Bài tập trắc nghiệm: Đồng đẳng, đồng phân và độ bất bão hòa của hợp chất hữu cơ

Chuyên đề Hóa học lớp 11: Bài tập trắc nghiệm Đồng đẳng, đồng phân và độ bất bão hòa của hợp chất hữu cơ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập đồng đẳng, đồng phân và độ bất bão hòa của hợp chất hữu cơ

Câu 1: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (–CH2–) được gọi là hiện tượng

A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối.

Câu 2: Chọn định nghĩa đồng phân đầy đủ nhất: Đồng phân là:

A. hiện tượng các chất có cấu tạo khác nhau.

B. các chất có tính chất khác nhau.

C. hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử.

D. là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau.

Câu 3: Cho các chất gồm C6H5OH (X); C6H5CH2OH (Y); HOC6H4OH (Z); C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng là

A. Y, T. B. X, Y, T. C. X, Z. D. Y, Z.

Câu 4: Trong các dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân?

A. C2H5OH, CH3OCH3.

B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3CH2CH2OH, CH3CH2OH.

D. C4H10, C6H6.

Câu 5: Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất

A. không no. B. mạch hở. C. thơm. D. no, mạch hở.

Câu 6: Liên kết đôi do những liên kết nào hình thành?

A. Liên kết s B. Liên kết p C. Liên kết s và p D. Hai liên kết s.

Câu 7: Liên kết ba do những liên kết nào hình thành?

A. Liên kết s B. Liên kết p

C. Hai liên kết s và một liên kết p D. Hai liên kết p và một liên kết s.

Câu 8: Trong công thức CxHyOzNt tổng số liên kết π và vòng là:

A. (2x-y + t+2)/2. B. (2x-y + t+2).

C. (2x-y - t+2)/2. D. (2x-y + z + t+2)/2.

Câu 9: Metol C10H20O và menton C10H18O đều có trong tinh dầu bạc hà. Biết phân tử metol không có nối đôi, còn phân tử menton có 1 nối đôi. Có thể kết luận

A. Metol và menton đều có vòng.

B. Metol có vòng, menton là mạch hở.

C. Metol và menton đều không có vòng.

D.Metol là mạch hở, menton có vòng.

Câu 10: Tổng số liên kết π và vòng ứng với công thức C5H11O2ClN2

A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

Đáp án và hướng dẫn giải

1. C2. D3. A4. A5. D
6. C7. D8. A9. A10. B

Câu 9:

Độ bất bão hòa của metol Δ = 1 không có nối đôi => có 1 vòng; Độ bất bão hòa của menton Δ = 2, phân tử có 1 nối đôi => có 1 vòng

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 11: Bài tập trắc nghiệm: Đồng đẳng, đồng phân và độ bất bão hòa của hợp chất hữu cơ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Vật Lí 11, Tài liệu học tập lớp 11VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 282
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học 11

    Xem thêm