Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Oleum là gì? Công thức của oleum

Oleum là gì? Công thức của oleum được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn tìm hiểu về Oleum, Oleum có công thức hóa học là gì, từ đó vận dụng làm các dạng bài tập tương tự. Mời các bạn tham khảo.

1. Oleum là gì? 

Oleum là tên gọi của axit sunfuric được biểu thị theo công thức H2SO4.nSO3 với n được định nghĩa là hàm lượng mol lưu huỳnh trioxit tự do.

Tên gọi khác: Axit sunfuric bốc khói.

Công thức của oleum: H2SO4.nSO2 nên khi tác dụng H2O → (n +1) H2SO4

Nên:  n_{Oleum}=\frac{n_{H_2SO_4}}{n+1}\(n_{Oleum}=\frac{n_{H_2SO_4}}{n+1}\)

Khi pha trộn dung dịch thì có thể coi oleum là axit có nồng độ: \frac{(n+1).98}{98+80n}\(\frac{(n+1).98}{98+80n}\) sau đó dùng đường chéo hoặc các kiến thức dung dịch để tính

Khi xác định công thức của Oleum cần xác định nH2SO4 :nSO3 theo bài tập lập công thức

Hỗn hợp giữa SO3 với H2O đều gọi là axit sunfuric. Nếu tỷ lệ này SO3/H2O < 1 được gọi là dung dịch axit sunfuric, nếu tỷ lệ SO3/H2O > 1 được gọi là oleum.

Nồng độ của Oleum hoặc được biểu diễn theo % của SO3 (gọi là % oleum).

Các nồng độ chủ yếu thường gặp của Oleum là 40% oleum (109% H2SO4) và 65% oleum (114,6% H2SO4).

2. Phương pháp sản xuất oleum 

Oleum được sản xuất trong quá trình tiếp xúc, trong đó lưu huỳnh bị oxy hóa thành lưu huỳnh trioxide và được hòa tan trong axit sunfuric đậm đặc.

SO3 có thể tan trong H2SO4 theo tỷ lệ nhất định và tạo ra Oleum (H2SO4.nSO3), nó xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn sau:

SO3 + H2O → H2SO4.

Oleum có thể tác dụng với nước sinh ra H2SO4 đặc nóng theo phương trình:

H2SO4.nSO3 + H2O → H2SO4.

3. Ứng dụng của Oleum 

  • Oleum là thành phần giúp điều chế H2SO4

Khi cho Oleum tác dụng với nước có thể tạo ra H2SO4 đặc nóng

H2SO4.nSO3 + H2O → H2SO4

Khi SO3 được thêm vào nước sẽ tạo thành một màn mỏng là axit sulfuric nhưng khó xác định.

Thay vào đó, SO3 được thêm vào axit sunfuric đậm đặc dễ dàng hòa tan, tạo thành quầng sau đó được pha loãng với nước để tạo ra H2SO4 đậm đặc bổ sung.

  • Do khả năng ăn mòn kim loại ít hơn H2SO4 nên đôi khi H2SO4 sẽ được cô đặc thành Oleum trong các đường ống nhà máy và được pha loãng trở lại thành axit sau khi muốn sử dụng trong các phản ứng công nghiệp
  • Oleum được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nhiều loại chất nổ.

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Xác định công thức của Oleum A, biết rằng cần phải dùng 400ml dung dịch NaOH 0,1M để trung hòa đươc dung dịch A khi hòa tan 1,69 gam A vào nước.

Đáp án hướng dẫn giải 

Gọi công thức của Oleum cần tìm là H2SO4.nSO3

Ta có:

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

0,02 mol ← 0,04 mol

H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4

nH_2SO_4.nSO_3\;=\;\frac{nH_2SO_4}{(n+1)}=\;\frac{0,02}{(n\;+1)}\(nH_2SO_4.nSO_3\;=\;\frac{nH_2SO_4}{(n+1)}=\;\frac{0,02}{(n\;+1)}\)

Mặt khác ta có

nH_2SO_4.nSO_3\;=\frac{\;1,69}{(98\;+\;80n)}\(nH_2SO_4.nSO_3\;=\frac{\;1,69}{(98\;+\;80n)}\)

⇒ 0,02/(n+1) = 1,69/(98 + 80n) ⇒ n = 4

Vậy công thức của oleum A là H2SO4.3SO3

Câu 2. Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là

Đáp án hướng dẫn giải 

Ta có 

H2SO4.nSO3 + nH2O→ (n+1)H2SO4

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

0,015 ← 0,03

\frac{nH_2SO_4}{n_{oleum}}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{n+1}1=\hspace{0.278em}\frac{0,015.2}{0,015}\;\(\frac{nH_2SO_4}{n_{oleum}}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{n+1}1=\hspace{0.278em}\frac{0,015.2}{0,015}\;\)

(1 + n)0,015 = 0,03 → n = 1

Công thức của oleum: H2SO4.SO3

\%S=\;\frac{2.32}{98+80}.100\%\;=\;35,95\%\(\%S=\;\frac{2.32}{98+80}.100\%\;=\;35,95\%\)

Câu 3. Hoà tan 6,67 gam Oleum X vào nước thành 200ml dung dịch H2SO4. Lấy 10 ml dung dịch này trung hoà vừa hết 16 ml dung dịch NaOH 0,5M. Xác định công thức của X

Đáp án hướng dẫn giải 

Ta có: nNaOH = 0,016.0,5 = 0,008 mol

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

0,008  →0,004mol

=> nH2SO4 = 0,004 mol

CMH2SO4 = 0,004/0,01 = 0,4 M

Trong 0,2 lít dung dịch: nH2SO4 = 0,4.0,2 = 0,08 mol

H2SO4.3H2O + nH2O→ (n +  1)H2SO4

=> nX = 0,08/(n + 1) mol

=>MX = [6,67(n + 1)]/0,08 = 83,375n + 83,375 = 98 + 80n

⇔n=  4

Vậy A là H2SO4.4SO3

Câu 4. Hấp thụ m gam SO3 vào 100 gam dung dịch H2SO4 96,4% thu được một loại oleum có phần trăm khối lượng SO3 là 40,82%. Giá trị của m là bao nhiêu:

Đáp án hướng dẫn giải 

Dung dịch H2SO4 ban đầu chứa H2SO4 = 96,4gam, mH2O= 3,6 gam

→nH2O= 0,02 mol

SO3 + H2O → H2SO4

0,2 mol ← 0,2 mol → 0,2mol

mSO3= m − 0,2.80(gam)

C%SO3 = mSO3/(100 + m).100% = (m−16)/(100 + m).100% =4 0,82%

→ m  = 96

Câu 5. Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là bao nhiêu?

Đáp án hướng dẫn giải 

Gọi công thức của oleum là H2SO4.nSO3

nNaOH = 0,2.0,15 = 0,03 mol (trong 100ml dd X)

Trong 100 ml X:

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

0,015 ←0 ,03

Trong 200ml X:

H2SO4.nSO3 + nH2O → (n + 1)H2SO4

0,015 → 0,03

→ n + 11=0,03/0,015 = 2 → n = 1

→ oleum: H2SO4.SO3

→%mS =32.2/(98 + 80).100% = 35,95%

......................

Trên đây được VnDoc biên soạn tổng hợp gửi tới bạn đọc tài liệu Oleum là gì? Công thức của oleum. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10,... Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 10 - Giải Hoá 10

    Xem thêm