Cách xác định môi trường của dung dịch muối
VnDoc xin giới thiệu bài Cách xác định môi trường của dung dịch muối được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Cách xác định môi trường của dung dịch muối?
Câu hỏi: Cách xác định môi trường của dung dịch muối?
Trả lời:
Axit làm cho quỳ tím hóa đỏ, bazơ làm cho quỳ tím hóa xanh. Riêng với muối, còn tùy vào cấu tạo mà cho các môi trường khác nhau.
Ta có bảng sau:
Muối | Môi trường |
Axit mạnh, bazơ mạnh (NaCl, K2SO4,..) | Trung tính |
Axit mạnh, bazơ yếu (AlCl3, FeSO4,...) | Axit |
Axit yếu, bazơ mạnh (Na2CO3, K2SO3,...) | Bazơ |
Axit yếu, bazơ yếu | Còn tuỳ vào gốc cụ thể |
Trong cuộc sống, những thực phẩm chúng ta sử dụng đều có tính axit hay tính kiềm khác nhau (dựa vào thang đo pH mà ta sẽ tìm hiểu sau). Vì thế có những loại thực phẩm tốt và không tốt cho sức khỏe chúng ta. Ta cần biết để có lựa chọn tốt cho sức khỏe.
1. Định nghĩa
Là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+ ) và anion gốc axit.
2. Phân loại
- Muối trung hòa: là muối mà anion gốc axit không còn khả năng phân li ra ion H+ (trong phân tử muối thường không có nguyên tử H trừ muối amoni NH4+ ).
Ví dụ: NaCl, (NH4)2SO4 …
- Muối axit là muối mà anion gốc axit còn có khả năng phân li ra ion H+.
Ví dụ: KHSO4, NaHCO3, NaH2PO4 …
Chú ý: Nếu anion gốc axit còn hidro có tính axit, thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H+.
Tuy nhiên có một số muối trong phân tử vẫn còn nguyên tử H nhưng không có khả năng phân li ra ion H+ thì vẫn là muối trung hòa.
Ví dụ: Na2HPO3, NaH2PO2 ...
Ngoài ra ta cần lưu ý:
Chất lưỡng tính: vừa phản ứng được với axit, vừa phản ứng được với bazơ.
Ví dụ: NaHCO3, (NH4)2CO3 ,...
Chất trung tính: không phản ứng với cả dung dịch axit và bazơ.
Ví dụ: NaCl, Na2SO4 ,....
3. Gọi tên
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại nhiều hóa trị) + tên gốc axit.
4. Tính chất
* Muối trung hòa
– Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh không bị thủy phân. Dung dịch thu được có môi trường trung tính (pH = 7)
VD: NaNO3, KCl, Na2SO4,…
– Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit yếu bị thủy phân. Dung dịch thu được có môi trường bazơ (pH > 7)
VD: Na2CO3, K2S…
– Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit mạnh bị thủy phân. Dung dịch thu được có môi trường axit (pH < 7)
VD: NH4Cl, CuSO4, AlCl3…
– Muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit yếu bị thủy phân (cả hai bị thủy phân). Tùy thuộc vào độ thủy phân của hai ion mà dung dịch có pH = 7 hoặc pH > 7 hoặc pH < 7
VD: (NH4)2CO3, (NH4)2S…
* Muối axit
– Muối HSO4- có môi trường axit (pH < 7) VD: NaHSO4…
– Muối HCO3-, HSO3-, HS- với cation bazơ mạnh có môi trường bazơ VD: NaHCO3,…
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cách xác định môi trường của dung dịch muối. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11