Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là
Phản ứng trùng ngưng
Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung câu hỏi chương 3 Polime. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết bài tập liên quan đến phản ứng trùng ngưng. Từ đó bạn đọc vận dụng hoàn thành tốt các dạng câu hỏi. Mời các bạn tham khảo.
Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. glyxin.
B. axit terephtalic.
C. axit axetic.
D. etylen glicol.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
A. Glyxin H2NCH2COOH
B. Axit terephtalic p-HOOC-C6H4-COOH
C. Axit axetic CH3COOH
D. Etylen glicol HO-CH2-CH2-OH
Ta thấy CH3COOH chỉ có 1 nhóm chức → CH3COOH không có phản ứng trùng ngưng.
Đáp án C
Một số lưu ý về polime
1. Các polime được điều chế từ phản ứng trùng ngưng
Phản ứng trùng ngưng được định nghĩa là quá trình tổng hợp polime dựa trên phản ứng của các monome có chứa các nhóm chất, nhằm tạo thành những liên kết mới trong mạch polime cũng như sinh ra hợp chất phụ như nước, HCl….
Trùng ngưng hay còn được gọi là phản ứng đồng trùng ngưng vốn là một quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) được liên kết với nhau thành phân tử lớn (polime cao phân tử) cũng như giải phóng nhiều phần tử nhỏ như HCl hay (H2O,CO2)
nilon-6 (tơ capron), nilon-7 (tơ enan), lapsan, nilon-6,6 (đồng trùng ngưng), poli(phenol fomanđehit) (PPF) có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, nhựa rezit, keo ure fomanđehit.
2. Các polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp
polietilen (PE), polipropilen (PP), polistiren (PS), poli(vinyl clorua) (PVC), poli(vinyl axetat) (PVA), poli(metyl metacrylat) (PMMA), poli(tetrafloetilen) (teflon), Nilon – 6 (capron), tơ nitron (olon), cao su isoprene, cao su clopren, cao su buna.
Lưu ý:
+ Đồng trùng hợp: Cao su buna – N, cao su buna – S.
+ Nilon – 6 (capron): cả trùng hợp và trùng ngưng.
Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra polime là
A. H2NCH2COOH.
B. C2H5OH.
C. CH3COOH.
D. CH2=CH-COOH.
Câu 2. Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3-CH2-Cl.
B. CH3-CH3.
C. CH2=CH-CH3.
D. CH3-CH2-CH3.
Câu 3. Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?
A. tơ nilon-6,6 và bông.
B. tơ nilon-6,6 và tơ nitron.
C. tơ tằm và bông.
D. tơ visco và tơ axetat.
Câu 4. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
A. Poli(etylen terephtalat)
B. Protein
C. Nilon-6,6
D. Poli(vinyl clorua)
---------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là tới bạn đọc. Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.