tốt đẹp nhất từ cuộc sống.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 19

Mỗi cá nhân trên hành trình cuộc đời đều đem theo những kế hoạch riêng, những ước mơ và cả những lo âu riêng tư. Tuy nhiên, cuộc sống không bao giờ chỉ nên xoay quanh bản thân mình, bởi triết lý "Cho đi là còn mãi" đã cho chúng ta thấu hiểu rằng việc tạo ra sự quan tâm và lắng nghe đối với người khác cũng là một phần quan trọng của sự sống. "Cho" và "nhận" có vẻ như là hai khái niệm đơn giản, nhưng thực tế, đây là một sự cân bằng không dễ dàng mà không phải ai cũng có thể đạt được. Chúng ta có thể đã nghe câu nói "cho đi là hạnh phúc," nhưng thực hiện điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Hạnh phúc thực sự đến với chúng ta khi chúng ta không hám lợi, không nghĩ về lợi ích cá nhân của mình. "Cho" không chỉ đơn giản là việc chúng ta có đủ tài nguyên vật chất để giúp đỡ người khác, mà nó còn có thể là một lời động viên, một lời chia sẻ tinh thần, hoặc thậm chí chỉ là một nụ cười để đem lại sức mạnh, niềm tin, và lòng kiên nhẫn cho người khác. Lúc đó, chúng ta sẽ cảm nhận niềm hạnh phúc to lớn từ việc tạo ra những hành động đẹp đẽ này, hạnh phúc thực sự đến từ tận đáy lòng. Cuộc sống này đẹp đẽ vì những điều bất ngờ, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tình thương. Cuộc sống không chỉ là việc nhận, mà còn là việc biết cho đi. Khi ta tự nguyện cho đi, ta sẽ nhận lại nhiều hơn ta mong đợi. Hãy thử cho đi một phần của mình, để biến niềm hạnh phúc của người khác trở thành niềm hạnh phúc của ta. Con người không hoàn hảo, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải sống đúng với giá trị bản thân, để không phải đối mặt với sự trái ngược của lương tâm. Ý nghĩa thực sự của cuộc sống nằm trong những giá trị đơn giản xung quanh ta, như tình yêu từ cha mẹ, tình bạn thân thiết, niềm vui và hạnh phúc khi vượt qua khó khăn, cũng như niềm tin vào tương lai. Điều quan trọng nhất là những gì nuôi dưỡng tâm hồn và xây dựng cuộc sống của ta, đó là tinh thần "cho" và "nhận".

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 20

Khi con người cùng tồn tại trong xã hội mà thiếu đi tình cảm, thì xã hội trở nên lạnh lùng, tàn ác. Để xây dựng một môi trường tương tác tích cực giữa con người và thúc đẩy sự phát triển văn minh của xã hội, chúng ta cần hành động theo triết lý "Cho đi là còn mãi". Trong trường hợp này, "cho đi" không chỉ là việc chia sẻ tình cảm và lòng nhân ái, mà còn là sự sẵn sàng đóng góp cho lợi ích chung của cộng đồng, vì lợi ích của người khác, để làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, tràn đầy tình yêu và sẵn sàng hỗ trợ mọi người. Hành động "cho đi" không chỉ mang lại lợi ích ngay lập tức, mà còn tạo ra những giá trị vô cùng quý báu cho bản thân chúng ta và xây dựng những mối quan hệ đáng trân trọng. Chúng ta nên luôn khuyến khích và thực hiện việc yêu thương và chia sẻ những điều nhỏ nhặt với những người xung quanh, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn hơn chúng ta. Bằng cách này, cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc và sảng khoái hơn, và chúng ta có thể đo đạc cuộc đời dựa trên sự cống hiến, chứ không phải chỉ bằng thời gian. Hạnh phúc cuối cùng mà chúng ta nhận được là sự yêu thương và khả năng tha thứ. Hành động "cho đi" đồng nghĩa với việc cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội, và đáp lại chúng ta nhận được niềm hạnh phúc, tình yêu thương và động lực để cống hiến thêm nhiều hơn nữa cho một cuộc sống văn minh hơn. Sẵn sàng "cho đi" đồng nghĩa với việc chúng ta sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không đặt điều kiện, bất kể mức độ quen biết hay không. Tình yêu thương và sự chia sẻ giúp kết nối con người lại gần nhau hơn, tạo ra một khối lực đoàn kết dân tộc mạnh mẽ hơn và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn những người ích kỷ, lạnh lùng, không cảm thông trước nỗi đau của người khác và chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân. Cũng có những người giúp đỡ người khác với mục đích cá nhân không tốt. Chúng ta cần phê phán những hành vi này và thay đổi cách sống để làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. "Cho đi là còn mãi" mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc và là thông điệp vô cùng cần thiết trong thời đại xã hội hiện đại. Hãy sống với nhau bằng tình yêu thương chân thành nhất, để chúng ta có thể xây dựng một xã hội ấm áp, đầy yêu thương và tương tác tích cực.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 21

