Stiren
Chuyên đề Hóa học lớp 11: Stiren được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Lý thuyết: Stiren
I. STIREN (VINYL BENZEN)
- Công thức phân tử C8H8.
- Công thức cấu tạo: C6H5-CH=CH2.
1. Tính chất hóa học
Nhận xét: phân tử stiren được cấu tạo từ 2 phần: vòng benzen và nhánh vinyl (nhóm thế loại II) → tính chất hóa học của stiren được biểu hiện cả ở vòng benzen và nhánh.
a. Phản ứng thế vào vòng benzen
Ưu tiên thế vào vị trí meta.
b. Phản ứng cộng
C6H5-CH=CH2 + H2 → C6H5-CH¬2-CH3 (Ni, to)
C6H5-CH=CH2 + 4H2 → C6H11-CH2-CH3 (Ni, to)
C6H5-CH=CH2 + Br2 dung dịch → C6H5-CHBr-CH2Br
c. Phản ứng trùng hợp
n-C6H5-CH=CH2 → (-CH2-CH(C6H5)-)n (to, xt, p)
d. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
- Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường:
3C6H5CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CHOH-CH2OH + 2KOH + 2MnO2
- Stiren làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ cao:
3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4 → 3C6H5COOK + 3K2CO3 + KOH + 10MnO2 + 4H2O
2. Nhận biết
- Làm mất màu dung dịch Brom.
- Làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.
II. ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ HIDROCACBON THƠM
- Benzen và toluen là nguyên liệu rất quan trọng cho nghành công nghiệp hóa học
- Stiren dùng làm monome sản xuất chất dẻo, cao su...
- Naphtalen là nguyên liệu cho sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm...
- Xilen là dung môi tốt.
- Nguồn cung cấp benzen và toluen chủ yếu từ nhựa than đá và từ sản phẩm đề hidro đóng vong benzen và heptan tương ứng.
III. NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN VÀ DẦU MỎ
1. Dầu mỏ
- Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp gồm hàng trăm hiđrocacbon thuộc các loại ankan, xicloankan, aren, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh và vết các chất vô cơ.
- Chưng cất dầu mỏ (lọc dầu), gồm: chưng cất dưới áp suất thường, áp suất cao, áp suất thấp để phân đoạn dầu mỏ thành các sản phẩm có số nguyên tử cacbon khác nhau.
- Chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hóa học:
+ Rifominh là quá trình dùng xúc tác và nhiệt biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm.
+ Crackinh là quá trình bẻ gãy phân tử hiđrocacbon nhờ tác dụng của nhiệt hoặc của xúc tác và nhiệt.
2. Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ
- Khí mỏ dầu có trong các mỏ dầu, khí thiên nhiên có trong các mỏ khó riêng biệt. Thành phần: metan (trong khí thiên nhiên có trong các mỏ khí riêng biệt. Thành phần gồm: metan (trong khí thiên nhiên metan chiếm từ 75 – 95%), etan, propan, butan, pentan và một số khí vô cơ khác (như nitơ, hiđro, hiđrosunfua,…)
- Khí mỏ dầu và khí thiên nhiên của Việt Nam chứa rất ít hợp chất lưu huỳnh.
3. Than mỏ
- Chưng khô than mỡ thu được than cốc, khí cốc và nhựa than đá.
- Chưng cất nhựa than đá thu được hiđrocacbon thơm, dị vòng thơm và các dẫn xuất của chúng. Cặn còn lại là hắc ín.
Với chuyên đề Stiren chúng ta có thể nắm rõ các tính chất vật lý và hóa học, cách điều chế và nhận biết của Stiren và đồng đẳng của Stiren
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 11: Stiren. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Vật Lí 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.