Bài tập trắc nghiệm: Phản ứng oxi hóa ankan (đốt cháy)

Trắc nghiệm phản ứng đốt cháy Ankan

Chuyên đề Hóa học lớp 11: Bài tập trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa ankan (đốt cháy) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập phản ứng oxi hóa ankan

Câu 1: Khi đốt cháy ankan thu được H2O và CO2 với tỷ lệ tương ứng biến đổi như sau:

A. tăng từ 2 đến +∞ .

B. giảm từ 2 đến 1.

C. tăng từ 1 đến 2.

D. giảm từ 1 đến 0.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp gồm CH4, C2H6 và C4H10 thu được 3,3g CO2 và 4,5 g H2O. Giá trị của m là:

A. 1g

B. 1,4 g

C. 2 g

D. 1,8 g

Câu 3: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là

A. 6,3.

B. 13,5.

C. 18,0.

D. 19,8.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp gồm C2H6 và C3H8 (đkc) rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dd nước vôi trong có dư thì thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 tăng 2,2 gam. Tính m.

A. 3,5

B. 4,5

C. 5,4

D. 7,2

Câu 5: Đốt cháy hết 2,24 lít ankan X (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dd nước vôi trong dư thấy có 40g kết tủa. CTPT X

A. C2H6

B. C4H10

C. C3H6

D. C3H8

Câu 6: Đốt cháy hiđrocacbon X, rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dd Ba(OH)2 dư, thấy có 49,25 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dd sau phản ứng giảm đi 32,85 gam. CTPT của X là:

A. C5H12

B. C2H6

C. C3H8

D. C4H10

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hiđrocacbon X rồi hấp thụ hết sản phẩm vào 1,2 lit dd Ca(OH)2 a (mol/lit), thấy có 30 gam kết tủa và khối lượng dd thu được tăng lên 12,6 gam. Giá trị của a là:

A. 0,5M

B. 0,375M

C. 0,75M

D. 0,625M

Câu 8: Đốt cháy hh A gồm 2 hiđrocacbon X và Y là đồng đẳng liên tiếp (MX < MY) thu được 5,376 lit CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. CTPT của Y và % thể tích của X trong A là:

A. C3H8; 40%

B. C2H6; 40%

C. C3H8; 60%

D. C2H6; 60%

Câu 9: Đốt 3,36 lit (đktc) hh khí A gồm 2 ankan là đồng đẳng liên tiếp thu được m1 gam CO2 và m2 gam H2O. Biết m1 - m2= 6,66g. CTPT ankan là:

A. CH4 và C2H6.

B. C2H6 và C3H8.

C. C3H8 và C4H10.

D. C4H10 và C5H12.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,56 lit butan ( đktc) và cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dd Ba(OH)2 0,2M. Số gam kết tủa tạo thành:

A. 9,85g

B. 9,98g

C. 10,4g

D. 11,82g

Câu 11. Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y,sản phẩm khi hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được số gam kết tủa là

A.30 gam

B. 10 gam

C. 40 gam

D. 20 gam

Câu 12. Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. CTPT của 2 anken đó là

A. C2H4 và C3H6.

B. C3H6 và C4H8.

C. C4H8 và C5H10.

D. C5H10 và C6H12

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1 : 1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất . Tên gọi của X là

A. 2,2-đimetylpropan B. etan

C. 2-metylpropan D. 2- metylbutan

Đáp án và hướng dẫn giải

1B2B3D4B5B6A
7B8C9B10D11A12A

Câu 1:

ta có: T = nH2O/nCO2 = (n+1)/n = 1 + 1/n;

n tăng từ 1đến +∞ => T giảm từ 2 đến 1.

Câu 3:

nH2O = nCO2 + nhh = 16,8/22,4 + 7,84/22,4 = 1,1 mol

=> x = 1,1.18 = 19,8 gam

Câu 5:

CTPT của X là CnH2n+2; n = nCO2 /nX = 4

Câu 6:

nCO2 = nBaCO3 = 49,25/197 = 0,25 mol

mCO2 + mH2O = 49,25 – 32,85 = 16,4

mH2O = 16,4 – 0,25.44 = 5,4;

nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol; nH2O > nCO2 => X là ankan;

CTPT của X là : CnH2n+2; n = 0,25/0,05 = 5=> X : C5H12

Câu 7:

ta có nCO2 = x ; nH2O = y

=> 12x + 2y = 9(1) ; 44x + 18y = 30 + 12,6 = 42,6 (2)

=> x = 0,6 và y = 0,9 ; nCaCO3 = 0,3 mol => nCa(HCO3)2 = (0,6-0,3)/2 = 0,15 mol

=> nCa(OH)2 = 0,45 mol => a = 0,45/1,2 = 0,375M

Câu 8:

nH2O = 6,12/18 = 0,34 mol ; nCO2 = 0,24 mol

=> A gồm các ankan => n = 0,24/(0,34-0,24) = 2,4;

CTPT của Y là C3H8 ; nX/nY = 3/2 = 0,06/0,04 => %V(x) = 60%

Câu 10:

nC4H10 = 0,56/22,4 = 0,025 mol => nCO2 = 4.0,025 = 0,1 mol;

nH2O = 5.0,025 = 0,125 mol; T = nOH-/nCO2 = 0,16/0,1 = 1,6

=> tạo ra 2 muối; nCO32- = 0,06 => mCaCO3 = 0,06.197 = 11,82 gam

Câu 11.

Phân tử Z hơn phân tử X 2 nhóm CH2 → MZ = MX + 28

→ MZ = 2MX → 2MX = MX + 28 → MX = 28 → X là C2H4

Câu 12.

nH2O = x mol; nCO2 = y mol ⇒ 44y – 18x = 6,76g (1)

X là anken ⇒ nH2O – nCO2 = nanken ⇒ x – y = 0,1 mol (2)

Từ (1) (2) ⇒ x = 0,43 ; y = 0,33

0,1 mol X → 0,33 mol CO2

⇒ Số C trung bình = 3,3 ⇒ 2 anken là C2H4 và C3H6.

Câu 13. 

nCO2 > nH2O ⇒ Hiđrocacbon là ankan CnH2n+2

nankan = nH2O – nCO2 = 0,022 ⇒ n = 5. X là C5H12

X tác dụng với Cl2 tỉ lệ 1:1 thu được 1 sản phẩm duy nhất ⇒ X là: 2,2-đimetylprotan

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập trắc nghiệm: Phản ứng oxi hóa ankan (đốt cháy). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
7 3.434
Sắp xếp theo

    Chuyên đề Hóa học 11

    Xem thêm