Nồng độ mol của cation trong dung dịch BA(NO3)2 0,45m là
Nồng độ mol của cation trong dung dịch BA(NO3)2 0,45m là được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Nồng độ mol của cation trong dung dịch Ba(NO3)2
Câu hỏi: Nồng độ mol của cation trong dung dịch Ba(NO3)2 0,45M là:
- 0,45M.
- 0,30M.
- 0,20M.
- 0,40M.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. 0,45M
Nồng độ mol của cation trong dung dịch Ba(NO3)2 0,45M là 0,45M
Giải thích:
Phương trình điện li:
Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-
Theo phương trình: Nồng độ mol của Ba2+ = CMBa(NO3)2 = 0,45 M
I. Ba(NO3)2 là gì?
Ba(NO3)2 là gì? Bari nitrat là gì?
Ba(NO3)2 là công thức hóa học của hợp chất với tên gọi là Bari nitrat một muối kết tủa của bari với ion nitrat. Đây là hợp chất tồn tại ở dạng tinh thể trắng, không mùi, hòa tan được trong nước và mang độc tính.
Ba(NO3)2 còn có các tên gọi khác nhau như Nitrobarite, Barium nitrate, Bisnitric acid barium salt, Dinitric acid barium salt, …
Ba(NO3)2 được ứng dụng chủ yếu để tạo ra các muối bari, bari dioxide, kính quang học, …
II. Tính chất vật lí & nhận biết Ba(NO3)2
Tính chất vật lí
- Là chất rắn, có màu trắng và tan tốt trong nước, nóng chảy ở 592oC
- Có độc tính.
- Khi đốt cháy tạo ngọn lửa màu xanh lá cây ngả vàng
Nhận biết
Cho vài giọt H2SO4 vào dung dịch, thấy xuất hiện kết tủa trắng, không tan trong axit.
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
III. Tính chất hóa học
- Mang tính chất hóa học của muối
Bị phân hủy bởi nhiệt:
Ba(NO3)2 → Ba(NO2)2 + O2
Tác dụng với muối
Ba(NO3)2 + CuSO4 → Cu(NO3)2 + BaSO4
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + BaCO3
Ba(NO3)2 + 2KHSO4 → 2HNO3 + K2SO4 + BaSO4
Tác dụng với dung dịch axit
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
IV. Cách điều chế Ba(NO3)2
Bari nitrat được sản xuất chủ yếu theo 2 cách sau đây:
Cách thứ nhất, Hòa tan các khối nhỏ bari cacbonat trong axit nitric để tạo thành kết tủa sau đó lọc, bốc hơi, và kết tinh.
2HNO3 + BaCO3 ⟶ Ba(NO3)2+ H2O + CO2
Cách thứ hai, Cho bari clorua kết hợp với dung dịch bạc nitrat nóng, tạo ra các tinh thể bari nitrat sau đó tiến hành tách ra lấy chất cần lấy.
2AgNO3 + BaCl2 ⟶ 2AgCl + Ba(NO3)2 + BaCl2.
V. Công dụng của Ba(NO3)2
Bari nitrat với công dụng hàng đầu được dùng để điều chế các muối bari hoặc chất bari dioxide.
Bari nitrat còn xuất hiện trong thành phần của các kính quang học, gốm và men.
Bari nitrat được ứng dụng như khử trùng, chất hóa học, chất oxy hóa có trong ngành y dược hoặc hóa học.
Ngoài ra, Bari nitrat cũng còn được ứng dụng trong thuốc nổ như một thành phần có trong cho ngòi nổ hoặc pháo hoa xanh, các tín hiệu tỏa sáng.
VI. Bài tập ví dụ
Ví dụ 1: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là:
- Ba(NO3)2.
- Na2CO3.
- NaOH
- NaCl
Đáp án: A
Lời giải
Ba(NO3)2 + H2SO4 → 2HNO3 + BaSO4↓
Ví dụ 2: Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và BaCl2; (b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là:
- 0
- 3
- 2
- 1
Đáp án: D
Lời giải
(a) Na2CO3 + BaCl2 → NaCl + BaCO3↓
(b) Không phản ứng
(c) NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
Ví dụ 3: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là:
- Ba(NO3)2.
- Na2CO3.
- NaOH
- NaCl
Đáp án: A
Lời giải
Ba(NO3)2 + H2SO4 → 2HNO3 + BaSO4↓
Ví dụ 4: Kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là:
- Ag
- Fe
- Cu
- Ba
Đáp án: D
Lời giải
Bari phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường
Phản ứng hóa học: Ba(NO3)2 + K2SO4 → 2KNO3 + BaSO4↓
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng BaSO4 trong dung dịch
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nồng độ mol của cation trong dung dịch BA(NO3)2 0,45m là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11