Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chứng minh Zn(OH)2 lưỡng tính?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Chứng minh Zn(OH)2 lưỡng tính? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Chứng minh Zn(OH)2 lưỡng tính?

Trả lời:

Zn(OH)2 là lưỡng tính vì chúng vừa có thể tác dụng với acid vừa có thể tác dụng với bazơ

Ví dụ minh họa bằng phương trình hóa học và phương trình ion rút gọn

2NaOH + Zn(OH)2→Na2[Zn(OH)4]

2 OH- + Zn(OH)2→ [Zn(OH)4]2-

2HCl + Zn(OH)2 → 2H2O+ZnCl2

H+ + OH- ---> H2O

I. Định nghĩa Kẽm Hidroxit Zn(OH)2

- Kẽm hiđroxit là một hiđroxit lưỡng tính. Công thức hóa học là Zn(OH)2.

- Công thức phân tử: Zn(OH)2

- Công thức cấu tạo: HO – Zn - OH

II. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: Là chất bột, màu trắng, không tan trong nước, nóng chảy ở 125oC.

- Nhận biết: Hòa tan Zn(OH)2 trong dung dịch NaOH đặc, thấy chất rắn tan dần:

2NaOH + Zn(OH)2→ Na2ZnO2 + 2H2O

III. Tính chất hóa học của Zn(OH)2

- Mang tính chất của hiđroxit lưỡng tính.

- Phản ứng với axit

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O

Zn(OH)2 + H2SO4 → ZnSO4 + 2H2O

- Hòa tan trong kiềm đặc và trong amoniac

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

- Nhiệt phân:

- Zn(OH)2 còn tác dụng với các axit hữu cơ như:

2CH3COOH + Zn(OH)2 → (CH3CCO)2Zn + 2H2O

IV. Điều chế Zn(OH)2

- Kẽm hiđroxit có thể được điều chế bởi phản ứng kẽm clorua hay kẽm sunfat với natri hiđroxit vừa đủ:

ZnCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Zn(OH)2

ZnSO4 + 2NaOH → Na2SO4 +Zn(OH)2

V. Ứng dụng của Zn(OH)2

- Kẽm hiđroxit được sử dụng để hút máu trong các băng y tế lớn. Những băng này được sử dụng sau khi phẫu thuật.

VI. Bài tập

Bài 1: Cho 3,42g Al2(SO4)3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 0,78g kết tủa. Nồng độ mol/l nhỏ nhất của dung dịch NaOH đã dùng là:

  1. 0,15M
  2. 0,12M
  3. 0,28M
  4. 0,19M

Lời giải:

Ta có: a = 0,02 mol; b = 0,01 mol.

Do b < a mà cần tính nồng độ mol/l của NaOH nhỏ nhất

nên nOH- min và nOH- = 3b = 0,03 mol.

Vậy CM(NaOH) = 0,15M.

Đáp án: A. 0,15M

Bài 2: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,5M thu được một kết tủa keo, đem sấy khô cân được 7,8g. Thể tích dung dịch NaOH 0,5M lớn nhất là:

  1. 0,6 lít
  2. 1,9 lít
  3. 1,4 lít
  4. 0,8 lít

Lời giải:

Ta có: a = 0,2 mol; b = 0,1 mol

do b < a mà đề bài yêu cầu tính thể tích dung dịch NaOH lớn nhất có nghĩa là tính nOH- max

nên nOH- = 4a – b = 0,7 mol.

Vậy Vdd(NaOH) = 1,4 lít.

Đáp án: C. 1,4 lít

Bài 3: Cho 200 ml dung dịch KOH vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M thu được 7,8g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch KOH đã dùng là:

  1. 3M
  2. 1,5M hoặc 3,5M
  3. 1,5M
  4. 1,4M hoặc 3M

Lời giải:

Ta có: a = 0,2 mol; b = 0,1 mol do b < a nên có 2 khả năng:

+ nOH- min thì nOH- = 3b = 0,3 mol vậy CM(NaOH) = 1,5M

+ nOH- max thì nOH- = 4a – b = 0,7 mol vậy CM(NaOH) = 3,5M

Đáp án: B. 1,5M

Bài 4: Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 200 ml dung dịch ZnCl2 0,1M thu được 1,485g kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của V là:

  1. 1 lít
  2. 0,5 lít
  3. 0,3 lít
  4. 0,7 lít

Lời giải:

Ta có: a = 0,02 mol; b = 0,015 mol

do b < a mà cần tính giá trị nhỏ nhất của V có nghĩa là cần tính số mol nhỏ nhất của OH-.

Vậy nOH- = 2b = 0,03 mol nên V = 0,3 lít.

Đáp án: C. 0,3 lít

Bài 5: Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 300 ml dung dịch ZnCl2 0,1M thu được 2,2275g kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:

  1. 1,5 lít
  2. 0,75 lít
  3. 0,45 lít
  4. 1,05 lít

Lời giải:

Ta có: a = 0,03 mol; b = 0,0225 mol

do b < a mà cần tính giá trị lớn nhất của V có nghĩa là cần tính số mol lớn nhất của OH-.

Vậy nOH- = 4a - 2b = 0,075 mol nên V = 0,75 lít.

Đáp án: B. 0,75 lít

Bài 6: Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 400 ml dung dịch ZnCl2 0,1M thu được 2,97g kết tủa. Giá trị của V là:

  1. 0,6 lít; 1 lít
  2. 0,6 lít; 0,15 lít
  3. 0,45 lít; 1 lít
  4. 0,5 lít; 1 lít

Lời giải:

Ta có: a = 0,04 mol; b = 0,03 mol do b < a nên có 2 khả năng:

+ Khả năng 1: Nếu nZn2+ dư thì nOH- = 2b = 0,06 mol. Vậy V = 0,6 lít.

+ Khả năng thứ 2: Nếu nZn2+ hết thì nOH- = 4a - 2b = 0,1 mol. Vậy V = 1 lít.

Đáp án: A. 0,6 lít

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Chứng minh Zn(OH)2 lưỡng tính? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 19/10/22
    • Haraku Mio
      Haraku Mio

      🙀🙀🙀🙀🙀🙀🙀

      Thích Phản hồi 19/10/22
      • Nguyễnn Hiềnn
        Nguyễnn Hiềnn

        💯💯💯💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 19/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm