Phản ứng tạo phức của NH3
Tạo phức với NH3
Chuyên đề Hóa học lớp 11: Phản ứng tạo phức của NH3 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh phương pháp giải tạo phức với NH3 cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
I. Phương pháp giải tạo phức của NH3
Nắm chắc kiến thức về phản ứng khử - tạo phức của NH3:
Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại (Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2).
Ví dụ: 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 +3H2O
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại (Ag, Cu, Zn), tạo thành các dung dịch phức chất:
Với Cu(OH)2: Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
*KHẢ NĂNG TẠO PHỨC: NH3 có thể tạo phức với 1 số ion kim loại như Ag+, Cu2+, Ni2+, Hg2+, Cd2+,... Vì vậy khi cho dd amoniac tác dụng từ từ với dung dịch những kim loại trên thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan.
3NH3 + 2H2O + ZnCl2 => 2NH4Cl + Zn(OH)2
Zn(OH)2 + 4NH3 => [Zn(NH3)4]2+ + 2OH,
=> dùng phản ứng tạo phức để nhận biết muối Al và muối Zn
II. Bài tập minh họa phản ứng tạo phức của NH3
Bài 1: Cho lượng khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn; thu được rắn A và 1 hỗn hợp khí B. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20 ml HCl 1M.
a. Viết phương trình phản ứng
b. Tính thể tích khí N2 (đkc) tạo thành sau phản ứng.
Hướng dẫn giải bài tập
a. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2↑ + 3H2O
Chất rắn A: Cu và CuO dư
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
b. nCuO = nHCl/2 = 0,02/2 = 0,01 mol
số mol CuO tham gia phản ứng khử là: 3,2/80 – 0,01 = 0,03 mol
→ VN2 = 0,01. 22,4 = 2,24 lít
Bài 2: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 400 gam dung dịch CuCl2 6,75%
a. Khi lượng kết tủa thu được cực đại thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là bao nhiêu?
b. Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải bài tập
nCuCl2 = 400.6,75/100.135 = 0,2 mol
Phương trình phản ứng: CuCl2 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2NH4Cl (1)
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (2)
a. Khi lượng kết tủa cực đại thì chỉ xảy ra phản ứng (1)
=> nNH3 = 0,2.2 = 0,4 mol => VNH3 = 0,4. 22,4 = 8,96 lít
b. Khi kết tủa tan hết xảy ra cả phản ứng (1) và phản ứng (2)
nNH3 = 0,2.2 + 0,2.4 = 1,2 mol => VNH3 = 1,2. 22,4 = 26,88 lít
Bài 3. Cho dung dịch NH3 đến dư vào 40 ml dung dịch Al2(SO4)3. Để hòa tan hết kết tủa thu được sau phản ứng cần tối thiểu 20 ml dung dịch NaOH 2M. Nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 ban đầu là:
A. 0,6M
B. 0,5M
C. 0,4M
D. 0,3M
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Phương trình hóa học
nNaOH = 0,02.2 = 0,04 mol
6NH3 + Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3(NH4)2SO4 (1)
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + H2O (2)
Theo phươn trình phản ứng ta có:
nAl(OH)3 = nNaOH = 0,04 mol
→ nAl2(SO4)3= 1/2. nAl(OH)3 = 0,02 mol
→ CMAl2(SO4)3= 0,02/ 0,04 = 0,5M
Bài 4. Cho các phát biểu sau:
(a) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 có xuất hiện kết tủa.
(b) Nhiệt phân muối NH4NO3 ta thu được khí NO và H2O
(c) Hỗn hợp K2O và Al (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong nước dư.
(d) Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit Cu(OH)2 tạo thành các dung dịch phức chất
(e) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3.
Số phát biểu đúng là
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
(a) Đúng
3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl
(b) Sai: NH4NO3 ⟶ N2O + 2H2O
(c) Đúng:
K2O + H2O → 2KOH
Al + KOH + H2O → KAlO2 + 3/2H2
(d) Đúng
Cu(OH)2: Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
(e) Sai, điện phân nóng chảy Al2O3
Các phát biểu đúng là (a), (c), (d).
III. Bài tập phản ứng tạo phức của NH3
1. Câu hỏi trắc nghiệm phản ứng tạo phức của NH3
Câu 1: Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3?
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO↑ + 6H2O
B. NH3 + HCl → NH4Cl
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2↑ + 6NH4Cl
D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2↑+ 3H2O
Câu 2: Hiện tượng nào xảy ra khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng
A. Bột CuO từ màu đen sang màu trắng.
B. Bột CuO từ màu đen sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ.
C. Bột CuO từ màu đen sang màu xanh, có hơi nước ngưng tụ.
D. Bột CuO không thay đổi màu.
Câu 3: Khi cho NH3 vào bình clo, lửa bùng cháy kèm theo "khói" trắng bay ra. "Khói" trắng đó là:
A. NH4Cl
B. HCl
C. N2
D. Cl2
Câu 4: Cho từ từ đến dư NH3 vào dung dịch FeCl3, ZnCl2, AlCl3, CuCl2. Lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được chất rắn X. Cho CO dư đi qua X nung nóng thì chất rắn thu được chứa:
A. ZnO, Cu, Fe.
B. ZnO, Cu, Al2O3, Fe
C. Al2O3, ZnO, Fe
D. Al2O3, Fe.
Câu 5: Cho 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Nhỏ từ từ dd NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch màu xanh thẫm tạo thành
B. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành
C. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
D. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dd màu xanh thẫm.
Câu 7: Dẫn 2,24 lít NH3 (đktc) qua ống đựng 16 gam CuO (to), phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Thể tích dd HCl 2M đủ để tác dụng hết với X là:
A. 0,15 lít
B. 0,05 lít
C. 0,1 lít
D. 0,2 lít
Câu 8: Cho 200 gam dd FeCl3 16,25% vào dung dịch NH3 8,5% (vừa đủ) thu được dung dịch X và m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 32,1 gam
B. 21,4 gam
C. 18 gam
D. 10,7 gam
Câu 9: Thổi từ từ NH3 đến dư vào 300 gam dung dịch AgNO3 8,5%. Khi kết tủa tan hết thì thể tích NH3 (đktc) đã dùng là:
A. 4,48 lít
B. 3,36 lít
C. 10,08 lít
D. 6,72 lít
Câu 10: Cho 100 ml dung dịch X chứa Al(NO3)3 0,2M, Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,2M tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,06.
B. 1,56.
C. 5,04.
D. 2,54
2. Đáp án và hướng dẫn giải phản ứng tạo phức NH3
1. B | 2. B | 3. A | 4. D | 5. A |
6. D | 7. B | 8. B | 9. C | 10. B |
Câu 7:
nCuO dư = 0,2-0,15 = 0,05 mol
=> nHCl = 0,05.2 = 0,1 mol
=> VHCl = 0,1/2 = 0,05 lít.
Câu 8:
nFeCl3 = 200.16,25/(100.162,5) = 0,2 mol
=> nFe(OH)3 = 0,2 mol => m = 0,2.107 = 21,4 gam
Câu 9:
nAgNO3 = 300.8,5/100.170 = 0,15 mol
AgNO3 + NH3 + H2O → Ag2O+ NH4NO3
Ag2OH + 2NH3 → [Ag(NH3)2](OH)
=> nNH3 = 0,15 + 0,3 = 0,45
=> V = 0,45.22,4 = 10,08 lít
Câu 10:
mkết tủa = mAl(OH)3 = 0,02. 78 = 1,56 gam
IV. Mở rộng một số dạng bài tập NH3
Dạng 1: Bài tập về Tính chất vật lí của NH3
Câu 1. Câu nào sau đây không đúng?
A. Amoniac là một bazơ.
B. Phản ứng tổng hợp amoniac là một ứng thuận nghịch.
C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O.
D. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau. NH3 tan nhiều trong nước vì:
1) phân tử NH3 nhỏ.
2) phân tử NH3 là một phân tử phân cực.
3) NH3 tạo liên kết hiđro với nước.
4) NH3 phản ứng với nước tạo ra ion NH4+ và OH-.
A. 1 và 2
B. 1, 2 và 3
C. 2, 3 và 4
D. 3 và 4.
Câu 3: Cho 4 khí H2, N2, CO2 và NH3. Chọn các khí tan ít trong nước và khí tan nhiều trong nước.
A. Ít tan: H2, N2; tan nhiều: SO2, NH3
B. Ít tan: H2, N2, SO2; tan nhiều: NH3
C. Ít tan: H2; tan nhiều: N2, SO2, NH3.
C. Ít tan: H2, SO2; tan nhiều: N2, NH3
Câu 4. Cho 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một loại khí sau: NH3, O2, Cl2, H2. Các ống nghiệm được đánh số 1, 2, 3, 4. Nhúng miệng cả 4 ống nghiệm vào chậu thủy tinh dựng đầy nước, sau một thời gian hiện tượng quang sát được là: ống nghiệm (3) có mực nước dâng lên cao nhất, các ống nghiệm còn lại mực nước dâng không đáng kể. Hỏi ống nghiệm (3) đựng chất khí nào sau đây?
A. Cl2
B. NH3
C. O2
D. H2
Dạng 2: Bài tập về tính khử của NH3
Lý Thuyết:Nguyên tử trong phân tử NH3 có số oxi hóa thấp nhất nên NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa như (clo,oxi,oxit...)
Câu 1: Khí NH3 chỉ thể hiện tính khử vì lí do nào sau đây?
A. Trong NH3 nguyên tử N có số oxi hóa thấp nhất là -3.
B. NH3 là chất khí.
C. Trong NH3 nguyên tử H có số oxi hóa cao nhất là +1
D. A và B đúng.
Câu 2: Phản ứng hóa học nào sau dây chứng tỏ amoniac là một chất khử mạnh?
A. NH3 + HCl → NH4Cl
B. 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
C. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
D. NH3 + H2O → NH4+ + OH-
Câu 3: Phản ứng nào sau đây không chứng tỏ tính khử của NH3?
A. 4NH3 + 5O2 → 4N2 + 6H2O
B. NH3 + HCl → NH4Cl
C. 8NH3 +3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
D. 2NH3 +3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
Câu 4: Đốt hỗn hợp gồm 6,72 lít oxi và 7 lít khí amoniac (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Sau phản ứng thu được nhóm các chất là
A. khí nityơ và nước.
B. khí amoniac, khí nitơ và nước.
C. khí oxi, khí nitơ và nước.
D. khí nitơ oxit và nước.
Câu 5: cho 3,36 lít NH3 (đktc) qua ống đựng 2,4 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X. Cho rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích dung dịch HNO3 2M đủ để tác dụng hết với X là (biết rằng chỉ tạo khí NO duy nhất)
A. 0,05 lít
B. 0,02 lít
C. 0,0002 lít
D. 0,002 lít
Câu 6: Đốt hỗn hợp khí gồm 5,0 lít khí O2 và 3,0 lít khí NH3 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hỗn hợp khí và hơi thu được sau phản ứng là
A. N2 và H2O
B. NH3, N2 và H2O
C. O2, N2 và H2O
D. NO, N2 và H2O
Câu 7: Cho 0,448 l khi’ NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 g CuO nung nóng ,thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn).Phần trăm khối lượng Cu trong X là?
A.12,37
B.14,12
C.85,88
D.87,63
Câu 8: Cho 1,5 lit NH3 đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng thu được chất rắn A và giải phóng khí B .Để tác dụng vừa đủ với chất rắn A cần một thể tích dung dịch HCl 2M là :
A. 300 ml
B. 200 ml
C.100 ml
D. kết quả khác
Câu 9: Dẫn 1,344 lít NH3 vào bình có chứa 0,672lít Cl2 (thể tích khí đo ở đktc). Khối lượng NH4Cl tạo ra là :
A.2.11 g
B. 2,14 g
C. 2,12 g
D. 2,15 g
Câu 10: Đốt hỗn hợp gồm 6,72 lit khí oxi và 7 lit khí amoniac cho đến khi phản ứng hoàn toàn (các khí đo ở cùng điều kiện) .Chất thu được sau phản ứng là :
A. N2
B. O2
C. H2O
D. cả A,B,C
Để xem toàn bộ nội dung tài liệu mời các bạn ấn link TẢI VỂ phía dưới
..............................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Hóa học 11: Phản ứng tạo phức của NH3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải bài tập Vật Lí 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.