Muối khan là gì? Bài tập tính toán tìm khối lượng muối khan
Bài tập tính toán tìm khối lượng muối khan
Muối khan là gì? Bài tập tính toán tìm khối lượng muối khan được VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn hiểu được thế nào muối khan, và công thức tính muối khan trong các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.
Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan
- Kim loại tác dụng với dung dịch muối
- Dạng bài tập phản ứng đốt cháy Este Có đáp án
- Dạng bài tập phản ứng xà phòng hóa Có đáp án hướng dẫn giải chi tiết
- Xác định công thức phân tử Amin, Amino Axit dựa vào phản ứng cháy
1. Khái niệm muối khan?
Muối khan được hiểu là muối khô, không pha nước và có được là nhờ quá trình cô cạn dung dịch, tách nước ra khỏi dung dịch muối được muối khô (khan). Muối ăn cũng đc gọi là một loại muối khan.
Trong công nghiệp cũng như hóa học, muối khan có công thức CuSO4 hoặc MgSO4, khô và không pha nước.
2. Công thức tính khối lượng muối khan
m muối khan = m kim loại + m gốc axit
Ví dụ, natri sulfat khan không có nước. Do đó, chúng ta có thể sử dụng nó làm vật liệu sấy khô vì nó có thể hấp thụ nước và chuyển thành dạng ngậm nước.
3. Bài tính tìm khối lượng muối khan.
Câu 1. Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong H2SO4 oãng, dư thấy có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng muối sunfat khan thu được là
A. 2,00 gam
B. 2,40 gam
C. 3,92 gam
D. 1,96 gam
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
nSO42- = nH2SO4 = nH2 = 0,336/22,4 = 0,015 mol
m muối sunfat = mkim loại + mSO42- = 0,52 + 0,015.96 = 1,96 gam
Câu 2. Cho 4,8 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 3,38 lít khí H2 (đktc)
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
b) Xác định tên kim loại R
c) Tính khối lượng muối khan thu được
Đáp án hướng dẫn giải bài tập
a) PHương trình hóa học tổng quát
R + 2HCl → RCl2 + H2
0,2 0,2 0,2
MR = 4,8/0,2 = 24
Vậy R là Mg
m muối tan = 0,2.(24+ 35,5.2) = 19 gam
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 2,24l khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau pahrn ứng thu được m gam muối khan. Khối luonhgjw muối khan thu được là bao nhiêu
Đáp án hướng dẫn giải
Ta có: nH2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)
Các phương trình hóa học
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
Theo các phương trình phản ứng: (1); (2) nhận thấy: nHCl = 2.nH2 = 0,2 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng axit - khối lượng H2
= 10 + 0,2.36,5 - 0,2.2 = 16,9 (g)
Vậy: Khối lượng muối thu đc là 16,9 g
Câu 4. Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe bằng dd HCl dư, sau phản ứng thu được 11,2 lit khí (đktc) và dd X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 71,0 g
B. 91,0 g
C. 90,0 g
D. 55,5 g
Đáp án hướng dẫn giải
Số mol H2 = 11,5/22,4 = 0,5 (mol)
2HCl → H2
nHCl = n H2 .2 = 0,5.2 = 1 (mol)
=> nCl- = nHCl = 1 (mol)
m muối = m kim loại + mCl- = 20 + 1.35,5 = 55,5 (gam)
Câu 5: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam so với ban đầu. Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được?
Đáp án hướng dẫn giải
m dd tăng = m kim loại – mH2
=> m H2 = m kim loại – m dd tăng = 7,8 – 7 = 0,8 (gam)
n H2 = 0,8/2 = 0,4(mol)
2HCl → H2
Từ phương trình => nCl- = nHCl = nH2 .2 = 0,4.2 = 0,8 (mol)
m muối = mkim loại + mCl-
= 7,8 + 0,8.35,5 = 36,2 (gam)
Câu 6. Để 8,4 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 10,642 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3 thấy sinh ra 0,896 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 33,2 gam
B. 36,3 gam
C. 16,6 gam
D. 15,98 gam
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Coi X gồm Fe và O => nO = 0,14 mol và nFe = 0,15 mol
Fe – 3e → Fe3+
Fe – 2e → Fe+
N5+ + 3e → N2+
O + 2e →O2‑
Bảo toàn e: 3nFe3+ + 2nFe2+ = 3nNO + 2nO = 0,4
Và nFe = nFe3+ + nFe2+ = 0,15 mol
=> nFe2+ = 0,05; nFe3+ = 0,1 mol
=> Muối khan gồm: 0,1 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Fe(NO3)2
=> m = 33,2 gam
Câu 7. Cho 5 gam hỗn hợp Al, Fe, Zn vào dung dịch HCl vừa đủ,người ta thu được 2,24 lít hiđro (đktc).Tính khối lượng muối khan thu được
Đáp án hướng dẫn giải
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
nH2 = 4,48/22,4 = 0,1 (mol)
⇒mH2 = 0,1.2 = 0,2 (g)
nHCl = 2nH2= 0,2 (mol)
mHCl = 0,2.36,5 = 7,3 (g)
mmuối = mKL+ mHCl − mH2 = 5 + 7,3 − 0,2 = 12,1 (g)
Câu 8. Hòa tan 18,4 gam hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II, III trong dung dịch HCl thu được dung dịch X và khí Y. Đốt cháy khí Y trong không khí thu được 9 gam nước. Cô cạn dung dịch X thu được a gam muối khan. Tìm a.
Hướng dẫn giải bài tập
Gọi 2 kim loại hóa trị II và III lần lượt là X và Y
Phương trình hóa học
X + 2HCl → XCl2 + H2 (1)
2Y + 6HCl → 2YCl3 + 3H2(2)
2H2 + O2 → 2H2O (3)
Ta có nH2O = 9/18 = 0,5 mol
Theo phương trình (3): nH2 = nH2O = 0,5 mol
=> nH2 (1) + (2) = 0,5 mol
Mặt khác ta thấy: Tổng số mol HCl gấp đôi tổng số mol H2
=> nHCl (1) + (2) = 1 mol
Áp dụng định luật bào toàn khối lượng ta có:
mkim loại + mHCl = mmuối + mH2
=> mmuối = 18,4 + 1.36,5 - 0,5.2 = 53,9 gam
Câu 9. Hỗn hợp X gồm các kim loại Mg ; Al ; Zn. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lit khí (dktc). Cũng lấy m gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lit khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở dktc) và (m + a) gam muối. Tính giá trị của V và a là bao nhiêu.
Đáp án hướng dẫn giải
Bảo toàn electron ta có:
2nH2 = ne KL = 2nSO2
=> nSO2 = nH2 = 0,3 mol => V = 6,72 lit
=> nSO4 muối = nSO2 = 0,3 mol
=> mmuối – mKL = mSO4 muối = a = 0,3 . 96 = 28,8 gam
Câu 10. Hòa tan 20 gam hỗn hợp muối cacbonat kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch X và 4,48 lít khí bay ra (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
Đáp án hướng dẫn giải
Tổng quát:
RCO3 + 2HCl → RCl2 + CO2 + H2O
nCO2 = 1/2 nHCl = nH2O = 0,2 mol
=> nHCl = 0,4 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mRCO3 + mHCl = mRCl + mCO2 + mH2O
=> mRCO3 = 20 – 0,2.44 - 0,2.18 + 2.0,2.36,5 = 22,2 gam
Câu 11. Cho 15,82 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A và 9,632 lít khí SO2 ở đktc. Cô cạn dung dịch A sẽ thu được số gam muối khan là bao nhiêu.
Đáp án hướng dẫn giải
nSO42- môi trường = nSO2 = 9,632/22,4 = 0,43mol
=> mmuối = mKL + mSO42- = 15,82 + 0,43. 96 = 57,1 gam
Câu 12. Cho 18 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2 ở đktc và 6,4 gam S và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được số gam muối khan là bao nhiêu.
Đáp án hướng dẫn giải
Theo đầu bài ta có: nSO2 = 0,15 mol; nS = 64/32 = 0,2 mol
Ta có: nSO42- tạo muối = 0,5.n e nhận= nSO2 + 3nS = 0,15 + 3.0,2= 0,75 mol
mmuối = mKL + mSO42- = 18 + 0,75. 96 = 90 gam
Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
Đáp án hướng dẫn giải
Ta có: nH2SO4 = nH2O
Số mol H2SO4 = 0,5.0,1 = 0,05 mol => Số mol H2O = 0,05 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
moxit = m axit sunfuric + m nước
=> m muối sunfat =(moxit + m axit sunfuric) - m nước
= (2,81 + 0,05.98) - (0,05.18) = 6,81 gam
Câu 14. Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 0,5M phản ứng vừa đủ với chất rắn A thu được hỗn hợp khí B. Thể tích dung dịch HCl 0,5M đã dùng là
Đáp án hướng dẫn giải
nFe = 5,6/56 = 0,1 mol;
nS=1,6/32 = 0,05 mol
Phương trình hóa học: Fe + S → FeS
Phản ứng: 0,05 ← 0,05 → 0,05 (mol)
Vậy sau phản ứng rắn A thu được gồm: FeS: 0,05 (mol); Fe dư: 0,1 – 0,05 = 0,05 (mol)
Rắn A + dung dịch HCl có phản ứng:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
0,05 → 0,1 (mol)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
0,05→ 0,1 (mol)
→ tổng mol HCl = 0,1 + 0,1 = 0,2 (mol)
→ VHCl = nHCl/CM= 0,2/0,5 = 0,4 lít = 400 ml
Câu 15. Cho các muối A, B, C, D là các muối (không theo tự) CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Biết rằng A không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó, B không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó; C không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt ; D rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao. A, B, C và D lần lượt là
A. Pb(NO3)2, NaCl, CaCO3, CaSO4.
B. NaCl, CaSO4, CaCO3, Pb(NO3)2.
C. CaSO4, NaCl, Pb(NO3)2, CaCO3.
D. CaCO3, Pb(NO3)2, NaCl, CaSO4.
Đáp án hướng dẫn giải
A là Pb(NO3)2 vì kim loại Pb rất độc
B là NaCl vì NaCl là muối ăn, nên có vị mặn
C là CaCO3. CaCO3 là muối không tan và dễ bị nhiệt phân hủy
CaCO3 ⟶ CaO + CO2↑
D là CaSO4. Muối CaSO4 ít tan trong nước và không bị nhiệt phân hủy.
Câu 16. Một hỗn hợp kim loại gồm Al, Cu, Fe. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 8,96 lít khí (đktc) và 9 gam chất rắn. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thì phải dùng 100 ml dung dịch NaOH 2M. % khối lượng của Fe trong hỗn hợp là
Đáp án hướng dẫn giải
mchất rắn = mCu = 9 gam
nKOH = 0,1.2 = 0,2 mol
nH2= V/22,4= 0,4 mol
Al + KOH + H2O → KAlO2 + 3/2 H2
0,2 0,2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
0,2 0,3
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
0,1 0,1
=> mhh = mAl + mFe + mCu = 0,2.27 + 0,1.56 + 9= 20 gam
=> %mFe = mFe/mhh.100% = 0,1.56/20.100% = 28%
...............................
Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Muối khan là gì? Bài tập tính toán tìm khối lượng muối khan. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....