Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm: Phản ứng đốt cháy

Chuyên đề Hóa học lớp 11: Trắc nghiệm: Phản ứng đốt cháy được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm phản ứng đốt cháy

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic được mol CO2 = mol H2O. X gồm

A. 1 axit đơn chức, 1 axit đa chức.

B. 1 axit no, 1 axit chưa no.

C. 2 axit đơn chức no mạch vòng

D. 2 axit no, mạch hở đơn chức.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn axit cacboxylic A bằng lượng vừa đủ oxi được hỗn hợp (khí và hơi) có tỉ khối so với H2 là 15,5. A là axit

A. đơn chức no, mạch hở

B. đơn chức có 1 nối đôi (C = C), mạch hở.

C. đa chức no, mạch hở.

D. axit no, mạch hở, hai chức.

Câu 3: Đốt cháy hết 1 thể tích hơi axit A thu được 2 thể tích CO2 đo ở cùng điều kiện, A là

A. HCOOH. B. HOOCCOOH.

C. CH3COOH. D. B và C đúng.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 2,22 gam một axit hữu cơ no A thu được 1,62 gam H2O. A là

A. C3H7COOH. B. C2H5COOH.

C. HCOOH. D. CH3COOH.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit đơn chức cần V lít O2 ở đktc, thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị V là

A. 6,72 lít. B. 8,96 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 4,38 gam một axit E no, mạch thẳng thu được 4,032 lít CO2 (đkc) và 2,7 gam H2O. CTCT của E là

A. CH3COOH. B. C17H35COOH.

C. HOOC(CH2)4COOH. D. CH2=C(CH3)COOH.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,44 gam một axit hữu cơ, sản phẩm cháy được hấp thụ hoàn toàn vào bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng KOH. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 0,36g và bình 2 tăng 0,88g. CTPT của axit là:

A. C2H4O2 B. C3H6O2 C. C5H10O2 D. C4H8O2.

Câu 8: Đốt cháy 4,09g hỗn hợp A gồm hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit axetic người ta thu được 3,472 lít khí CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của các axit trong hỗn hợp phải là:

A. HCOOH và CH3COOH

B. CH3COOH và C2H5COOH

C. C2H5COOH và (CH3)2CHCOOH

D. C2H5COOH và CH3CH2CH2COOH.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam một axit hữu cơ A no, sản phẩm sau phản ứng được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 50g kết tủa và khối lượng bình tăng lên 29,2 gam. Mặt khác để trung hoà 0,15 mol A thì cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. CTCT của A biết A có cấu tạo mạch thẳng:

A. HOOCCH2CH2COOH B. HOOCCH(CH3)COOH

C. CH3–COOH D. HOOC–COOH

Câu 10: Trung hòa 5,3 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 7,5 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là

A. 1,12 lít. B. 5,04 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít.

Đáp án và hướng dẫn giải

1. D2. A3. D4. B5. A
6. C7. D8. B9. A10. B

Câu 2:

nCO2 = nH2O => axit no, đơn chức mạch hở.

Câu 4:

nH2O = 1,62/18 = 0,09 mol

=> nA = 0,09/n => MA = 74/3

=> n = 3

Câu 5:

no(O2) = 0,3.2 + 0,2 – 0,1.2 = 0,6

=> nO2 = 0,3 => V = 6,72 lít

Câu 6:

nCO2 = 0,18 mol; nH2O = 2,7/18 = 0,15 mol;

nCO2 > nH2O; E no đa chức mạch thẳng; nE = 0,03 mol

=> ME = 146

Câu 7:

nCO2 = nH2O = 0,02 mol => axit no, đơn chức CnH2nO2

=> naxit = 0,02/n => Maxit = 22n => n = 4

Câu 8:

nCO2 = 0,155 mol; nA = 0,155/n̅

=> MA = 26,4n =>n̅ = 2,6

Câu 10:

nX = (7,5-5,3)/22 = 0,1 mol; => Mx = 5,3/0,1 = 53

=> n̅ = 1,5 => nO2 = 1,5.1,5.0,1 = 0,225 mol => V = 5,04 lít

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 11: Trắc nghiệm: Phản ứng đốt cháy. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Vật Lí 11, Tài liệu học tập lớp 11VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 11

    Xem thêm