Nghị luận xã hội về hòa bình
Nghị luận xã hội về hòa bình do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập mảng nghị luận xã hội, mở rộng, nâng cao bài làm văn của mình để đạt điểm cao trong những kì thi.
Nghị luận xã hội 200 chữ về hòa bình
- Dàn ý Nghị luận xã hội về hòa bình
- Văn mẫu Nghị luận xã hội về hòa bình
- Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 2
- Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 3
- Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 4
- Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 5
- Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 6
- Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 7
- Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 8
- Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 9
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Dàn ý Nghị luận xã hội về hòa bình
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hòa bình.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Hòa bình: là trạng thái bình yên khi con người và các quốc gia hòa thuận với nhau, cùng nhau hợp tác phát triển, kết giao bạn hữu. Môi trường hòa bình là môi trường đáng sống nhất của con người mà ai cũng hướng đến.
b. Phân tích
Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh.
Chiến tranh có sức tàn phá nặng nề, thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, chính vì thế con người cần có nhận thức đúng đắn và ngăn chặn sớm mọi mầm mống của chiến tranh cũng như có ý thức bảo vệ nền hòa bình, độc lập hiện có của đất nước mình.
Con người được sống trong hòa bình là một niềm may mắn, hạnh phúc, chính vì thế, chúng ta cần phải biết trân trọng cuộc sống từng ngày cũng như cố gắng rèn luyện bản thân để trở thành một công dân tốt có ích cho xã hội.
d. Liên hệ thực tiễn
Trước hết, mỗi cá nhân cần có nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước mình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước.
Có hành vi ngăn chặn, lên án những hành vi làm nhen nhóm lên cuộc chiến tranh, chủ trương sống vì hòa bình.
Các bạn học sinh cần có ý thức học tập, trau dồi bản thân, trở thành một công dân có ích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: hòa bình; đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.
Văn mẫu Nghị luận xã hội về hòa bình
Lịch sử nhân loại nhiều thế kỉ qua đã có nhiều biến động đáng chú ý. Để có được nền hòa bình như hiện nay, chúng ta đã phải trải qua nhiều cuộc chiến khốc liệt. Chính vì thế, chúng ta cần biết trân trọng nền hòa bình mà mình đang được hưởng. Hòa bình là trạng thái bình yên khi con người và các quốc gia hòa thuận với nhau, cùng nhau hợp tác phát triển, kết giao bạn hữu. Môi trường hòa bình là môi trường đáng sống nhất của con người mà ai cũng hướng đến. Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh. Chiến tranh có sức tàn phá nặng nề, thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, chính vì thế con người cần có nhận thức đúng đắn và ngăn chặn sớm mọi mầm mống của chiến tranh cũng như có ý thức bảo vệ nền hòa bình, độc lập hiện có của đất nước mình. Con người được sống trong hòa bình là một niềm may mắn, hạnh phúc, chính vì thế, chúng ta cần phải biết trân trọng cuộc sống từng ngày cũng như cố gắng rèn luyện bản thân để trở thành một công dân tốt có ích cho xã hội. Hiện nay khi chúng ta được sống trong thời bình nhưng chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên mỗi người cần có nhận thức, ý thức bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước mình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ đất nước. Có hành vi ngăn chặn, lên án những hành vi làm nhen nhóm lên cuộc chiến tranh, chủ trương sống vì hòa bình. Các bạn học sinh cần có ý thức học tập, trau dồi bản thân, trở thành một công dân có ích giúp sức cho nước nhà. Cuộc sống có nhiều biến động khó lường, chúng ta cần sống hết mình, cống hiến tối đa để cuộc sống tốt đẹp hơn cũng như nước nhà được vững mạnh hơn.
Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 2
Trong cuộc sống, có rất nhiều điều tốt đẹp, nhưng hòa bình có thể được xem là món quà vô giá nhất. Hòa bình là trạng thái bình yên, không có bạo lực hay xung đột quân sự. Nó rất quan trọng đối với con người vì chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu đau khổ, mất mát và sự chia ly như trong chiến tranh. Hòa bình cho phép con người thoải mái theo đuổi đam mê của mình. Đó là lý do tại sao có những tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới đang đấu tranh không ngừng nghỉ để đạt được một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn tồn tại những cuộc xung đột vũ trang. Nguyên nhân có thể do muốn bành trướng thế lực hoặc lợi ích cá nhân của một nhóm người. Tuy nhiên, đó sẽ là nỗi đau của những người dân vô tội. Vì vậy, mỗi người đều nên hòa mình trong sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia và dân tộc. Điều quan trọng đầu tiên là sống yêu thương, loại bỏ nghi kị và chủ nghĩa cá nhân, để cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Vì hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, mà chỉ có thể đạt được thông qua sự hiểu biết. Câu nói của Ralph Waldo Emerson đã nói lên điều này.
Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 3
Hòa bình là trạng thái an toàn của một vùng lãnh thổ, ở đó không có sự can thiệp tiêu cực của vũ lực, vũ khí để tranh chấp quyền lợi về mọi mặt, con người có thể sống vui vẻ, bình yên. Tuy nhiên, hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự tranh giành, đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình. Hòa bình là khát vọng của loài người đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Hòa bình là vấn đề toàn cầu, không chỉ là vấn đề của một quốc gia, càng không phải vấn đề cá nhân. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. Thanh niên được là chủ nhân tương lai của đất nước, ngoài nhiệm vụ học tập, còn phải xây dựng lí tưởng sống lành mạnh, tốt đẹp, biết yêu chuộng hòa bình. Tránh xa, phản kháng lối sống bạo lực để hướng tới một xã hội tốt đẹp, văn minh.
Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 4
Từ xưa đến ngày nay vẫn luôn tồn tại hai trật tự song hành trên thế giới là chiến tranh và hòa bình. Vậy thì hòa bình là gì? Chắc hẳn các bạn cũng hiểu hòa bình là tự do, bình đẳng, không có những cuộc bạo lực chiến tranh hay xung đột... từ đó con người được sống trong hạnh phúc, hòa bình, yên ấm. Theo con tàu không gian dẫn lối ta về với trang lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta hàng nghìn năm qua, mọi người hẳn đều thấy được hiện thực tàn khốc mà chiến tranh mang đến: bao nhiêu người đã hi sinh trên chiến trường, còn mất cha mất mẹ, không được quan tâm chăm sóc và học hành mà những điều đứa trẻ ngây thơ nên được hưởng, vợ xa cách chồng một thân nuôi con nhỏ và mẹ già, nhưng bà mẹ ngày nhớ đêm mong con trở về... Không biết bao nhiêu giọt nước mắt đã rơi, những nỗi buồn khó nói thành lời mà chỉ biết giấu kín. Bao nhiêu khoản tiền chi ra cho những việc phi nghĩa trong khi nhân dân chịu cảnh đói khổ. Vì vậy mà con người chúng ta vẫn luôn khao khát một thế giới hòa bình, hạnh phúc. Tuy nhiên vẫn luôn có những thế lực (cá nhân hoặc tập thể) không nhận thấy hậu quả của những cuộc xung đột, chiến tranh mà vì tham vọng của mình kích động các cuộc ẩu đả, gây mất trật tự hơn nữa và chiến tranh giữa các quốc gia, dân tộc... Bảo vệ hòa bình có thể xem là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi con người. Chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Hãy luôn ghi nhớ rằng: Hòa bình chính là niềm hạnh phúc to lớn nhất của nhân loại.
Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 5
Trên thế giới ngày nay, sự hòa bình trong cuộc sống là một giá trị vô giá cần được bảo vệ và duy trì. Hòa bình là nền tảng cho sự phát triển ổn định và lâu dài của một xã hội, quốc gia, và nhân dân. Tại Việt Nam, đa số nhân dân vẫn đang tận hưởng sự bình yên và hạnh phúc nhờ sự duy trì của các lực lượng cảnh sát, dân quân, bộ đội và cả những người dân bình thường. Họ đã và đang giữ gìn trật tự, an ninh, và duy trì sự bình an trong cuộc sống để cho mọi người có thể an tâm đi làm, đi học, và đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Sự bình yên và hòa bình trong cuộc sống là điều mà chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ vì nó là nền tảng cho sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia. Trên thế giới, vẫn còn nhiều nơi đang chịu đựng những cuộc chiến tranh tàn khốc và những vụ tấn công khủng bố kinh hoàng. Vì vậy, bảo vệ và duy trì cuộc sống hòa bình là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người trên hành tinh này. Chúng ta cần hành động để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống hòa bình cho chính bản thân và cho những thế hệ tương lai.
Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 6
Con người là yếu tố cấu thành nên xã hội. Những hành động, việc làm của con người có những tác động trực tiếp đến xã hội. Để có được một xã hội hòa bình, hạnh phúc như hiện nay, con người đã phải đánh đổi nhiều mồ hôi, nước mắt và cả xương máu. Chính vì thế, ta có thể khẳng định hòa bình có vai trò và giá trị to lớn trong cuộc sống hiện nay. Hòa bình chính là trạng thái, môi trường sống lí tưởng của con người, nơi mà con người cùng nhau chung sống, yêu thương nhau, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau, không sử dụng vũ lực để xâm chiếm lãnh thổ, cùng nhau chung sống và xây dựng một xã hội văn minh, bình đẳng, giúp đỡ nhau phát triển. Hòa bình có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi người, mỗi vùng quê, mỗi quốc gia và toàn thế giới. Nếu chiến tranh khiến con người chia cắt, nhiều người phải bỏ mạng ở chiến trường thì hòa bình là trạng thái sống mà con người không phải lo lắng đến vấn đề bạo lực vũ trang, nỗ lực, tập trung phát triển bản thân, xây dựng quê hương đất nước. Con người sống trong xã hội hòa bình sẽ có đầy đủ điều kiện để thể hiện điểm mạnh, năng lực của bản thân, cống hiến cho đất nước, cho xã hội. Trong môi trường hòa bình, con người được hòa nhập vào nhiều nền văn hóa khác nhau, được học hỏi, giao lưu để mở mang tầm hiểu biết. Có môi trường hòa bình, đời sống con người mới được chăm lo, con người mới có thể nghĩ đến những giá trị cao đẹp khác. Từ những nghĩa cử cao đẹp trên của hòa bình, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia hãy có ý thức giữ gìn, bảo vệ nền hòa bình của mình và xây dựng một xã hội trên nền tảng tình hữu nghị bền đẹp. Bên cạnh đó, ta cũng cần thẳng thắn phê phán những hành vi xâm phạm lãnh thổ, khơi nguồn chiến tranh để không chỉ thế hệ chúng ta bây giờ mà con cháu mai sau cũng có thể có được nền hòa bình và môi trường sống lí tưởng để có thể phát triển toàn diện. Cuộc sống rất ngắn ngủi, hãy trân trọng những điều tốt đẹp mình hiện có và cống hiến nhiều hơn cho xã hội ngay từ hôm nay.
Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 7
Hòa bình không chỉ đơn thuần là trạng thái không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, mà còn là tình trạng quan hệ bình đẳng, tôn trọng, hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia và con người. Mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia là đạt được hòa bình, để tối đa hóa sức mạnh tổng hợp và mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân cư. Trách nhiệm giữ gìn hòa bình không chỉ thuộc về mọi công dân, mà đặc biệt là với các thanh niên - những người sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Họ phải tích cực tham gia vào việc gìn giữ và củng cố hòa bình toàn cầu thông qua các hành động tích cực của mình, tránh các nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội. Johan Galtung, một nhà triết học, đã đưa ra một khái niệm khác về nền hòa bình đích thực của một quốc gia. Theo ông, trạng thái hòa bình của các quốc gia chỉ là tương đối và chỉ khi quốc gia đó hoàn toàn chủ động xây dựng hòa bình bằng các nguồn lực từ bên trong thì mới đạt được nền hòa bình chủ động đích thực. Xã hội sống hòa bình nhờ vào việc lựa chọn một triết lý phát triển, một cấu trúc thể chế phù hợp, cùng với các giá trị văn hóa tương ứng có khả năng hình thành và duy trì trạng thái đó. Với sức lực trẻ, tri thức, sức khỏe, khát vọng, năng động và sáng tạo, thanh niên là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội và sẽ là nòng cốt trong việc bảo vệ nền hòa bình của đất nước. Thanh niên sẽ là thế hệ kế tục để làm chủ đất nước, cũng như là lực lượng nòng cốt tham gia giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước trong trường hợp có xảy ra chiến tranh. Theo Hồ Chí Minh, "Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Vì vậy, nâng cao ý thức và trách nhiệm của thanh niên trong việc gìn giữ hòa bình của đất nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Trong thế giới ngày nay, tình hình toàn cầu đang trở nên phức tạp với nhiều xung đột gay gắt, các tổ chức phản động và khủng bố hoạt động mạnh mẽ, và mâu thuẫn về lãnh thổ và lợi ích kinh tế của các quốc gia. Một số quốc gia còn phát triển vũ khí hạt nhân vô cùng nguy hiểm, đe dọa sự ổn định của thế giới và nền hòa bình đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước là cần thiết và cấp bách. Hòa bình là điều mà tất cả chúng ta khát khao, nó mang lại sự bình yên và tự do cho cuộc sống của con người. Trong hòa bình, con người được tự do học tập, làm việc và thể hiện bản thân, đem lại cho cuộc sống sự ấm no và hạnh phúc. Tuy nhiên, chiến tranh lại mang đến đau thương, chết chóc, đói nghèo, bệnh tật và sự hủy diệt khủng khiếp. Không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn đe dọa sự sống của con người. Không có gì đáng sợ hơn cuộc sống mất đi sự tự do. Chiến tranh là thảm họa của nhân loại, là mối hiểm họa có thể tiêu diệt nền văn minh và đẩy loài người vào bờ vực diệt vong. Do đó, giữ gìn hòa bình và nâng cao ý thức bảo vệ hòa bình đất nước là trách nhiệm của mọi công dân. Để tích cực tham gia giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước, thanh niên cần phải thấu hiểu rõ ý nghĩa và vai trò của hòa bình đối với đất nước, đời sống dân tộc và trách nhiệm cá nhân trong việc bảo vệ nền hòa bình. Theo lời Bác Hồ, "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Sự độc lập tự do của đất nước là nền tảng để xây dựng và phát triển hòa bình. Thế hệ trẻ hiện nay phải liên tục nâng cao trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, để trở thành người xứng đáng với những hy sinh của thế hệ trước. Hòa bình có giá trị vô cùng to lớn. Mỗi người đều có quyền được tự do sống và làm việc để đạt được những giá trị mình mong muốn, được tôn trọng và bảo vệ trong một đất nước hòa bình. Hòa bình của đất nước là sinh mệnh của từng cá nhân. Vì vậy, hãy nỗ lực giữ gìn và bảo vệ hòa bình như bảo vệ sự sống của chính mình.
Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 8
Bạn có biết rằng, chúng được được đến trường như ngày hôm nay đó là vì chúng ta đang được sống trong thời bình. Có thể nói, ai đã từng trải qua những năm tháng bom rơi đạn lạc mới hiểu hết được ý nghĩa của hai tiếng hòa bình. Nhưng chúng ta lại càng phải tìm hiểu về giá trị của hòa bình nhiều hơn để biết trân quý những gì mà chúng ta đang có. Chúng ta từng được nghe, từng được học về những bài thơ, bài hát ca ngợi về hòa bình thế giới. Nhưng liệu đã mấy ai thực sự hiểu được giá trị của chúng hay chưa? Nếu từng xem những bộ phim về chiến tranh, về lịch sử hẳn bạn sẽ thấy sợ hãi cảnh bom rơi, tiếng súng nổ. Khi mà những đứa trẻ đang ngồi trong lớp học phút trước, phút sau đã vội vã chui vào hầm trú ẩn. Làm sao có những giờ phút được thảnh thơi bàn học như chúng ta thời bây giờ. Hòa Bình mà chúng ta đang có là sự đánh đổi của biết bao nhiêu sinh mạng của ông cha. Biết bao người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là lý do vì sao khi học môn lịch sử, chúng ta được tìm hiểu về những con người đã hy sinh trong từng trận chiến. Hẳn bạn còn nhớ 10 cô gái của ngã ba Đồng Lộc đã ngã xuống khi chỉ vừa mười tám, đôi mươi. Sự hy sinh cao cả của 10 cô gái này đã được lưu lại trong sử sách, trong những áng thơ văn.Có thể nói, chiến tranh đã lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ. Đó là tình yêu, là tuổi trẻ, là máu và nước mắt. Nhưng cũng chính trong chiến tranh, con người ta mới càng khát khao hơn được sống trong cảnh hòa bình. Hãy nhớ đến cảnh đói khổ của người dân Việt Nam năm 1945. Đó chính là những hệ lụy mà chiến tranh gây ra cho con người. Đói và khát, người dân nhiều ngày nhịn đói. Họ gầy đến rộc người, chỉ còn da bọc xương. Cuối cùng rồi họ cũng chết. Cái chết mòn trong sự khổ đau. Hôm nay, nhờ có hòa bình mà chúng ta mới có được cơm ăn, mới có được áo mặc, mới có được một cuộc sống xung túc và đủ đầy. Việt Nam không phải là đất nước duy nhất trên thế giới từng rơi vào cảnh tang tóc do chiến tranh gây ra. Ngay cả những nước lớn như Nhật Bản, Mỹ, Đức,… cũng đều cùng chung số phận. Đơn cử như 2 quả bom nguyên tử của nước Mỹ đã biến 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki rơi vào cảnh tượng tan hoang và chết chóc. Cho đến tận thời điểm hiện tại, chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Tàn dư của những cuộc chiến tranh thế giới để lại là không hề nhỏ. Thế hệ những người trẻ Việt Nam ngày nay vẫn là những người trực tiếp phải gánh chịu. Chẳng hạn có những em nhỏ từ khi sinh ra đã không được lành lặn do chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam. Bản thân những người gây ra chiến tranh hẳn đã phải trả giá cho những tội ác của họ. Nhưng còn những người dân lương thiện, những người mong có một cuộc sống hòa bình, họ có lỗi lầm gì mà phải gánh chịu những thiệt thòi như vậy? Câu hỏi này xin được dành cho tất cả mọi người. Nếu như chiến tranh chỉ reo rắc cho con người những nỗi khổ đau thì hòa bình mang đến cho con người niềm vui và hạnh phúc. Nhưng, hòa bình của một quốc gia, của một dân tộc có tồn tại được lâu bền hay không còn phụ thuộc vào nền hòa bình của toàn thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa, vậy tại sao không biết yêu thương, đùm bọc nhau để cùng tiến bộ và phát triển. Chiến tranh sẽ chỉ làm cho tất cả mọi người phải đau khổ mà thôi. Cũng như bạn, tôi khao khát được sống trong một thế giới hòa bình. Ở đó, mỗi ngày tôi được đến trường, được gặp gỡ thầy cô và bè bạn. Tôi được học tập và có cho mình thêm nhiều kiến thức thú vị để làm hành trang bước vào đời. Ở đó, mỗi ngày tôi được ăn những bữa cơm đầm ấm bên gia đình thân yêu của mình. Tôi được kể cho ba mẹ nghe những câu chuyện thường ngày ở trường. Ở đó, tôi có được những giấc ngủ ngon. Tôi có hoài bão, có mơ ước và tôi có thời gian để có thể theo đuổi ước mơ của mình. Bạn cũng như tôi, hẳn bạn cũng có những ước mơ. Chúng ta cần hòa bình để có thể thực hiện ước mơ của mình. Hay đơn giản nhất, chúng ta hãy cùng ước mơ về một hòa bình cho toàn nhân loại. Vì chỉ có hòa bình, chúng ta mới có một cuộc sống bình yên.
Nghị luận xã hội về hòa bình mẫu 9
Có lẽ chỉ những người đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy bom đạn mới thực sự cảm nhận được tầm quan trọng của hai chữ "hòa bình" đối với sự sống của con người.
Dù cho chúng ta đã từng được nghe và học về những bài thơ, bài hát ca ngợi về hòa bình thế giới, liệu có phải ai cũng đã thấu hiểu giá trị thực sự của chúng? Nếu đã xem qua những bộ phim về chiến tranh hay tìm hiểu về lịch sử, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy kinh hãi trước cảnh bom rơi, tiếng súng nổ. Những đứa trẻ chỉ trong nháy mắt phải từ bỏ bàn học và chui vào hầm trú ẩn. Chúng ta đang sống trong thời đại hòa bình, nhưng liệu có thể bao giờ chúng ta cảm nhận được giây phút thư thái như những ngày hôm nay nếu không có sự hy sinh của hàng triệu người?
Hòa bình hiện tại đã được đánh đổi bằng rất nhiều sinh mạng của những người đi trước. Họ đã hy sinh để bảo vệ nền độc lập và tự do của dân tộc, và đó chính là lý do tại sao chúng ta học lịch sử, để tôn vinh những con người đã hy sinh trong từng trận chiến. Ví dụ như những cô gái tại Ngã ba Đồng Lộc, chỉ mới 18 hoặc 20 tuổi, đã hy sinh cuộc đời mình cho một mục đích cao cả. Sự tận hiến của họ đã được ghi lại trong sử sách, trong những bài thơ và văn xuôi, để chúng ta mãi mãi ghi nhớ và trân trọng.
Chiến tranh đã cướp đi rất nhiều thứ quý giá của con người, bao gồm tình yêu, tuổi trẻ, máu và nước mắt. Việt Nam là một minh chứng rõ ràng cho những hậu quả đau lòng mà chiến tranh mang lại, chẳng hạn như cảnh đói khổ năm 1945 khi hơn hai triệu người chết đói. Nhưng không chỉ riêng Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng từng trải qua cảnh tang tóc do chiến tranh gây ra. Ngay cả những nước lớn như Nhật Bản, Mỹ, Đức cũng đã phải đối diện với những hậu quả đau lòng của chiến tranh, chẳng hạn như hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã tàn phá hai thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki.
Dù đã qua rất nhiều thập kỷ, chiến tranh vẫn là một nỗi ám ảnh đối với con người. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn phải chịu đựng những hậu quả của chiến tranh, như những em bé bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam ở Việt Nam. Những kẻ chủ mưu gây ra chiến tranh hẳn đã phải trả giá cho những tội ác của mình, nhưng những người dân vô tội và mong muốn một cuộc sống hòa bình thì sao? Họ không có lỗi gì mà lại phải chịu những thiệt hại đau lòng như vậy. Chúng ta cần suy nghĩ và cùng nhau tìm cách ngăn chặn chiến tranh để bảo vệ cuộc sống và tương lai của chúng ta.
Một cuộc sống hạnh phúc và bình yên là điều mà chúng ta đều mong muốn. Chiến tranh chỉ mang lại đau khổ và đau đớn cho con người, trong khi đó hòa bình mang đến niềm vui và hạnh phúc. Tuy nhiên, để có được hòa bình lâu dài cho một quốc gia hoặc một dân tộc, thì nền hòa bình toàn cầu cần phải được đảm bảo. Trong thế giới đang toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta cần biết yêu thương và đoàn kết để tiến bộ và phát triển.
Tôi và bạn đều khao khát được sống trong một thế giới hòa bình, nơi mà chúng ta có thể học tập, phát triển, và cùng nhau tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn. Hòa bình cũng mang lại cho chúng ta sự an tâm và an ninh, cho phép chúng ta có thể mơ ước và theo đuổi những điều mà chúng ta mong muốn trong cuộc sống. Vì vậy, hãy cùng nhau ước mơ và hành động để tạo ra một thế giới hòa bình cho toàn nhân loại, nơi mà chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống bình yên và hạnh phúc.
Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung