Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm: Oxit kim loại tác dụng với HNO3

Chuyên đề Hóa học lớp 11: Bài tập trắc nghiệm Oxit kim loại tác dụng với HNO3 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Bài tập Oxit kim loại tác dụng với HNO3

Câu 1: Nung m bột Cu trong oxi, sau 1 thời gian thu được 29,6 gam hỗn hợp chất rắn X gồm (Cu, CuO, Cu2O). Hòa tan hỗn hợp X trong HNO3 đặc, nóng vừa đủ thu được 6,72 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dd Y. Giá trị của m là:

A. 41,6 B. 19,2 C. 25,6 D. 44,8

Câu 2: Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 37,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Cu, CuO và Cu2O. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 6,72 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dd Y chứa a gam muối.

A. 90 B. 92 C. 94 D. 96

Câu 3: Cho 30 gam hỗn hợp X gồm: Fe; FeO; Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư được 5,6 lít khí NO (đktc, sp khử duy nhất) và dung dịch Y. Số mol của HNO3 đã phản ứng là:

A. 1 mol B. 1,45 mol C. 1,6 mol D. 1,35 mol

Câu 4: Hoà tan hết 18,8 gam hỗn hợp Fe; FeO; Fe3O4; Fe2O3 trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư được 3,36 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dd Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam muối. Giá trị của m:

A. 64,9 B. 60,5 C. 28,1 D. 65,3

Câu 5: Nung 19,89 gam hh X gồm (Al, Zn, Mg) trong oxi một thời gian thu được 23,09 gam hh Y. Hoà tan Y bằng dung dịch HNO3 dư, thu được 1,12 lít khí N2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dd Z. Cô cạn dd Z thu m gam muối. Giá trị của m là:

A. 106,29 B. 57,09 C. 50,89 D. 75,69

Câu 6: Cho 6,72g Fe tác dụng với oxi thu được m gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Để hoà tan X cần dùng vừa hết 255ml dung dịch HNO3 2M (vừa đủ) thu được V lit khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và V là:

A.8,4 và 3,36 B. 10,08 và 3,36 C. 8,4 và 5,712 D. 10,08 và 5,712

Câu 7: Đốt cháy 5,6g bột Fe trong bình đựng O2 thu được 7,36g hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hoà tan hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được V ml (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5) và dung dịch Z. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 19. Giá trị của V là.

A. 0,336 lít B. 0,224 lít C. 0,896 lít D. 1,008 lít

Câu 8: Đốt cháy 56g bột Fe trong bình đựng O2 thu được m hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hoà tan hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Tỉ khối của Y so với H2 bằng 19,8. Thể tích m là:

A. 67,2 B. 73,6 C. 50,98 D. 84,7

Câu 9: Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp Y (gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3) thì cần 0,05 mol H2. Mặt khác hoà tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp Y trong dung dịch HNO3 đặc thì thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) (đktc). Giá trị của V là:

A. 224ml. B. 448 ml. C. 336 D. 112 ml.

Câu 10: Đem nung hỗn hợp A gồm: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch HNO3 đậm đặc, thì thu được 0,6 mol NO2. Trị số của x là:

A. 0,7 mol B. 0,6 mol C. 0,5 mol D. 0,4 mol

Đáp án và hướng dẫn giải

1. C2. C3. C4. B5. C
6. A7. C8. B9. B10. A

Câu 1:

Bảo toàn e ta có: m/64.2=(29,6-m)/32.4 + 0,3.1 => m = 25,6 gam

Câu 2:

Bảo toàn e ta có: m/64.2 = (37,6-m)/32.4 + 0,3.1 => m = 32 gam

=>a = 0,5.(64 + 62.2) = 94 gam

Câu 3:

Quy đổi 30 gam hỗn hợp X thành Fe và O => 56x + 16y = 30 (1); 3x – 2y = 0,25.3 (2);

Từ 1, 2 => x = 0,45 và y = 0,3; nHNO3 = 4.nNO + 2nO = 4.0,25 + 2.0,3 = 1,6 mol

Câu 5:

nNO3- tạo muối = 0,05. 10 = 0,5 mol; m = mX + mNO3- = 19,89 + 0,5.62 = 50,89 gam.

Câu 6:

2nNO2 + 2nO = 2x + 2y = 0,51 (1); 0,12.3 – 2y = x (2);

Từ 1, 2 => x = 0,15 và y = 0,105 mol

V = 0,15.22,4 = 3,36 lít; m = mFe + mO = 6,72 + 0,105.16 = 8,4 gam

Câu 7:

MY = 19.2 = 38; nNO/nNO2 = 1/1 = x/x; nO = (7,36 -5,6)/16 = 0,11 mol;

0,1.3 – 0,11.2 = 3x + x => x = 0,02 => V = 0,04.22,4 = 0,896 lít

Câu 8:

MY = 19,8.2 = 39,6; nNO/nNO2 = 2/3; => nNO = 0,2 và nNO2 = 0,3 mol; nO = a

1.3 – 2a = 0,2.3 + 0,3 => a = 1,1 mol => m = 56 + 1,1.16 = 73,6 gam

Câu 10:

nO = y mol; 56x + 0,15.64 + 16y = 63,2 (1); 3x + 0,15.2 = 2y + 0,6 (2)

Từ 1, 2 => x = 0,7 và y = 0,9

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 11: Bài tập trắc nghiệm: Oxit kim loại tác dụng với HNO3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Vật Lí 11, Tài liệu học tập lớp 11VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Chuyên đề Hóa học 11

    Xem thêm