Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến phản ứng trùng hợp, nội dung câu hỏi sẽ giúp bạn đọc tìm ra chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. propan.

B. toluen.

C. propen.

D. etan.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

nCH2=CH-CH3 → (-CH2-CH(CH3)-)n.

Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có vòng không bền hoặc liên kết bội (xem lại lí thuyết đại cương polime).

Đáp án C

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. stiren.

B. toluen.

C. propen.

D. isopren.

Xem đáp án
Đáp án B

Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

Loại A vì Stiren là C6H5-CH=CH2 ⇒ chứa liên kết đôi C=C ⇒ tham gia phản ứng trùng hợp.

B. toluen.

Loại C vì propen tham gia phản ứng trùng hợp là

nCH2=CH-CH3 \overset{t^{o}, xt, p }{\rightarrow}\(\overset{t^{o}, xt, p }{\rightarrow}\) (-CH2-CH(-CH3)-)n

Câu 2. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.

D. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

Xem đáp án
Đáp án D

Dãy gồm các chất dùng để tổng hợp cao su buna-s là CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

Cao su buna-S được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren:

nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-C6H5→ (-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(C6H5)-)n.

Câu 3. Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có

A. liên kết kết bội

B. vòng không bền

C. hai nhóm chức khác nhau

D. A hoặc B

Xem đáp án
Đáp án D

Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có

liên kết kết bội

vòng không bền

Câu 4. Xét về mặt cấu tạo thì số lượng polime thu được khi trùng hợp buta-1,3-đien là :

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án B 

Xét về mặt cấu tạo thì khi trùng hợp buta-1,3-đien theo 2 kiểu trùng hợp 1,2 và trùng hợp 1,4

Trùng hợp 1,2 : nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH(CH=CH2)-)n

Trùng hợp 1,4 : nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2)-)n

Câu 5. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng với axit terephtalic với chất nào sau đây?

A. HO-CH2 -CH2-OH

B. CH2=CH2

C. C3H5(OH)3

D. C2H5OH

Xem đáp án
Đáp án A

Poli(etylen terephtalat): tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của axit terephtalic với Etylen glicol.

n(p-HOOC-C6H4 -COOH) + nHO-CH2 -CH2-OH → (OC-C6H4 -CO-O-CH2 -CH2 -O) + 2nH2O

Câu 6. Để điều chế Tơ nilon-6,6 bằng phản ứng trùng ngưng chất nào dưới đây?

A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.

B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.

C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.

D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.

Xem đáp án
Đáp án C

nHOOC-(CH2)4-COOH + nH2N-(CH2)6-NH2\overset{xt, t^{o},p }{\rightarrow}\(\overset{xt, t^{o},p }{\rightarrow}\) (-HN-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n + 2nH2O

Câu 7. Nội dung nhận định nào sau đây đúng

A. Cao su là polime thiên nhiên của isoprene.

B. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng.

C. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome.

D. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

Xem đáp án
Đáp án D

Nội dung nhận định nào sau đây đúng là Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

Câu 8. Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng?

A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi

B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng

C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp

D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền

Xem đáp án
Đáp án D

Nhận xét không đúng là: Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền.

Sai vì tính dẻo và tính đàn hồi không cùng đồng thời với nhau.

Câu 9. Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.

B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.

D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.

Xem đáp án
Đáp án D

Phương án A sai: clobenzen (C6H5Cl) không tham gia phản ứng trùng hợp.

Phương án B sai: 1,2-điclopropan (CH2Cl-CH2Cl-CH3) và toluen (C6H5CH3) không tham gia phản ứng trùng hợp.

Phương án C sai: cumen (C6H5CH(CH3)2)không tham gia phản ứng trùng hợp.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.

C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

D. Tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.

Xem đáp án
Đáp án A

Phương án A đúng: Sợi bông và tơ tằm thuộc polime thiên nhiên vì có sẵn trong thiên nhiên

Phương án B sai: tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều là tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp)

Phương án C sai: Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp

D sai: Tơ nilon–6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic

-----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11...

>> Một số nội dung câu hỏi liên quan

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ôn tập Hóa 11

    Xem thêm