Viết đoạn văn 200 chữ bàn về khiêm tốn

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: khiêm tốn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Khiêm tốn: là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có.

b. Phân tích

- Biểu hiện của tính khiêm tốn:

Người khiêm tốn là người không tự cao tự đại, không khoe khoang, khoa trương bản thân mình, luôn cho rằng mình còn yếu kém cần phải học hỏi, trau dồi thêm. Khi đạt được thành công không vì thế mà kiêu căng tự mãn.

Người khiêm tốn là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Người khiêm tốn là người cần cù, chăm chỉ, biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của người khác, không chủ quan, bảo thủ ý kiến, quan điểm của mình.

- Ý nghĩa của việc khiêm tốn:

Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người ta học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải.

Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác.

Khi người có tính khiêm tốn, chúng ta sẽ có ý thức cao về bản thân mình, việc luôn nhận thức được bản thân sẽ khiến chúng ta tiến bộ nhanh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tài giỏi nhưng sống với lòng khiêm tốn làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình. Lại có những người luôn coi bản thân mình là nhất, người khác phải học tập theo,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự khiêm tốn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính khiêm tốn.

(Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Khiêm tốn: là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗi lực, không ngừng học tập và học hỏi.

b. Phân tích

Người khiêm tốn là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng cố gắng vươn lên trong cuộc sống, những người như thế sẽ rèn luyện được cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nỗ lực,… xứng đáng được người khác học tập theo.

Nếu trong xã hội ai cũng có lòng khiêm tốn và ý chí vươn lên thì xã hội này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, phát triển hơn.

Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người tài giỏi nhưng sống với lòng khiêm tốn làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự khiêm tốn và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

II. Viết đoạn văn 200 chữ bàn về khiêm tốn

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 1

Muốn trở thành một người tốt, cống hiến nhiều điều tốt đẹp cho xã hội thì ta cần phải rèn luyện cho bản thân nhiều đức tính quý báu. Một trong số những phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có đó chính là khiêm tốn. Khiêm tốn chính là nhìn nhận, đáng giá bản thân mình nghiêm khắc về khuyết điểm để khắc phục cũng như không khoe khoang thành công,, khoa trương thế mạnh của bản thân không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗi lực, không ngừng học tập và học hỏi. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mang đến nhiều lợi ích cho chúng ta mà ta cần học hỏi, rèn luyện. Người khiêm tốn sẽ nhận được thiện cảm và đánh giá cao từ những người xung quanh, họ cũng là những người góp phần giúp người khác nhận ra thiếu sót để tự hoàn thiện, mài giũa năng lực và ngày càng tiến bộ. Khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân, có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong một hoàn cảnh hay tình huống; khi chúng ta khiêm tốn, tức ta học được cách cúi đầu, chỉ khi đó ta mới học hỏi được nhiều điều mới mẻ, những kiến thức phong phú và rèn luyện bản thân tốt hơn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Vậy nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân, mải khoe khoang tự mãn, đắm chìm trong những gì đã đạt được để rồi dần thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại,… Những người này cần xem xét và thay đổi bản thân mình, rèn luyện tính khiêm tốn để có thể học hỏi được nhiều điều hay hơn. Mỗi chúng ta ai cũng hiểu được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng to lớn của tính khiêm tốn. Chính vì thế, ta hãy hạ thấp cái tôi của bản thân xuống để học tập, trau dồi bản thân để trở thành công dân tốt cho xã hội.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 2

Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp. Một trong số những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là khiêm tốn và không kiêu căng, tự mãn. Khiêm tốn trái với kiêu căng, tự mãn, khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm. Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng và tự mãn còn bắt nguồn từ một số người tuy có năng lực hoặc có được một thành tựu nhỏ cho bản thân mình thì lại khoe khoang, cho mình hơn người, không ai có thể bằng mình, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống. Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mọi người. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lại có những người tuy trước đây họ kiêu căng tự mãn nhưng họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và sửa đổi để tốt hơn,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo. Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình các sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 3

Làm thế nào để có được thành công? Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng tự đặt câu hỏi như vậy cho bản thân mình. Để thành công, bên cạnh việc chúng ta đặt ra mục tiêu và nỗ lực hết sức mình thì việc khiêm tốn để học hỏi cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có. Người khiêm tốn là người không tự cao tự đại, không khoe khoang, khoa trương bản thân mình, luôn cho rằng mình còn yếu kém cần phải học hỏi, trau dồi thêm. Khi đạt được thành công không vì thế mà kiêu căng tự mãn. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người ta học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải. Khi người có tính khiêm tốn, chúng ta sẽ có ý thức cao về bản thân mình, việc luôn nhận thức được bản thân sẽ khiến chúng ta tiến bộ nhanh hơn. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn và những thành công mĩ mãn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Để rèn luyện đức tính khiêm tốn, mỗi chúng ta cần ý thức được rằng những gì bản thân mình biết chỉ là nhỏ bé, phải luôn học tập, nỗ lực, không tự cao tự đại,… có như thế bản thân mới tốt hơn. Cuộc sống hữu hạn, hãy sống khiêm tốn và chân thành để đạt được những thành tựu tốt đẹp nhất.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 4

Con người muốn thành công cần trau dồi nhiều điều cả về tri thức lẫn đạo đức. Một trong những tính cách tốt đẹp mà mỗi chúng ta ai cũng cần rèn luyện trên con đường hoàn thiện bản thân chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn là một nét tính cách, phẩm chất đẹp trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân. Bản chất của lòng khiêm tốn chỉ thực sự đúng khi con người thật sự nhận thức được điểm cần phấn đấu của bản thân chứ không phải chỉ nói ngoài miệng. Người có lòng khiêm tốn là người không tự mãn, kiêu căng về vị trí và khả năng của bản thân, luôn tích cực rèn luyện để hoàn thiện nâng cao năng lực và không ngừng tiến xa hơn. Người có đức tính khiêm tốn cũng là những người nói năng, cư xử lễ độ, nhún nhường với người xung quanh. Họ biết nhận thức cái chưa đúng, chưa đủ, chưa giỏi của bản thân; biết học tập và đúc kết kinh nghiệm từ những người giỏi hơn; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện mình; dám thừa nhận khi năng lực của mình thực sự thua kém người khác. Người khiêm tốn sẽ nhận được thiện cảm và đánh giá cao từ những người xung quanh, họ cũng là những người góp phần giúp người khác nhận ra thiếu sót để tự hoàn thiện, mài giũa năng lực và ngày càng tiến bộ. Khiêm tốn là động lực thúc đẩy sự phấn đấu giúp con người thành công trong mọi công việc. Người khiêm tốn biết lắng nghe và sẵn sàng nhận sai nên thường nhận được sự góp ý hữu ích và giúp đỡ chân thành từ người khác. Lòng khiêm tốn giúp các mối quan hệ với người xung quanh trở nên hài hòa, tốt đẹp. Mỗi người cần trang bị cho mình lòng khiêm tốn; có ý thức khách quan về năng lực của bản thân để tránh những sai lầm gây ra do tự mãn, học cách lắng nghe người khác để giúp bản thân hiểu biết nhiều hơn. Mỗi ngày rèn luyện một chút chúng ta sẽ tốt hơn từng ngày, sẽ đạt được những mục tiêu mà mình đề ra một cách tốt đẹp, nhân văn và cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 5

Mỗi học sinh chúng ta được dạy dỗ và khuyên nhủ phải rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp để trở thành người tốt. Một trong những đức tính ắ hẳn người học sinh nào cũng từng được nghe, được dạy đó chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn chính là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗ lực, không ngừng học tập và học hỏi. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có. Người khiêm tốn là người không tự cao tự đại, không khoe khoang, khoa trương bản thân mình, luôn cho rằng mình còn yếu kém cần phải học hỏi, trau dồi thêm. Khi đạt được thành công không vì thế mà kiêu căng tự mãn. Họ cũng là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó, người khiêm tốn là người cần cù, chăm chỉ, biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của người khác, không chủ quan, bảo thủ ý kiến, quan điểm của mình. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người ta học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải. Người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác. Khi người có tính khiêm tốn, chúng ta sẽ có ý thức cao về bản thân mình, việc luôn nhận thức được bản thân sẽ khiến chúng ta tiến bộ nhanh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình. Lại có những người luôn coi bản thân mình là nhất, người khác phải học tập theo,… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân. Chúng ta có trách nhiệm và bổn phận phải học những điều hay lẽ phải; đồng thời rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn để hoàn thiện bản thân.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 6

Con người muốn hoàn thiện bản thân phải không ngừng rèn luyện, trau dồi bản thân từ kiến tức đến nhân phẩm. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần phải rèn luyện chính là tính khiêm tốn.

Vậy thế nào là khiêm tốn? Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm, không khoe khoang thành công, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn cố gắng, nỗi lực, không ngừng học tập và học hỏi.

Người khiêm tốn là người ham học hỏi những điều hay, lẽ phải từ người khác, không ngừng cố gắng vươn lên trong cuộc sống, những người như thế sẽ rèn luyện được cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nỗ lực,… xứng đáng được người khác học tập theo. Bạn thử nghĩ xem, nếu trong xã hội ai cũng có lòng khiêm tốn và ý chí vươn lên thì xã hội này sẽ ngày càng tốt đẹp hơn, phát triển hơn. Bên cạnh đó, người có lòng khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng, tin tưởng và sẽ thành công rực rỡ hơn những người khác.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính huênh hoang, tự cao tự đại, hay khoe khoang những thứ mà bản thân mình có, thậm chí có những người nói quá, làm lố để mong nhận được sự chú ý của người khác, khiến người khác phải trầm trồ, ngưỡng mộ bản thân mình,… những người này sẽ không được tin tưởng, tín nhiệm, sớm bị mọi người xa lánh.

Mỗi người chỉ được sống một lần duy nhất. Chúng ta hãy sống và hướng đến những điều tốt đẹp, rèn luyện cho bản thân tính khiêm tốn, kiên trì. Không một ai là hoàn hảo nhưng khi ta biết cố gắng vươn lên phía trước, ta sẽ nhận được thành quả xứng đáng.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 7

Trên bước đường thành công của mỗi người không thể thiếu đức tính khiêm tốn. Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là không đề cao mình, không khoe khoang, biết đánh giá đúng về bản thân. Người khiêm tốn luôn biết lắng nghe, không ngừng học hỏi từ mọi người xung quanh. Khiêm tốn là một đức tính cao đẹp của con người. Nó giúp ta nhìn nhận đúng năng lực của bản thân, từ đó không ngừng hoàn thiện những thiếu sót, sai lầm. Khiêm tốn giúp chúng ta kiềm chế cảm xúc, không kiêu ngạo, tự mãn trước những vinh quang của bản thân. Không những thế, khi bạn khiêm tốn, bạn sẽ thấy kiến thức của bản thân không bao giờ đủ, luôn nỗ lực, phấn đấu từng ngày để học hỏi, tìm tòi, nâng cao hiểu biết từ đó đạt được những thành công lớn. Người khiêm tốn cũng sẽ luôn được tôn trọng, nể phục. Một ví dụ tiêu biểu cho đức tính này chính là Bác Hồ. Dù là người chèo lái con thuyền cách mạng làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc, là chủ tịch của một nước nhưng Bác vẫn luôn giản dị gần gũi với nhân dân. Phê phán những người tự cao, kiêu ngạo, ảo tưởng về bản thân mà khinh thường người khác. Mỗi người cần hiểu được giá trị của đức tính khiêm tốn, luôn biết học hỏi, không ngừng rèn luyện để hoàn thiện bản thân và hãy nhớ rằng "lòng khiêm tốn là lương tri của cơ thể."

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 8

Một trong những đức tính rất cần có ở mỗi người là khiêm tốn. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn nhún nhường trước người khác. Người khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhỏ nhẹ, luôn biết nhường nhịn người khác, không khoe mẽ về bản thân, tôn trọng và lịch thiệp trong giao tiếp.

Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người.

Ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Có những người rất mực tài giỏi như Bác Hồ, như đại tướng Võ Nguyên Giáp- dù họ được người người kính phục nhưng chẳng hề tự kiêu. Ngược lại là những kẻ sống không có lòng khiêm tốn, thích khoe khoang, hợm hĩnh, kiêu ngạo quá mức và bị mọi người khinh ghét, xa lánh. Mỗi người phải biết rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn để không ngừng hoàn thiện bản thân và sống cuộc sống có ý nghĩa hơn!

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 9

Mỗi con người trong chúng ta đều vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân hơn. Và đương nhiên để hoàn thiện được thì không chỉ cần có trí tuệ nà còn cần những phẩm chất và tính cách tốt hơn. Mà một trong những tính cách quan trọng ấy là tính khiêm tốn.

Khiêm tốn giúp con người ta thắng không kiêu, bại không nản, và người biết khiêm tốn sẽ lấy thành công cùng thất bại đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước. Ngược lại, những kẻ tự mãn, ngu ngốc đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập những thành quả mới. Chỉ có khiêm tốn, không ngừng học hỏi, tích lũy tri thức, thì sự hiểu biết ngày càng mở rộng, khẳng định được tài năng và giá trị của chính mình.

Khiêm tốn là một trong những tính cách mà mỗi người trong chúng ta nhất định phải có để trở nên tốt đẹp hơn. Không khoe khoang, phóng đại những thành tích của bản thân mà từ tốn hơn, biết nhận những khuyết điểm và sửa chữa. Trong xã hội, một con người khiêm tốn sẽ luôn được mọi người yêu quý và kính trọng.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 10

Một bông hoa đẹp không chỉ đơn giản là cần có sắc mà cũng cần đến hương, con người chỉ thực sự đẹp khi mang trong mình những đức tính tốt đẹp hơn là xấu. Khiêm nhường được hiểu là đức tính tốt đẹp của con người, một con người không khoe khoang, đố kỵ, biết nhường nhịn và lắng nghe. Khiêm ở đây trong khiêm tốn, nhường tức nhường nhịn. Cho nên khiêm nhường chính là sự khiêm tốn, nhẫn nhịn, không khoe khoang hay tự đánh giá cao bản thân.

Trong cuốn sách “Nhật ký về lòng thương xót” của Thánh Nữ Faustina Kowalska thì chúa Giêsu có nói với Thánh Nữ về đức tính khiêm nhường, thấy rằng đức tính khiêm nhưỡng không chỉ thời hiện đại bây giờ cần mà nó đã tồn tại từ nhiều đời trước, đã từ rất lâu con người đã ý thức được ý nghĩa của đức tính khiêm nhường.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khiêm nhường được thể hiện ra như thế nào? Để biết được người ta có khiêm nhường hay không thì hãy nhìn vào tính cách hoặc ngay chính mối quan hệ của họ. Người khiêm nhường luôn mang trong mình chút gì đó hòa nhã, biết nhường nhịn và lắng nghe câu chuyện của người khác.

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những hiện tượng tự mãn, khoe khoang kiến thức của bản thân, khinh thường người khác. Tự cho rằng bản thân là vô địch, chỉ ra lỗi sai thì không tiếp thu, cho rằng những người đóng góp cho mình chẳng là gì. Nhưng khiêm nhường không có nghĩa là chịu cảnh tự hạ thấp mình, tự ti. Mỗi người chúng ta ở những trường hợp nhất định phải biết cách phản đáp lại, giải thích cho người chưa hiểu, có như vậy mới là ý nghĩa của đức tính khiêm nhường.

Suy cho cùng ta thấy được sự quan trọng của đức tính khiêm nhường là vô cùng quan trọng. Đem những điều mình biết đi giúp cho người chưa biết, như vậy chẳng là thừa cùng chẳng là thiếu. Con người càng tiến bộ bao nhiêu thì các phải học được đức tính khiêm nhường bấy nhiêu. Nhất là đối với những thế hệ mới hiện nay.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 11

Nếu tri thức, tài năng có thể giúp con người tạo nên những thành quả khiến mọi người ngưỡng mộ thì khiêm tốn lại chính là "ưu thế" giúp chúng ta tạo thiện cảm và nhận lại sự yêu quý và kính trọng của mọi người xung quanh. "Khiêm tốn" là thái độ hài hòa, đúng mực, không khoe khoang, tự mãn về những gì mình có mà luôn nỗ lực học hỏi, tìm tòi để hoàn thiện bản thân. Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp, nó giúp con người hoàn thiện, tiến bộ từng ngày. Không những thế, người có tính khiêm tốn còn là những người biết lắng nghe, họ thân thiện, vui vẻ khi đón nhận những lời đánh giá, góp ý của người khác để thay đổi bản thân theo hướng tiến bộ. Người có tính khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng, nhờ vậy mà họ có những mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. Anh Nguyễn Ngọc Mạnh, người "anh hùng" đã cứu một em bé khi rơi từ tầng 12 xuống. Anh đã thực hiện một hành động thật phi thường, thế nhưng khi nhận được những lời khen ngợi, tán dương của cộng đồng, anh vẫn khiêm tốn cho rằng mình chỉ hành động như một người bình thường, một người cha cũng có con nhỏ. Hành động cao cả và sự khiêm tốn của anh mới đáng quý làm sao! Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn có những con người tự cao, tự đại, luôn cho rằng mình hơn người, thậm chí là khoe khoang một cách lố bịch. Khiêm tốn là đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần rèn luyện và trang bị cho mình. Sự khiêm tốn không chỉ giúp chúng ta ghi điểm trong mắt mọi người mà còn giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 12

Trong cuộc sống hiện đại, bên cạnh việc theo đuổi đam mê, khẳng định bản thân thì chúng ta rất cần có đức tính khiêm tốn. "Khiêm tốn" được hiểu là thái độ đúng mực trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân cũng như những thành tựu mà mình đã đạt được. Người có đức tính khiêm tốn sẽ không khoe khoang, đề cao bản thân, thay vào đó họ cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân tiến bộ hơn. Người khiêm tốn còn là những người biết lắng nghe, họ ghi nhận những nhận xét, đánh giá của người khác để hoàn thiện thêm cho bản thân. Họ cũng là những người không ngừng vươn lên, không ngủ quên trên chiến thắng mà mình có được. Nếu không có tính khiêm tốn, con người dễ ảo tưởng về năng lực, khả năng và vị trí của bản thân. Nếu chỉ biết tự mãn về những thành quả mình đạt được mà không biết cố gắng, vươn lên thì sẽ dần trở nên tụt hậu với cuộc sống, thời đại. Để hoàn thiện bản thân và có một cuộc sống có ý nghĩa, mỗi chúng ta cần trang bị cho mình đức tính khiêm tốn. Khiêm tốn chính là chìa khóa và hành trang giúp con người mở ra cánh cửa thành công giống như Ăng-ghen từng nói: "Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị".

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 13

Khiêm tốn không chỉ là một nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công. Khiêm tốn là lối sống không tự cao, đánh giá đúng về bản thân, không khoe khoang thành tích và không ngừng học hỏi từ người khác. Điều này cho phép chúng ta hiểu được giới hạn của bản thân và hoàn thiện mình bằng cách mở rộng tri thức. Ngoài ra, khiêm tốn giúp ta nhận được sự tôn trọng và niềm tin từ những người xung quanh. Nó giúp ta trở nên cao quý hơn trong mắt mọi người và luôn nhận được sự nể phục. Khiêm tốn cũng giúp ta kiềm chế bản thân mình khi đạt được thành công, tránh bị tự mãn. Đây là đức tính đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên gần gũi và cao quý hơn trong mắt người dân Việt Nam cũng như trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân và mải mê khoe khoang để rồi dần thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại. Vì vậy, chúng ta cần hiểu giá trị của khiêm tốn và tránh sống tiêu cực bằng cách rèn luyện đức tính này từ những điều nhỏ bé hàng ngày. Khiêm tốn là lương tri của cơ thể, thiếu nó ta không thể trở thành một con người đúng nghĩa và hoàn thiện bản thân.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 14

Khiêm tốn là một thái độ đúng đắn trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn hay tự kiêu, không cho rằng mình vượt trội hơn người khác. Những người khiêm tốn luôn thể hiện thái độ nhún nhường, hòa nhã trong văn hóa ứng xử, và tôn trọng bản thân cũng như người khác. Trong học tập và cuộc sống, những người khiêm tốn luôn được người khác đánh giá cao và được hỗ trợ, giúp đỡ để phát triển bản thân. Họ luôn có tình cảm khăng khít và bền chặt với mọi người. Ngược lại, những người không biết khiêm tốn, luôn tỏ ra kiêu căng, khoe khoang và tự cho rằng mình vượt trội, không chỉ bị hạn chế về kiến thức mà còn bị người khác khinh thường và xa lánh. Tài năng thường được thể hiện trong im lặng, còn sự kém cỏi thường phát huy qua những lời nói. Sự kiêu căng có thể phá hủy cả những tài năng và sức hấp dẫn lớn nhất của con người. Khiêm tốn không chỉ là một bài học, mà còn là một thái độ sống, một nghệ thuật xử thế trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cần hiểu và thực hành thái độ khiêm tốn để đạt được thành công trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 15

Có rất nhiều quan điểm về khiêm tốn, nhưng ý kiến mà tôi đồng ý nhất là "Khiêm tốn là một yếu tố cần thiết để thành công trong cuộc sống". Khiêm tốn là tính cách nhẹ nhàng, khiêm nhường và coi trọng người khác. Thành công là đạt được mục tiêu và hoàn thành những gì mình mong muốn. Khiêm tốn là một yếu tố không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải giữ mình khiêm tốn, vì bất kỳ tài năng nào cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong thế giới rộng lớn này. Chúng ta cần liên tục học hỏi và cải tiến bản thân. Khiêm tốn là một phẩm chất quan trọng và cần thiết giúp con người đứng đắn, biết nhìn xa trông rộng và được mọi người yêu quý. Ngoài ra, khiêm tốn giúp con người hiểu rõ bản thân và đồng thời tôn trọng người khác. Tuy nhiên, khiêm tốn không có nghĩa là tự ti, thiếu tự tin. Thật vậy, chúng ta cần đánh giá bản thân mình một cách khách quan và không cho phép sự khiêm tốn của mình trở thành sự tự hạ thấp bản thân. Chúng ta cần trân trọng những người khiêm tốn và tránh xa những người tự cho mình là số một và khinh thường người khác. Hãy sống với tinh thần khiêm tốn để luôn cải tiến bản thân và không ngừng phấn đấu vươn lên đạt được thành công trong cuộc sống.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 16

Để đạt được thành công trong cuộc sống, con người cần phải trau dồi kiến thức và đạo đức. Trong số đó, tính khiêm tốn là một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà mỗi người cần phải rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Khiêm tốn không chỉ là cách nhìn nhận và đánh giá bản thân một cách chân thực, mà còn là cách cư xử lịch sự, nhân từ và tôn trọng người khác. Những người khiêm tốn không tự mãn về năng lực và vị trí của mình, mà luôn cố gắng rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Họ biết nhận ra những điểm còn thiếu sót của mình, học hỏi từ người khác và sẵn sàng thừa nhận sai lầm để tiến bộ. Nhờ tính khiêm tốn, họ thu hút được sự tôn trọng và đánh giá cao từ người xung quanh. Tính khiêm tốn cũng giúp tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp và hài hòa với người khác. Nếu mỗi người đều có lòng khiêm tốn, cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn, và mọi người sẽ cùng nhau tiến bộ và phát triển. Vì vậy, hãy rèn luyện tính khiêm tốn của mình, để tránh những sai lầm do tự mãn và giúp bản thân hiểu biết thêm những điều mới mẻ từ người khác. Mỗi ngày rèn luyện một chút, bạn sẽ trở nên tốt hơn từng ngày và đạt được những mục tiêu đề ra một cách tốt đẹp và nhân văn.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 17

Có một câu thành ngữ cho rằng "người biết ít thì nói nhiều, người biết nhiều thì nói ít". Nói đơn giản, sự khiêm tốn là một yếu tố quan trọng trong giao tiếp hiệu quả. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn nhún nhường trước người khác. Một người khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhẹ nhàng và luôn biết nhường nhịn người khác. Họ không tự đại về bản thân, tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp. Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có hay mình biết, nhờ đó dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp, và kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực và một cách để phát triển kiến thức và kinh nghiệm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ, một cách chân thành đối với mọi người. Bất kỳ ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Chính sự khiêm tốn này sẽ gắn kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc. Tuy nhiên, trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, trong khi tính cách trưởng thành trong bão tố. Kẻ sống không có lòng khiêm tốn, thích khoe khoang, hợm hĩnh, kiêu ngạo quá mức sẽ bị mọi người khinh ghét, xa lánh và nhất định sẽ thất bại trong cuộc sống này.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 18

Để thành công, mỗi người cần có đức tính khiêm tốn. Khiêm tốn có nghĩa là không tự đánh giá quá cao bản thân, không khoe khoang, và biết đánh giá đúng về bản thân. Người khiêm tốn luôn lắng nghe và học hỏi từ mọi người xung quanh. Đức tính này giúp ta nhìn nhận đúng năng lực của bản thân và tìm cách hoàn thiện những điểm yếu. Nó cũng giúp kiềm chế cảm xúc, không kiêu ngạo, và luôn nỗ lực để học hỏi và nâng cao hiểu biết. Khiêm tốn cũng giúp ta được tôn trọng và nể phục. Ví dụ điển hình cho đức tính khiêm tốn là Bác Hồ, người luôn giản dị và gần gũi với nhân dân, phê phán những người kiêu ngạo và khinh thường người khác. Điều quan trọng là mỗi người cần hiểu giá trị của khiêm tốn, luôn học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân và hãy nhớ rằng, "lòng khiêm tốn là lương tri của cơ thể."

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 19

Karl Marx đã từng nói: "Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều". Câu nói này đã thể hiện tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Khiêm tốn là một đức tính tốt của con người, không tự mãn và không khoe khoang năng lực của bản thân trước đám đông. Thật sự, lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận và đánh giá đúng mực về năng lực của bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của lòng khiêm tốn. Vì vậy, chúng ta nên đặt câu hỏi vì sao chúng ta cần khiêm tốn và trả lời một cách đầy đủ và sâu sắc. Với cá nhân tôi, lòng khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân một cách đúng mực, giúp ta có được sự tự tin đúng mực và sự nhún nhường trong những hoàn cảnh hay tình huống cần thiết. Điều quan trọng là nhìn nhận bản thân mình giỏi ở lĩnh vực nào, thiếu sót ở đâu chứ không nên chăm chăm ngợi ca cái tài giỏi của bản thân. Khi ta cúi đầu, ta sẽ học được nhiều điều mới mẻ và rèn luyện bản thân tốt hơn. Lòng khiêm tốn giúp ta tiến bộ và tránh xa sự kiêu ngạo, tránh những sai lầm không đáng có. Nhiều người vì tự cao tự đại đã sa vào vũng bùn thất bại. Điều đó chứng tỏ sự cần thiết của lòng khiêm tốn. Có câu "Khiêm tốn lợi ích, tự mãn tổn hại" cũng chứng minh rằng lòng khiêm tốn là một yếu tố quan trọng để thành công. Trong vũ trụ tri thức vô vàn này, ta chỉ là một ngôi sao nhỏ bé, vì vậy ta cần phải khiêm tốn để học hỏi và tích lũy những tinh hoa của tri thức vô tận này. Hơn nữa, khiêm tốn giúp ta giữ được một tinh thần đúng mực khi đạt được thành tựu. Thay vì tự mãn và kiêu ngạo, chúng ta sẽ tiếp tục cố gắng học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng để phát triển bản thân mình. Điều này giúp chúng ta tránh được tình trạng ngủ quên trên chiến thắng và đảm bảo sự tiến bộ liên tục trong cuộc sống. Ngoài ra, khiêm tốn cũng giúp chúng ta tôn trọng và đánh giá đúng mức những người khác xung quanh mình. Chúng ta sẽ không dễ dàng phán xét và coi thường người khác chỉ vì họ không giỏi như chúng ta. Thay vào đó, chúng ta sẽ luôn trân trọng và tôn trọng mọi người, học hỏi từ kinh nghiệm của họ và trở thành một người đúng mực trong cuộc sống. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khiêm tốn là một đức tính vô cùng quan trọng, giúp chúng ta trở thành một người đúng mực và thành công trong mọi lĩnh vực. Hãy luôn nhớ đến những lợi ích mà khiêm tốn mang lại và áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày của mình.

Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn - Bài mẫu 20

Karl Marx từng nói "Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa". Câu nói không chỉ khẳng định vai trò của đức tính khiêm tốn mà còn chỉ ra tác hại của việc tự kiêu. Khiêm tốn giúp cho con người tiến bộ lên từng ngày, bởi khiêm tốn là thái độ hòa nhã, đúng mực khi nhìn nhận, đánh giá về bản thân. Người khiêm tốn không tự mãn về những gì mình có, mình biết; họ biết lắng nghe, học hỏi từ người khác với thái độ cầu thị để hoàn thiện bản thân. Những người có đức tính khiêm tốn không tự đề cao mình, không so sánh và hạ thấp người khác, họ biết tôn trọng người đối diện khi giao tiếp. Khi có đức tính khiêm tốn và một tinh thần ham học hỏi, chúng ta sẽ nhận được sự yêu mến, tôn trọng từ những người xung quanh. Ngược lại, nếu chỉ biết tự mãn về bản thân, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tiến bộ bởi khi chúng ta đặt mình ở vị trí trung tâm, cho rằng bản thân là nhất thì ta sẽ không bao giờ biết được mình còn thiếu gì, cần gì. Hơn nữa, sự kiêu căng, tự mãn có thể gây ra cảm giác khó chịu cho những người xung quanh và tai họa cho chính bản thân mình. Câu chuyện về chú Dế Mèn kiêu căng đã gây ra cái chết tức tưởi cho Dế Choắt trong "Dế Mèn phiêu lưu kí" chính là bài học về sự tự mãn. Chúng ta sẽ cảm nhận được thế giới này thật phong phú và kì diệu nếu chúng ta biết khiêm tốn và ham học hỏi.

Ngoài ra, VnDoc còn chuẩn bị rất nhiều bài văn mẫu hay với đề bài Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn này ở file tải. Các bạn vui lòng tải tài liệu về để có thêm những bài văn hay tham khảo, phục vụ quá trình học tập của mình.

-----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khiêm tốn. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 12...

Đánh giá bài viết
67 314.826
Sắp xếp theo

    Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ (5-7 dòng)

    Xem thêm