Đồng phân của C4H8. Số đồng phân của C4H8 là

Đồng phân của C4H8. Số đồng phân của C4H8 được VnDcoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và gọi tên đồng phân C4H8. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết tính nhanh đồng phân. Giúp bạn đọc tiết kiệm thời gian, trong quá trình làm bài trắc nghiệm.

Số đồng phân của C4H8

Độ bất bão hòa k = số liên kết π + số vòng = (4.2 + 2 - 8)/2 = 1

Phân tử có chứa liên kết pi hoặc 1 vòng

Buten C4H8 có 3 đồng phân trong đó:

Buten C4H8 có 2 đồng phân cấu tạo (hay còn gọi là đồng phân mạch cacbon hoặc đồng phân mạch hở).

+) CH2=CH−CH2−CH3: but−1−en

+) CH2=C(CH3)−CH3: 2−metylprop−1−en

+ CH3−CH=CH−CH3: but - 2 - en có đồng phân hình học

cis−but−2−en

trans−but−2−en

trans−but−2−en

C4H8 có bao nhiêu đồng phân anken

+) CH2=CH−CH2−CH3

+) CH3−CH=CH−CH3 (có đồng phân hình học)

+) CH2=C(CH3)−CH3

Công thức cấu tạo mạch hở C4H8

CH2=CH−CH2−CH3

CH3−CH=CH−CH3

CH2=C(CH3)−CH3

Số đồng phân của C4H8

C4H8 có π + v= 1 → nên có 1 π hoặc 1 vòng

Các đồng phân: CH2=CH-CH2-CH3 (1), CH3-CH=CH-CH3 (2), CH2=CH(CH3)-CH3 (3), xiclobutan (4), metylxiclopropan (5)

Chú ý đồng phân tính cả đồng phân hình học, chất (2) có đồng phân hình học

→ vậy có 6 đồng phân

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Ứng với công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu ankin đồng phân của nhau

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Xem đáp án
Đáp án A

Các đồng phân của C5H8

CH≡C−CH2−CH2−CH3

CH3−C≡C−CH2−CH3

CH≡C−CH(CH3)−CH3

=> Có 3 đồng phân

Câu 2. Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu Anken đồng phân cấu tạo

A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 7.

Xem đáp án
Đáp án B

Các đồng phân cấu tạo mạch hở của C5H10 là (không xét đồng phân hình học)

H2C=CH-CH2-CH2-CH3

H2C-CH=CH-CH2-CH3

CH2=CH(CH3)-CH2-CH3

(CH3)2C=CH-CH3

(CH3)2CH-CH=CH2

Câu 3. Có bao nhiêu đồng phân ứng với công thức phân tử C4H10

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Xem đáp án
Đáp án A

Δ = (2.4 + 2−10)/2=0

⇒ Ankan ⇒ Chỉ có liên kết đơn

Vậy C4H10 có 2 đồng phân.

CH3-CH2-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH3

Câu 4. Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo

A. 4

B. 5

C. 6

D. 10

Xem đáp án
Đáp án B

Đề bài hỏi đồng phân cấu tạo => không đếm đồng phân hình học

(1) CH2=CH-CH2-CH2-CH3

(2) CH3-CH=CH-CH2-CH3

(3) CH2=C(CH3)-CH2-CH3

(4) (CH3)2C=CH-CH3

(5) (CH3)2CH-CH=CH2

Câu 5. Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Xem đáp án
Đáp án C

Đề bài hỏi đồng phân anken => đếm cả đồng phân hình học

CH2=CH-CH2-CH2-CH3

CH3-CH=CH-CH2-CH3 (có đồng phân hình học)

CH2=C(CH3)-CH2-CH3

(CH3)2C=CH-CH3

5. (CH3)2CH-CH=CH2

Câu 6. Cho các chất sau: CH2=CHCH2CH2CH=CH2; CH2=CHCH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2; CH2=CHCH2CH=CH2; CH3CH2CH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2CH3; CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; CH3CH=CHCH3.

Số chất có đồng phân hình học là:

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Xem đáp án
Đáp án A

Các chất có đồng phân hình học là:

1. CH2=CHCH=CHCH2CH3;

2. CH3CH2CH=CHCH2CH3;

3. CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2;

4. CH3CH=CHCH3.

Câu 7. Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau?

A. (3) và (4).

B. (1),(2) và (3).

C. (1) và (2).

D. (2),(3) và (4).

Xem đáp án
Đáp án D 

2-metylbut-1-en: CH2=C(CH3)CH2­­­-CH3: C5H10

3,3-đimetylbut-1-en: CH2=CH-C(CH3)3: C6H12

3-metylpent-1-en: CH2=CH-CH(CH3)-CH2-CH3: C6H12

3-metylpent-2-en: CH3-CH=C(CH3)-CH2-CH3: C6H12

=> những chất đồng phân của nhau là những chất có cùng CTPT : (2), (3), (4)

Câu 8. Cho các nhận xét sau:

(1) Anken là hiđrocacbon mà phân tử có chứa 1 liên kết đôi C=C.

