Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm: Sử dụng định luật bảo toàn điện tích

Chuyên đề Hóa học lớp 11: Bài tập trắc nghiệm: Sử dụng định luật bảo toàn điện tích được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Lý thuyết: Bài tập trắc nghiệm Sử dụng định luật bảo toàn điện tích

Câu 1: Trong một cốc nước chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl–, và d mol HCO3–. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d

A. a + b = c + d

B. 2a + 2b = c + d

C. 40a + 24b = 35,5c + 61d

D. 2a + 2b = -c - d

Câu 2: Một dung dịch X gồm 0,25 mol CO32-; 0,1 mol Cl-; 0,2 mol HCO3- và x mol Na+. Khối lượng chất tan có trong dd X là.

A. 49,5 gam B. 49,15 gam C. 50,5 gam D. 62,7 gam

Câu 3: Một dd Y có chứa các ion: Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol), và SO42- (x mol). Khối lượng chất tan có trong ddY là.

A. 22, 5gam B. 25,67 gam. C. 20,45 gam D. 27,65 gam

Câu 4: Dung dịch A chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol. Tổng khối lượng muối tan trong A là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:

A.0,01 và 0,03. B. 0,05 và 0,01 C. 0,03 và 0,02. D. 0,02 và 0,05.

Câu 5: Cho dd Ba(OH)2 dư vào 50 ml dd X chứa các ion: NH4+, SO42-, NO3- đun nóng thì có 11,65 gam kết tủa xuất hiện và có 4,48 lít khí Y thoát ra (đktc). Nồng độ mol mỗi muối trong dd X là:

A. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 2M.

B. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 1M.

C. (NH4)2SO4 2M; NH4NO3 2M.

D. (NH4)2SO4 1M; NH4NO3 0,5M.

Câu 6: Cho 200 ml dd X chứa các ion NH4+, K+, SO42-, Cl- với nồng độ tương ứng là 0,5M; 0,1M; 0,25M và a M. Biết rằng dd X được điều chế bằng cách hoà tan 2 muối vào nước. Khối lượng của 2 muối được lấy là

A. 6,6g (NH4)2SO4;7,45g KCl

B. 6,6g (NH4)2SO4;1,49g KCl

C. 8,7g K2SO4;5,35g NH4Cl

D. 3,48g K2SO4;1,07g NH4Cl

Câu 7: Dụng dịch X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhât. Giá trị của V là

A. 0,15 B. 0,3 C. 0,2 D. 0,25

Câu 8: Chia hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2: Nung trong không khí dư, thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Khối lượng hỗn hợp X là:

A. 1,56g B. 2,4g C. 1,8g D. 3,12g

Câu 9: Hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí H2 (đktc). Để kết tủa phản ứng hoàn toàn với dung dịch Y cần vừa đủ 300ml NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. 0,2 lít B. 0,24 lít C. 0,3 lít D. 0,4 lít

Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 và 0,045 mol Cu2S tác dụng vừa đủ với HNO3 loãng, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại. Và giải phóng khí NO duy nhất. Giá trị của x là

A. 0,045 B. 0,09. C. 0,135. D. 0,18.

Đáp án và hướng dẫn giải

1. B2. B3. C4. C5. A
6. B7. A8. D9. C10. B

Câu 3:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

0,05.2+0,15.1 = 1.0,1 + y.2 => x = 0,075

m = 0,05.24 + 0,15.39 + 0,1.62 + 0,075.96 = 20,45 gam

Câu 4:

Ta có: 0,02.2+0,03.1 = x.1 + y.2 (1)

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m = 0,02.64 + 0,03.39 + 35,5.x + 96.y = 5,435 (2)

Giải hệ hai phương trình (1) và (2) ta được: x = 0,03; y = 0,02

Câu 5:

nBaSO4 = 11,65/233 = 0,05 mol; nNH3 = 4,48/22,4 = 0,2 mol

=>[NH4+] = 0,2/0,05 = 4 M; [SO42-] = 0,05/0,05 = 1 M

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch X:

4 = 2.1 + x => x = 2 M

Câu 6:

0,5.1 + 0,1.1 = 0,25.2 + a => a = 0,1 M

Câu 7:

Vì cả bà ion Mg2+, Ca2+ và Ba2+ đều tạo kết tủa với CO32- nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa K+, Cl-, và NO3-.

Ta có: nK+ = nCl- + nNO3-

=> nK2CO3 = 0,15 mol => V = 0,15 lít

Câu 8:

=>2nO2- = 1.nCl- ; nCl- = nH+ = 2nH2 = 0,16 mol

=> nO2- = 0,16 /2 = 0,08 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng ở phần 2:

Moxit = mKl + mO => mKl = 2,84 – 0,08.16 = 1,56 gam

→ Khối lượng hỗn hợp X = 2.1,56 = 3,12 (gam)

Câu 9:

nNa+ = 0,3.0,2 = 0,6 mol

nNa+ = nOH- = nNaOH = 0,3 . 2 = 0,6 mol

Dd sau phản ứng: Na+ và Cl-. Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch này ta có:

nNa+ = nCl- = 0,6 mol => V = 0,6/0,2 = 0,3 lít

Câu 10:

dd sau phản ứng chứa:Fe3+: x mol; Cu2+: 0,09; SO42-: (x + 0,045) mol

- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dd sau phản ứng ta có:

3x + 2.0,09 = 2(x + 0,045) → x = 0,09

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 11: Bài tập trắc nghiệm: Sử dụng định luật bảo toàn điện tích. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Vật Lí 11, Tài liệu học tập lớp 11VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 11

    Xem thêm