Nghị luận xã hội về giá trị ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc
Bài nghị luận xã hội về giá trị ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc
Nghị luận xã hội về giá trị ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.
Dàn ý Nghị luận xã hội về giá trị ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: giá trị ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc.
2. Thân bài
a. Khái quát chung về ngày Tết cổ truyền
Ngày Tết cổ truyền là một nét văn hóa của con người Việt Nam, là ngày các thành viên trong gia đình tụ họp bên nhau sau một năm dài làm ăn, xa cách.
Ngày Tết mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, bên cạnh đó còn là tục đi chùa xin lộc, cầu bình an, may mắn cho một năm tới.
Ngày Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam, là một phần không thể thiếu của cuộc sống, con người Việt Nam ta đi đến đâu cũng luôn nghĩ về ngày Tết, về truyền thống văn hóa này.
b. Các hoạt động trong ngày Tết
Ngày tết người ta thường chúc nhau những lời chúc mừng, những điều may mắn nhất để có một năm mới thêm hạnh phúc, bình an và phát đạt hơn.
Ngày tết cổ truyền gắn liền với mâm cỗ, với các món ăn truyền thống và với tục thờ cúng tổ tiên.
Bên cạnh việc tụ họp bên nhau thì ba ngày tết còn là thời gian con người du xuân, đi lễ chùa, du ngoạn, thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống.
c. Ý nghĩa của ngày tết cổ truyền đối với con người Việt Nam
Ngày tết như một nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam, mỗi năm đến tết con người lại háo hức, nô nức chuẩn bị để có một cái tết trọn vẹn.
Ngày tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn của mọi người sau một năm làm việc vất vả.
Ngày tết gắn kết con người lại với nhau khiến cho tình cảm gia đình thêm bền chặt.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: giá trị ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc; đồng thời nêu cảm nghĩ của bản thân.
Nghị luận xã hội về giá trị ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc mẫu 1
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có một nét đẹp văn hóa khác nhau, là công dân của một nước, chúng ta cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy những nét đẹp đó. Một trong những nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam chính là ngày tết cổ truyền. Ngày Tết cổ truyền là ngày các thành viên trong gia đình tụ họp bên nhau sau một năm dài làm ăn, xa cách. Trong ngày Tết mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, bên cạnh đó còn là tục đi chùa xin lộc, cầu bình an, may mắn cho một năm tới. Ngày Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam, là một phần không thể thiếu của cuộc sống, con người Việt Nam ta đi đến đâu cũng luôn nghĩ về ngày Tết, về truyền thống văn hóa này. Ngày tết người ta thường chúc nhau những lời chúc mừng, những điều may mắn nhất để có một năm mới thêm hạnh phúc, bình an và phát đạt hơn. Ngày tết cổ truyền gắn liền với mâm cỗ, với các món ăn truyền thống và với tục thờ cúng tổ tiên. Bên cạnh việc tụ họp bên nhau thì ba ngày tết còn là thời gian con người du xuân, đi lễ chùa, du ngoạn, thưởng thức vẻ đẹp cuộc sống. Ngày tết cổ truyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn đối với con người Việt Nam: Ngày tết như một nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam, mỗi năm đến tết con người lại háo hức, nô nức chuẩn bị để có một cái tết trọn vẹn. Ngày tết cũng là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn của mọi người sau một năm làm việc vất vả. Ngày tết gắn kết con người lại với nhau khiến cho tình cảm gia đình thêm bền chặt. Mỗi chúng ta dù hằng năm có làm ăn đâu xa, bận bịu trăm nghìn công việc cũng nên dành khoảng thời gian ngày tết bên gia đình, bạn bè, người thân để cùng nhau trò chuyện, chia sẻ, có như vậy, cuộc sống không chỉ tươi đẹp hơn mà ngày tết cũng vẹn tròn hơn.
Viết đoạn văn ngắn về giá trị ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc 200 chữ
Hàng năm, Tết cổ truyền có lẽ là ngày lễ lớn nhất từ lâu đời trong phong tục tập quán của người Việt Nam. Tết cổ truyền thực sự có ý nghĩa quan trọng trong tiềm thực của người Việt. Thứ nhất, ngày tết cổ truyền chính là đánh dấu kết thúc một năm cũ và đón chào một năm mới, một khởi đầu mới. Vào lúc này, mọi sự cũ, buồn phiền trong cuộc sống sẽ bị gạt qua một bên và mọi người cùng nhau đón năm mới sang, một sự khởi đầu mới cho vạn vật, vạn việc được tốt đẹp và thuận lợi. Thứ hai, ngày tết cổ truyền chính là ngày tết đoàn viên. Vào ngày này, anh em con cháu tụ họp về 1 nhà sau bao tháng ngày để cùng nhau sum họp, ăn những mâm cơm tình thân. Thứ ba, tết cổ truyền mang ý nghĩa của sự hiếu thảo. Khi tết sang, bàn thờ phải là nơi được dọn dẹp sạch sẽ nhất, khang trang nhất để thể hiện được sự tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên của mình. Tóm lại, ngày tết cổ truyền của Việt Nam mang ý nghĩa của một sự khởi đầu mới cũng như những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp khác của thế hệ trước.
------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Nghị luận xã hội về giá trị ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...