Để trở thành người tốt và đẹp hơn, chúng ta cần phải phát triển và rèn luyện nhiều phẩm chất khác nhau. Một trong những phẩm chất quan trọng đó là khả năng cho đi và yêu thương đồng loại, bởi vì chúng ta tin rằng "Cho đi là còn mãi." Cho đi không chỉ đơn giản là việc trao đi vật chất, mà còn là việc chia sẻ tình cảm và tấm lòng. Khi ta cho đi, ta thể hiện tình yêu thương bằng cách giúp đỡ những người gặp khó khăn hơn mình, trao đi tình cảm và sẵn sàng đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu để làm cho xã hội trở nên tốt hơn. Những gì ta nhận lại từ việc cho đi không chỉ là sự thoải mái và thanh thản trong tâm hồn, mà còn là sự biết ơn và tình yêu thương từ những người mà ta đã giúp đỡ. Cho và nhận là hai khái niệm không đối lập, mà thực tế lại bổ sung cho nhau, tạo nên những bài học quý báu cho cuộc sống. Điều này nhắc nhở chúng ta biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa và lạnh lẽo nếu mỗi người chỉ sống vì bản thân mình, không quan tâm đến tình yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ đồng loại. Nếu mỗi cá nhân chỉ biết tách mình ra khỏi xã hội và bỏ qua nhu cầu của người khác, tâm hồn ta sẽ trở nên cằn cỗi và u ám. Tình yêu thương, việc cho đi và nhận lại không chỉ gắn kết con người lại gần nhau hơn, mà còn làm cho sức mạnh của xã hội trở nên mạnh mẽ hơn. Khi chúng ta biết cho đi, chúng ta cũng sẽ được nhận lại một cách xứng đáng: sự hài lòng và thoải mái khi thấy người khác trở nên tốt đẹp hơn, được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu thương, và sẵn sàng được giúp đỡ khi chúng ta gặp khó khăn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn nhiều người ích kỷ, nhỏ nhen, lạnh lùng, và vô cảm trước nỗi đau và khó khăn của người khác. Những người này, nếu không thay đổi, sẽ tự tách mình ra khỏi xã hội và trải qua sự thất bại. Mỗi người có quyền lựa chọn cách sống của mình, và chúng ta nên lựa chọn sống với tấm lòng chân thành, tình yêu thương và sẵn sàng cho đi để nhận về những giá trị tốt đẹp nhất từ cuộc sống.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 22

Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia. Trao đi yêu thương dể nhận lại yêu thương là một quy luật trong cuộc sống. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi vì ”Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Cho và nhận tưởng chừng như là những khái niệm đơn giản nhưng để hiểu và làm được thì không dễ dàng. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự sẻ chia, kết nối giữa con người với con người. Khi “cho” chúng ta không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình là lúc ta hạnh phúc nhất, khi ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã nhận được cho mình niềm vui, hạnh phúc. Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều những con người luôn giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi báo đáp. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sống theo một lối sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Họ không quan tâm đến chuyện gì, cũng như không quan tâm đến những người xung quanh. Ý kiến trên như một lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh, từ những việc nhỏ nhặt nhất, vì lúc cho đi là lúc ta nhận lại.

Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi - Bài làm 23

Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần nhưng yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả mà bản thân mỗi người đều nhận ra. Cho và nhận vừa hữu hình vừa vô hình, đó là một mối quan hệ cần phải trân trọng và gìn giữ. Chúng ta sẽ nhận lại được gì từ sự cho đi đó. Vậy cho là gì và nhận là gì? Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý. Nhận chính là được đáp trả, được đền ơn. Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau. Nếu ai nghe nhạc Trịnh chắc chắn sẽ nhớ câu “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Đây là một triết lý mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một tấm lòng đáng kính trong thiên hạ. Biểu hiện của cho đi và nhận lại trong cuộc sống thực sự không hiếm. Mỗi người chúng ta hằng ngày đang cho đi nhiều thứ và nhận lại nhiều thứ mà đôi khi chính bản thân mình cũng không nhận ra được. Đó chính là điều kỳ diệu của cuộc sống này. Khi mỗi người sống tốt, sống có ích thì sẽ nhận lại được một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Đó chính là cho và nhận. Ở xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta, cần sự san sẻ, sự chia ngọt sẻ bùi. Một miếng khi đói bằng một gói khi no là bởi vậy. Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm vui, là sự an nhiên mà thôi. Như thế là quá đủ rồi phải không. Thực sự khi chúng ta trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng. Có nhiều người làm từ thiện cả một đời, luôn luôn quan tâm đến những người nghèo khổ, mang những miếng cơm, những tấm áo chẳng còn lành lặn với một tấm lòng thực tâm. Họ có một chữ tâm rất lớn, họ trao đi tin yêu rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng bạn biết không hằng ngày họ vẫn đang nhận lại cái mà họ đã trao đi đó. Cuộc sống họ là một chữ "thiện” ở trong tim, họ thấy lòng mình thanh thản và bình an khi được làm những việc đó. Bởi vậy những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, cũng không hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt. Điều bạn nhận lại có khi là cả một quá trình, sau này bạn mới nhận ra mình được đáp trả nhiều hơn cái cho đi đó. Tuy nhiên bên cạnh những người luôn biết cho đi thì còn tồn tại rất nhiều người chỉ mong nhận lại, giữ khư khư những gì mình có mà không chịu cho đi. Đây là một thực tế rất đáng buồn. Lối sống này cần phải lên án, vì nó sẽ khiến cho bản thân họ trở nên ích kỷ và đáng ghét. Sự tính toán hơn thua, được mất của họ sẽ khiến cho họ càng ngày càng đánh mất đi chính bản thân mình. Cho đi là điều mà chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Bạn sẽ thấy được điều kỳ diệu từ sự cho đi và nhận lại đó. Mỗi người, mỗi ngày hãy là một người biết san sẻ, biết giúp đỡ người khác để nhận lại sự tĩnh lặng và niềm vui trong cuộc sống.

-----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói cho đi là còn mãi. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu các mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Đánh giá bài viết
28 133.592
Sắp xếp theo

    Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ (5-7 dòng)

    Xem thêm