(2) Những hiđrocacbon có công thức phân tử là CnH2n là anken.

(3) Anken là hiđrocacbon không no, mạch hở có CTPT CnH2n.

(4) Anken là hiđrocacbon mạch hở có chứa 1 liên kết đôi C=C, còn lại là liên kết đơn.

Những phát biểu đúng là

A. (2), (3), (4).

B. (1), (4).

C. (3), (4).

D. (1), (3), (4).

Xem đáp án
Đáp án C

(1) sai vì nếu phân tử có chứa vòng hoặc liên kết 3 thì không được gọi là anken

(2) sai vì CnH2n có thể là xicloankan

Những phát biểu đúng là

(3) Anken là hiđrocacbon không no, mạch hở có CTPT CnH2n.

(4) Anken là hiđrocacbon mạch hở có chứa 1 liên kết đôi C=C, còn lại là liên kết đơn.

Câu 9. Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)? CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II); CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV); C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V)

A. (I), (IV), (V).

B. (II), (IV), (V).

C. (III), (IV).

D. (II), III, (IV), (V)

Xem đáp án
Đáp án B

Những chất có đồng phân cis – trans là:

CH3CH=CHCl (II); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV); C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V)

Câu 10. Hãy chọn mệnh đề đúng:

(1) tất cả các anken có công thức chung CnH2n.

(2) chỉ có anken mới có công thức chung CnH2n

(3) khi đốt cháy hoàn toàn anken thu được số mol CO2 bằng số mol H2O

(4) anken có thể có 1 hoặc nhiều liên kết đôi.

(5) tất cả các anken đều có thể cộng hợp hiđro thành ankan.

A. 1, 3, 5

B. 1, 2, 3

C. 1, 2, 3, 5

D. 1, 4, 5

Xem đáp án
Đáp án A

(1) Đúng

(2) Sai vì CnH2n có thể là xicloankan

(3) Đúng

(4) Sai vì Anken là hiđrocacbon mạch hở có chứa 1 liên kết đôi C=C

(5) Đúng

Câu 12. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. C2H6 và C2H4 có số đồng phân mạch hở bằng nhau

B. C48 và C4H10 có số đồng phân mạch hở bằng nhau

C. C4H10 và C3H8 có số đồng phân mạch hở bằng nhau

D. Hợp chất C5H10 mạch hở 5 bao nhiêu đồng phân cấu tạo

Xem đáp án
Đáp án D

Đề bài hỏi đồng phân cấu tạo => không đếm đồng phân hình học

(1) CH2=CH-CH2-CH2-CH3

(2) CH3-CH=CH-CH2-CH3

(3) CH2=C(CH3)-CH2-CH3

(4) (CH3)2C=CH-CH3

(5) (CH3)2CH-CH=CH2

Câu 13. Cho các chất hữu cơ mạch thẳng sau: C3H6; C4H8; C3H8; C4H10; C5H10; C2H2; C2H5Cl, C6H6, C6H12. Số chất là đồng đẳng của C2H4

A. 6.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Xem đáp án
Đáp án C

Các chất là đồng đẳng của C2H4 là C3H6; C4H8; C5H10, C6H12.

Câu 14. Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

A. C3H7OH, CH3OCH3.

B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3CH3CH2OH, C2H5OH.

D. CH2=C(CH3)-CH2-CH3, (CH3)2C=CH-CH3

Xem đáp án
Đáp án D

Các chất là đồng phân của nhau là: CH2=C(CH3)-CH2-CH3, (CH3)2C=CH-CH3

Câu 15. Nội dung nhận định nào dưới đây là chính xác

A. Các hợp chất trong cùng một dãy đồng đẳng khác nhau bằng một hay nhiều nhóm -CH4-

B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.

C. Các chất đồng phân không có cùng tính chất hóa học

D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 16. Cho butan qua xúc tác ( ở nhiệt độ cao ) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C4H8, C4H6 và H2. Tỉ khối của X so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì số mol brom tối đa phản ứng là

A. 0,6 mol

0,48 mol

0,24 mol

0,36 mol

Xem đáp án
Đáp án D

MX = 0,4.58 = 23,2 nên mX = 0,6.23,2 = 13,92 g

Do đó 0,6 mol X được tạo từ 13,92 : 58 = 0,24 mol C4H10

nX – nC4H10 = nH2 = 0,6 - 0,24 = 0,36 mol

X + Br2 thì nBr2 = nH2 = 0,36 mol

------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đồng phân của C4H8. Số đồng phân của C4H8 là. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học lớp 12

>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung đồng phân liên quan:

Đánh giá bài viết
11 91.756
Sắp xếp theo

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm