Phản ứng oxi hóa
Chuyên đề Hóa học lớp 11: Phản ứng oxi hóa được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Lý thuyết: Phản ứng oxi hóa
I. Phương pháp giải
- Oxi hóa hoàn toàn:
CnH2n-6 + (3n-3)/2 O2 → n CO2 + (n-3)H2O
nHR = (nH2O - nCO2)/3
- Oxi hóa không hoàn toàn: Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường và đun nóng.
Ankyl benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường nhưng làm mất màu dung dịch thuốc khi đun nóng.
C6H5CH3 + 2KMnO4 → C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O
II. Ví dụ
Bài 1: Chất A là một đồng đẳng của benzen. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,5 g chất A, người ta thu được 2,52 lít khí CO2 ( đktc).
a. Xác định CTPT.
b. Viết các CTCT của A. Gọi tên.
c/ Khi A tác dụng với Br2 có chất xúc tác Fe và nhiệt độ thì một nguyên tử H đính với vồng benzen bị thay thế bởi Br, tạo ra dẫn xuất monobrom duy nhất. Xác định CTCT của A.
Trả lời
CnH2n–6 + O2 → nCO2 + (n-3)H2O
Cứ (14n -6)g A tạo ra n mol CO2
Cứ 1,5 g A tạo ra 0,1125 mol CO2
CTPT: C9H12
Các CTCT:
Trong phần chuyên đề trên đây chúng ta có thể hiểu biết thêm về Phản ứng oxi hóa gồm có các công thức, tính chất hóa học của các phản ứng hóa học.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 11: Phản ứng oxi hóa. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Vật Lí 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.