Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nêu các ứng dụng của CO2

Nêu các ứng dụng của CO2 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu các ứng dụng của CO2

Trả lời

+ Trong công nghệ thực phẩm

Ở dạng rắn và lạnh nó là một chất làm lạnh quan trọng, dùng trong lưu trữ và vận chuyển các loại kem cùng thực phẩm đông lạnh.

Khí CO2 sử dụng để tạo gas cho nhiều loại đồ uống.

Dùng trong bảo quản các loại thực phẩm tươi sống nhờ tính chất thăng hoa của nó.

Trong chiết xuất thực phẩm: supercritical carbon dioxide dùng trong chiết xuất màu và hương vị trong thực phẩm với vai trò loại bỏ dầu và chất béo.

+ Trong công nghiệp

Ứng dụng trong sản xuất các áo phao cứu hộ, các ống thép chứa CO2 nén được sử dụng để làm khí nén trong súng hơi, bi sơn, bơm bánh xe và cả trong làm nước khoáng Xenxe.

Cacbon điôxít lỏng sử dụng trong các mỏ than để gây nổ.

Dùng như môi trường khí trong công nghệ hàn. Tuy nhiên, các mối hàn này thường giòn hơn so với môi trường khí trơ như agon, heli,… và chất lượng giảm do axit cacbonic được tạo ra.

CO2 lỏng là dung môi tốt cho nhiều loại hợp chất hữu cơ, đây là chất thay thế ít độc hơn so với các dung môi truyền thống như clorua hữu cơ và được dùng để loại bỏ cafein từ caffe.

CO2 được sử dụng như một tác nhân nén và là chất làm giảm đáng kể độ nhớt của dầu thô nên được bơm vào dầu thô dưới lòng đất trong khai thác dầu, giúp đẩy dầu chảy nhanh hơn trong lòng đất và giếng hút.

Được dùng như một khí điều áp rẻ tiền, không cháy

Sử dụng trong sản xuất ure:

2NH3 + CO2 → (NH2)2CO + H2O (180oC, 200 at)

+ Trong đời sống

5% CO2 sẽ được thêm vào oxy nguyên chất để trợ thở sau khi bệnh nhân đã ngừng thở nhằm mục đích ổn định và cần bằng lại oxy/cacbonic trong máu

Sử dụng trong các bình chữa cháy để dập lửa do cháy, chập điện

Băng khô dùng thay thế cát để làm sạch bề mặt, gây mưa nhân tạo và tạo khói sân khấu

Trong các nhà kính, bổ sung khí CO2 cho một số loại thực vật để thực hiện quá trình quang hợp, giúp kích thích sự phát triển của nó.

Khí CO2 có nhiều ứng dụng, tuy nhiên, nếu hít quá nhiều khí CO2 vào người cũng không tốt cho sức khỏe.

1. Khí CO2 có phải là khí độc?

Khí CO2 không độc, không gây cháy nổ, tuy nhiên khi nồng độ quá cao sẽ gây nguy hại đến sức khỏe con người vì nó nặng hơn không khí nên có thể tích tụ tại các nơi kín khí.

Nồng độ khí carbon dioxide thấp có thể làm tăng sự thở và đau đầu. Nếu nồng độ khí này cao sẽ gây hiện tượng thiếu ôxy nghiêm trọng – mặc dù không phải là hiện tượng hít phải khí độc song nhiều người có thể bị tử vong nếu thiếu ôxy trong môi trường có toàn khí carbon dioxide.

Các triệu chứng gồm: mất vận động, bất tỉnh, chóng mặt, ủ rũ, buồn nôn. Ngoài ra, việc da có tiếp xúc với khí carbon dioxide đông lạnh (đá khô) cũng gây tê cóng bộ phận cơ thể.

2. Cách xử lý khi bị ngộ độc khí CO2

+ Các triệu chứng khi ngộ độc CO 2

Các triệu chứng ban đầu của ngộ độc CO2 có thể bao gồm: tức ngực, nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, hoặc buồn nôn.

Trong thời gian phơi nhiễm kéo dài hoặc cao. Các triệu chứng có thể xấu đi và bao gồm nôn mửa, nhầm lẫn và sụp đổ ngoài việc mất ý thức và suy nhược cơ.

Các triệu chứng sẽ khác nhau giữa người này với người khác do sức khỏe của mỗi người sẽ khác nhau. Ngộ độc CO2 có thể xảy ra sớm hơn ở những người dễ mắc bệnh nhất. Trẻ nhỏ, người cao tuổi, người bị bệnh phổi hoặc tim. Những người ở độ cao lớn, hoặc những người đã có nồng độ CO2 trong máu cao, chẳng hạn như người hút thuốc lá. Ngoài ra, ngộ độc CO2 còn đặt ra một nguy cơ đặc biệt đối với bào thai.

+ Cách xử lý khi bị ngộ độc

Khí CO2 nặng hơn không khí, do đó nên đứng cao hơn sàn nhà, di chuyển nạn nhân tới khu vực cao ráo. Lưu ý chỉ thực hiện khi môi trường không gây nguy hiểm cho sơ cứu viên.

Nếu có các yếu tố đe dọa tính mạng, cần gọi cấp cứu y tế để được giúp đỡ.

Nếu không có các yếu tố đe dọa tính mạng, thì gọi trung tâm xử lý chống độc để được hướng dẫn.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nêu các ứng dụng của CO2. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
1 13
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Bông
    Bé Bông

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 26/10/22
    • Bi
      Bi

      🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 26/10/22
      • 1m52
        1m52

        😆😆😆😆😆😆😆

        Thích Phản hồi 26/10/22

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm