Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kể tên các loại axit yếu

Chúng tôi xin giới thiệu bài Kể tên các loại axit yếu được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Các loại Axit yếu thường gặp

  1. Axit sunfuhiđric- H2S
  2. Axít sunfurơ - H2SO3
  3. Axit flohydric -HF
  4. Axit photphoric - H3PO4
  5. Axit carbonic - H2CO3
  6. Axit axetic-CH3COOH
  7. Axit fomic - HCOOH
  8. Axit propionic - C2H5COOH

2. Cách xác định axit mạnh yếu

a) So sánh định tính tính axit của các axit

- Nguyên tắc chung: Nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh.

- Đối với các axit có oxi của cùng một nguyên tố: càng nhiều O tính axit càng mạnh.

HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4

- Đối với axit của các nguyên tố trong cùng chu kì: nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng mạnh thì tính axit của axit càng mạnh (các nguyên tố đều ở mức hóa trị cao nhất).

H3PO4 < H2SO4 < HClO4

- Đối với axit của các nguyên tố trong cùng một nhóm A thì:

+ Axit không có oxi: tính axit tăng dần từ trên xuống dưới:

HF < HCl < HBr < HI (do bán kính ion X- tăng)

+ Axit có O: tính axit giảm dần từ trên xuống dưới:

HClO4 > HBrO4 > HIO4 (do độ âm điện của X giảm dần)

- Với các axit hữu cơ RCOOH: (nguyên tử H được coi không có khả năng hút hoặc đẩy e)

+ Nếu gốc R no (đẩy e) làm giảm tính axit. Gốc R no càng nhiều nguyên tử C thì khả năng đẩy e càng mạnh:

HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH.

+ Nếu gốc R hút e (không no, thơm hoặc có halogen...) sẽ làm tăng tính axit.

* Xét với gốc R có chứa nguyên tử halogen:

+ Halogen có độ âm điện càng lớn thì tính axit càng mạnh:

CH2FCOOH > CH2ClCOOH > CH2BrCOOH > CH2ICOOH > CH3COOH

+ Gốc R có chứa càng nhiều nguyên tử halogen thì tính axit càng mạnh:

Cl3CCOOH > Cl2CHCOOH > ClCH2COOH > CH3COOH

+ Nguyên tử halogen càng nằm gần nhóm COOH thì tính axit càng mạnh:

CH3CH2CHClCOOH>CH3CHClCH2COOH>CH2ClCH2CH2COOH>CH3CH2CH2COOH

- Với một cặp axit/bazơ liên hợp: tính axit càng mạnh thì bazơ liên hợp của nó càng yếu và ngược lại.

- Với một phản ứng: axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trường hợp trừ một số đặc biệt).

b) So sánh định lượng tính axit của các axit

- Với axit HX trong nước có cân bằng:

HX ↔ H+ + X- ta có hằng số phân ly axit: KA

- KA chỉ phụ thuộc nhiệt độ, bản chất của axit. Giá trị của KA càng lớn tính axit của axit càng mạnh.

3. Giới thiệu chi tiết về 1 số axit yếu thường gặp

Axit sunfuhiđric- H2S

- Khí Hiđro sunfua có thể tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu có tên là axit sunfuhiđric, nó hoạt động yếu hơn cả axit cacbonic.

- Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối trung hòa, như Na2S chứa ion S2− và muối axit như NaHS chứa ion HS.

- Dung dịch axit sunfuhiđric tiếp xúc với không khí, nó dần trở nên vẩn đục màu vàng.

Axít sunfurơ - H2SO3

- Axít sunfurơ hay axít sunphurơ (công thức hóa học là H2SO3 và dạng đầy đủ là (OH)2SO) là tên gọi để chỉ dung dịch của lưu huỳnh điôxít (SO2) tan trong nước. Không có chứng cứ nào cho thấy sự tồn tại của các phân tử axít sunfurơ trong dung dịch. Nó cũng không thể cô đọng dưới dạng tinh chất, do khi đun sôi thì axít sunphurơ bị giải phóng dưới dạng lưu huỳnh điôxít và dung dịch chỉ còn lại nước. Nó phản ứng với tất cả các chất kiềm để tạo ra các muối bisunfit và sunfit, là thuốc thử để phản ứng với các hợp chất hữu cơ theo nhiều cách khác nhau.

Axit flohydric -HF

- HF tồn tại ở cả dạng khí và chất lỏng không màu có mùi hắc. Ở dạng dung dịch nước được gọi là axit flohydric. Đây là một nguyên liệu quan trọng trong việc chế biến nhiều hợp chất quan trọng bao gồm dược phẩm và polyme.

- HF được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hoá dầu như là một thành phần của các chất siêu axit. Hydro florua sôi ở nhiệt độ phòng, cao hơn nhiều so với các hydro khác. Đây là loại axit có tính axit yếu, ăn mòn mạnh và dễ tan trong nước.

- Axit Flohydric với tính chất phản ứng mạnh với kính, do đó, axit này thường được lưu chứa trong các bình nhựa polyethylene hoặc teflon.

Axit photphoric - H3PO4

- Axit photphoric là một axit vô cơ chứa phốt pho không màu, không mùi.

- Axit photphoric xuất hiện dưới dạng chất lỏng trong suốt không màu hoặc chất rắn kết tinh trong suốt. Chất rắn nguyên chất nóng chảy ở 42,35°C và có khối lượng riêng là 1,834 g/cm3. Chất lỏng thường là dung dịch nước 85%. Vận chuyển dưới dạng cả chất rắn và chất lỏng. Ăn mòn kim loại và mô.

- Axit photphoric đậm đặc, có thể chứa tới 70%-75% P2O5 – nguyên liệu không thể thiếu dùng để sản xuất phân bón như sản xuất thuốc trừ sâu, điều chế phân lân.

Axit carbonic - H2CO3

- Axit carbonic, trước đây gọi là axit không khí hoặc axit khí, nó là axit vô cơ duy nhất của cacbon và có công thức H2CO3.

- Axit carbonic được hình thành bởi carbon dioxide và nước. Axit carbonic chỉ xảy ra thông qua muối (cacbonat), muối axit (hydro cacbonat), amin (axit carbamic) và axit clorua (carbonyl clorua).

- Axit carbonic được tìm thấy trong cơ thể con người, CO2 có trong máu kết hợp với nước tạo thành axit carbonic, sau đó được thở ra dưới dạng khí của phổi.

- Nó cũng được tìm thấy trong đá và hang động nơi đá vôi có thể bị hòa tan. H2CO3 cũng có thể được tìm thấy trong than đá, thiên thạch, núi lửa, mưa axit, nước ngầm, đại dương và thực vật.

Axit axetic-CH3COOH

- Axit axetic CH3COOH là chất lỏng không màu, có vị chua và tan hoàn toàn trong nước.

- Nhiệt độ sôi của axit axetic CH3COOH lớn hơn rượu dùng chúng cùng phân tử khối do sự liên kết bền vững của các phân tử hydro.

- Khi đun nóng, axit axetic có thể hòa tan một lượng nhỏ photpho và lưu huỳnh. Tan tốt trong xenlulozo và nitroxenlulozo.

- Axit Axetic là một hợp chất hữu cơ có tính axit mạnh, được sản xuất từ rất lâu đời và được ứng dụng cao trong các ngành sản xuất công nghiệp, sản xuất thực phẩm hay lĩnh vực y học...

Axit fomic - HCOOH

- Axit fomic còn được gọi là axit formic hay acid formic (HCOOH), chúng có dạng chất lỏng không màu, có mùi và là một axit yếu.

- Mặc dù là một axit yếu, thế nhưng so sánh trong dãy đồng đẳng axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở thì chúng lại là axit mạnh nhất, mạnh hơn cả axit cacbonic (H2CO3) bởi vì hiệu ứng dồn mật độ electron trong nhóm -COOH.

- Đối với ngành nhuộm, axit fomic được dùng như là một chất cầm màu trong nhuộm da và nhuộm sửa chữa. Vì chúng là tác nhân trung hòa và điều chỉnh độ pH trong nhiều bước xử lý dệt may.

Axit propionic - C2H5COOH

- Axit propionic (danh pháp khoa học axit propanoic) là một axit cacboxylic có nguồn gốc tự nhiên với công thức hóa học CH3CH2COOH. Ở trạng thái tinh khiết và trong điều kiện thông thường, nó là một chất lỏng không màu có tính ăn mòn và mùi hăng.

- Axit propionic có các tính chất vật lý trung gian giữa các tính chất của các axit cacboxylic nhỏ hơn như axit fomic và axit axetic, với các axit béo lớn hơn. Nó hòa tan trong nước nhưng có thể bị loại ra khỏi nước bằng cách cho thêm muối.

- Axit propionic ngăn cản sự phát triển của mốc và một số vi khuẩn. Do vậy, phần lớn axit propionic được sản xuất để sử dụng làm chất bảo quản cho cả thực phẩm dành cho con người cũng như thức ăn dành cho gia súc

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Kể tên các loại axit yếu. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bạch Dương
    Bạch Dương

    😊😊😊😊😊😊😊

    Thích Phản hồi 25/10/22
    • Kẻ cướp trái tim tôi
      Kẻ cướp trái tim tôi

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 25/10/22
      • Hai lúa
        Hai lúa

        👍👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 25/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm