Bài tập trắc nghiệm: Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của ankan

Chuyên đề Hóa học lớp 11: Bài tập trắc nghiệm: Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của ankan được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. Kiến thức cần nhớ

1. Khái niệm và đồng đẳng

Định nghĩa: ankan (còn gọi là parafin) là những hiđrocacbon no, mạch hở.

Công thức chung: CnH2n+2 (n ≥ 1).

2. Đồng phân ankan

Ankan chỉ có đồng phân mạch C khi có từ 4C trở lện

Từ C4H10 trở đi, ứng với mỗi công thức phân tử có các công thức cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh và mạch cacbon phân nhanh của các đồng pân mạch cacbon.

Thí dụ: Ứng với công thức C5H12 có các đồng phân cấu tạo sau:

Các đồng phân ankan có CTPT C5H12 là:

CH3-CH2-CH2-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH2-CH3

C(CH3)4

Vậy có tất cả 3 đồng phân.

3. Cấu tạo

Mạch C hở, có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh.

Trong phân tử chỉ có liên kết đơn (liên kết xích ma) tạo thành từ 4 obitan lai hoá sp3 của nguyên tử C, định hướng kiểu tứ diện đều (góc liên kết 109o28’). Do đó mạch C có dạng gấp khúc. Các nguyên tử có thể quay tương đối tự do xung quanh các liên kết đơn.

Hiện tượng đồng phân do các mạch C khác nhau (có nhánh khác nhau hoặc không có nhánh).

4. Cách gọi tên

Tên gọi gồm:

a) Ankan không nhánh: Tên mạch C + an.

CTPTTênCTPTTên

CH4

C2H6

C3H8

C4H10

C5H12

Metan

Etan

Propan

Butan

Pentan

C6H14

C7H16

C8H18

C9H20

C10H22

Hexan

Heptan

Octan

Nonan

Decan

b) Ankan có nhánh

Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh + Tên mạch chính + an

Chú ý: Phân tử có mạch nhánh thì chọn mạch C dài nhất làm mạch chính, đánh số các nguyên tử C từ phía gần mạch nhánh nhất.

Ví dụ:

Tên thường:

+ Nếu chỉ có một nhánh duy nhất CH3 ở nguyên tử C số 2 thì thêm tiền tố iso.

+ Nếu có 2 nhánh CH3 ở C số 2 thì thêm tiền tố neo.

Chú ý phân biệt isoankan với isoankyl và neoankan với neoankyl. Isooctan là 2,2,4 – trimetylpentan.

5. Tính chất vật lý

Ở nhiệt độ thường, các ankan từ C1 đến C4 ở trạng thái khí; từ C5 đến khoảng C18 ở trạng thái lỏng; từ khoảng C18 trở lên ở trạng thái rắn.

Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của ankan nói chung đều tăng theo số nguyên tử C trong phân tử tức là tăng theo phân tử khối. Ankan nhẹ hơn nước.

II. Bài tập trắc nghiệm ankan có đáp án 

Câu 1: Định nghĩa nào sau đây là đúng về hiđrocacbon no?

A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có chứa liên kết đơn trong phân tử.

B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có một liên kết đơn trong phân tử.

C. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.

D. Hiđrocacbon no là hợp chất hữu cơ chỉ có chứa liên kết đơn trong phân tử.

Câu 2: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan.

A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8

B. CH4, C2H2, C3H4, C4H14

C. CH4, C2H6, C4H14, C5H12

D. C2H6, C3H8, C5H14, C6H12

Câu 3: Ankan có những loại đồng phân nào?

A. Đồng phân nhóm chức

B. Đồng phân cấu tạo

C. Đồng phân vị trí nhóm chức.

D. Có cả 3 loại đồng phân trên.

Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12?

A. 3 đồng phân

B. 4 đồng phân

C. 5 đồng phân

D. 6 đồng phân.

Câu 5: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H14?

A. 3 đồng phân

B. 4 đồng phân

C. 5 đồng phân

D. 6 đồng phân

Câu 6: CTCT sau có tên gọi là:

Chuyên đề Hóa học lớp 11

A. 2,2,4-trimetyl l pentan. B. 2,4-trimetyl petan.

C. 2,4,4-trimetyl pentan. D. 2-đimetyl-4-metyl pentan.

Câu 7: CTCT sau có tên gọi là:

Chuyên đề Hóa học lớp 11

A. 2-metyl-3-butyl pentan

B.3-Etyl-2-metyl heptan

C. 3-isopropyl heptan

D. 2-Metyl-3-etyl heptan

Câu 8: Tên của ankan nào sau đây không đúng?

A. 2-metyl butan

B. 3-metyl butan

C. 2,2-đimetyl butan

D. 2,3-đimetyl butan

Câu 9: CTCT nào sau đây có tên gọi là: isopentan

A. C(CH3)3

B. CH3CH2CH(CH3)CH3

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH3

D. CH3CH(CH3)CH2CH2CH3

Câu 10: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - Clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2

B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl

D. CH3CH(Cl)CH2CH(CH3)CH3

Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của X là

A. 2-Metylbutan.

B. Etan.

C. 2,2-Đimetylpropan.

D. 2-Metylpropan.

Câu 12. Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là

A. 1-clo-2-metylbutan.

B. 2-clo-2-metylbutan.

C. 2-clo-3-metylbutan.

D. 1-clo-3-metylbutan.

Câu 13. Công thức đơn giản nhất của hiđrocacbon M là CnH2n+1. M thuộc dãy đồng đẳng nào?

A. ankan

B. không đủ dữ kiện để xác định

C. ankan hoặc xicloankan

D. xicloankan

Câu 14. khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là

A. 2,2-đimetylbutan.

B. 2-metylpentan.

C. n-hexan.

D. 2,3-đimetylbutan.

Câu 15. Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là:

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Đáp án và hướng dẫn giải

1. C2. C3. B4. A5. C
6. A7. B8. B9. D10. B
11. A12. B13. A14. D15. C

......................................

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Bài tập trắc nghiệm: Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp của ankan. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu học tập nhé.

Đánh giá bài viết
1 14.685
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học 11

    Xem thêm