Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Polymer nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

Polymer nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn tìm hiểu về Polymer, phân loại các Polymer thuộc phản ứng gì. Từ đó vận dụng vào làm các dạng bài tập. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số câu hỏi liên quan

Polymer nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poly(methyl methacrylate)

B. Poly(ethylene terephthalate).

C. Polystyrene.

D. Polyacrylonitrile (nitron)

Đáp án B

>> Mời các bạn tham khảo thêm: Polymer nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

 Một số loại Polymer thường gặp

- Polymer là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

- Monomer là nhưng phân tử nhỏ, phản ứng tạo nên Polymer

- Hệ số n là độ polymer hóa hay hệ số Polymer

1. Các Polymer được điều chế từ phản ứng trùng ngưng

nylon-6 (tơ capron), nylon-7 (tơ enan), lapsan, nylon-6,6 (đồng trùng ngưng), Poly(phenol-formaldehyde) (PPF) có 3 dạng: nhựa novolacs, nhựa Resoles, nhựa rezit, Keo Urea formaldehyde.

2. Các Polymer được điều chế từ phản ứng trùng hợp

polyethylene (PE), Polypropylene (PP), Polystyrene (PS), Poly (vinylchloride) (PVC), poli(Vinyl Acetate) (PVA), Poly(methyl methacrylate) (PMMA), Poly (tetrafluoroethylene) (teflon), Nilon – 6 (capron), tơ nitron (olon), cao su isoprene, cao su Chloroprene, cao su buna.

Lưu ý:

+ Đồng trùng hợp: Cao su buna – N, cao su buna – S.

+ Nylon – 6 (capron): cả trùng hợp và trùng ngưng.

3. Phân loại Polymer

  • Các polimer được phân loại dựa theo nguồn gốc

Polymer thiên nhiên: Có nguồn gốc từ tự nhiên

Ví dụ: Cellulose, tơ tằm, cao su thiên nhiên, cao su thiên nhiên...

Polymer tổng hợp: Do con người tổng hợp (chủ yếu bằng phản ứng trùng ngưng hoặc trùng hợp.)

Ví dụ: Polypropylene (nhựa PP), Poly vinylchloride (nhựa PVC), polyethylene (nhựa PE)...

Polymer bán tổng hợp (nhân tạo): Được con người chế tạo từ polymer thiên nhiên thành các loại polymer mới.

  • Theo cấu trúc

Polymer mạch không phân nhánh.

Ví dụ: nhựa PVC, nhựa PE, cao su, Cellulose, tinh bột...

Polymer có nhánh.

Ví dụ: glycogen, Amylopectin...

Polymer mạch không gian.

Ví dụ: cao su lưu hóa, nhựa rezit, nhựa bakelit

Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1: Polymer nào sau đây là Polymer thiên nhiên?

A. Amylose.

B. Nylon-6,6.

C. Nylon-7

D. PVC.

Xem đáp án
Đáp án A

Polymer là Polymer thiên nhiên là: Amylose.

Câu 2. Carbohydrate nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco?

A. Saccarose.

B. Tinh bột

C. Glucose.

D. Cellulose

Xem đáp án
Đáp án D

Carbohydrateđược dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco là Cellulose

Câu 3. Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?

A. tơ nylon-6,6 và bông.

B. tơ nylon-6,6 và tơ nitron.

C. tơ tằm và bông.

D. tơ visco và tơ acetate.

Xem đáp án
Đáp án B

Loại A vì Bông là tơ thiên nhiên 

Loại C vì Tơ tằm và bông đều là tơ thiên nhiên 

Loại D vì tơ visco và tơ acetate đều là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo) 

Hai tơ nào đều là tơ tổng hợp là: tơ nylon-6,6 và tơ nitron.

Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của Hexamethylenediamine và aAdipic acid (Hexanedioic acid).

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH → (-NH[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.

Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xyanua (hay Acrylonitril) (CH2=CH-CN) nên được gọi là Polyacrylonitrile (hay tơ olon hoặc tơ nitron).

Câu 4. Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monomer nào sau

A. CH2=CHCH2Cl

B. CH3CH=CH2

C. CH2=CHCl

D. CH2=CH2

Xem đáp án
Đáp án C

Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monomer sau: CH2=CHCl

Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng sau:

X → Y → Z → T → poly (Vinyl acetate)

X là chất nào dưới đây ?

A. C2H5OH

B. CH≡CH

C. CH3COOH

D. CH3CHO

Xem đáp án
Đáp án B

C2H2 (X) => CH3CHO (Y) => CH3COOH (Z) => CH3COOC2H3 (T)

C2H2 (X) + H2O → CH3CHO (Y) (Nhiệt độ: 80 độ C Xúc tác: Hg2+ Dung môi: H2SO4)

CH3CHO (Y) + O2 → CH3COOH (Z) (Nhiệt độ, xúc tác: ion Mn2+)

3CH3COOH + C2H3OH → 2CH3COOC2H3 + 3H2O

Câu 6. Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?

A. Tơ visco.

B. Tơ nylon-6,6.

C. Tơ nitron.

D. Tơ tằm.

Xem đáp án
Đáp án A

Tơ nhân tạo hay tơ bán tổng hợp xuất phát từ polymer thiên nhiên

(B và C là tơ tổng hợp, D là tơ thiên nhiên).

Câu 7. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là?

A. Nylon-6,6.

B. Poly (Vinyl chloride).

C. Polyethylene.

D. Poly (methyl methacrylate).

Xem đáp án
Đáp án A

Polymer được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là: Nilon-6,6.

Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của Hexamethylenediamine và Adipic acid (Hexanedioic acid).

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH → (-NH[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.

Câu 8. Tơ được sản xuất từ Cellulose?

A. to tằm

B. tơ capron

C. tơ nlyon-6,6

D. tơ visco

Xem đáp án
Đáp án D

Các loại tơ được sản xuất từ Cellulose:

Tơ visco: hòa tan Cellulose trong NaOH loãng và CS2 thu được dung dịch keo rất nhớt là tơ visco.

Tơ axetat: hòa tan Cellulose với Anhydride acetic (có H2SO4 đặc) thu được cellulose diacetate và cellulose triacetate.

Câu 9. Cho các tơ sau: tơ Cellulose acetate, tơ capron, tơ nitron, tơ nylon-7, tơ visco, tơ nylon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ polyamide?

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Xem đáp án
Đáp án C

Trong các loại tơ trên, có 3 loại tơ thuộc loại Tơ polyamide là tơ capron, tơ nilon-6,6, tơ nylon-7.

Câu 10. Cho các polymer sau: Polystyrene, Amylose, Amylopectin, poli(vinyl chlorine), Poly(methyl methacrylate), teflon. Số polymer có thành phần nguyên tố giống nhau là

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Xem đáp án
Đáp án B: Amylose, Amylopectin, Poly(methyl methacrylate)

Chi tiết bộ câu hỏi luyện tập nằm trong FILE TẢI VỀ

-----------------------

Để nắm được phương pháp làm mời các bạn xem chi tiết tại:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Hóa 12 - Giải Hoá 12

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng