Dãy đồng đẳng là gì?
Dãy đồng đẳng là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Dãy đồng đẳng là gì?
Câu hỏi: Dãy đồng đẳng là gì?
Trả lời
Dãy đồng đẳng là một dãy các hợp chất (bao gồm cả hữu cơ và vô cơ) với cùng một công thức tổng quát, với các tính chất hóa học tương tự do sự hiện diện của cùng một nhóm chức, và thể hiện các tính chất vật lý biến đổi dần dần do kết quả của việc tăng kích thước và khối lượng phân tử (xem phân tử lượng tương đối)
1. Đồng đẳng là gì?
Đồng đẳng là hiện tượng các chất hữu cơ có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau nhưng thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2.
2. Cách xác định dãy đồng đẳng của hidrocacbon
- Cách 1:
+ Dựa vào electron hóa trị để xác định
+ Dựa vào tỉ lệ số mol O2 và số mol CO2
Tỉ lệ:
- Cách 2:
Tính số mol CO2 và số mol H2O
Nếu:
- Nếu đốt cháy hỗn hợp hidrocacbon và cho toàn bộ sản phẩm và bình nước vôi trong (hoặc Ba(OH)2) thu được:
+ Kết tủa và dung dịch có khối lượng tăng so với ban đầu, ta có phương trình:
mCO2 + mH20 = mkettua + mddtang
+ Kết tủa và dung dịch có khối lượng giảm so với ban đầu, ta có phương trình:
mCO2 + mH20 = mkettua - mddgiam
3. Công thức chung
- Công thức chung: CnH2n+2 (n ≥ 1).
- Các ankan (parafin), anken (olefin), metoxyetan (các ête bậc nhất), ankin (acetylen và đồng đẳng) tạo thành các dãy trong đó các thành viên khác nhau theo bội số của 14 đơn vị khối lượng nguyên tử
- Các hợp chất trong cùng một dãy với cùng một nhóm nhỏ các nguyên tử, không thay đổi khi đi từ hợp chất này sang hợp chất kia được gọi là nhóm chức. Phần lớn các tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ là do sự có mặt của nhóm chức.
Dãy đồng đẳng | Công thức tổng quát | Ví dụ | Nhóm chức |
Ankan | CnH2n + 2 (n ≥ 1) | CH4, n = 1 | |
Anken | CnH2n (n ≥ 2) | C2H4, n = 2 | C=C |
Ankin | CnH2n − 2 (n ≥ 2) | C2H2, n = 2 | C≡C |
Rượu | CnH2n + 1OH (n ≥ 1) | CH3OH, n = 1 | -OH |
Axít cacboxylic | CnH2n+1COOH(n ≥ 1) | HCOOH, n = 1 | -COOH |
Trong đó n là số nguyên tử cacbon trong hợp chất.
* Lưu ý:
Thậm chí với cùng một công thức tổng quát, nhưng khi số phân tử của mạch cacbon tăng lên thì có thể xuất hiện các hợp chất với cùng một phân tử lượng, nhưng có cấu trúc hơi khác nhau và với các tính chất hóa học cũng tương đối khác nhau, mặc dù chúng sẽ luôn luôn thể hiện cùng các tính chất hóa học khi xem xét một cách tổng thể trong cùng một dãy đồng đẳng của từng hợp chất đó. Ví dụ rượu bậc nhất 1-propanol CH3CH2CH2OH và rượu bậc hai 2- propanol ((CH3)2CHOH) đều có chung công thức tổng quát C3H8O nhưng có cách sắp xếp khác nhau
4. Dãy đồng đẳng của các hidrocacbon
+ Ankan: CnH2n+2 (n ≥ 1).
+ Anken CnH2n (n ≥ 2) .
+ Ankadien: CnH2n - 2 (n ≥ 3).
+ Ankin: CnH2n - 2 (n ≥ 2).
+ Dãy đồng đẳng của benzen: CnH2n - 6 (n ≥ 6)
5. Khái niệm về đồng phân
- Đồng phân là các chất hữu cơ có cùng công thức phân tử nhưng cấu tạo khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.
- Cần chú ý phân biệt đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể (đồng phân cis – trans).
- Đồng phân gồm hai loại:
+ Đồng phân hình học
+ Đồng phân cấu trúc
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Dãy đồng đẳng là gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11