Cân bằng PTHH sau: Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Cân bằng PTHH sau: Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Cân bằng PTHH
Câu hỏi: Cân bằng PTHH sau: Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Trả lời:
Fe(OH)2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O
I. Khái niệm về chất Fe(OH)2
Fe(OH)2 được đọc với tên gọi là sắt(II) hidroxit. Hợp chất này được tạo ra khi các muối sắt(II) như sắt(II) sunfat hóa hợp cùng với các ion hydroxit. Sắt(II) hidroxit là một chất rắn màu trắng, nhưng chỉ cần chút ít khí oxy sẽ tạo ra một vỏ ngoài màu xanh lá cây. Chất rắn khi bị oxy hoá trong không khí này đôi khi được gọi là “rỉ sắt màu xanh lá cây”.
- Công thức phân tử: Fe(OH)2.
-Phân tử khối: 90 g/mol.
- Gồm nguyên tố Fe kết hợp với 2 nhóm -OH.
- Hợp chất sắt (II) hiđroxit là hợp chất trong đó sắt có mức oxi hóa +2.
II. Tính chất vật lí và nhận biết
- Là chất kết tủa màu trắng xanh, dễ bị oxi hóa chuyển sang màu nâu đỏ khi có mặt không khí.
III. Tính chất hóa học
- Các hợp chất sắt (II) có cả tính khử và tính oxi hóa nhưng tính khử đặc trưng hơn, do trong các phản ứng hóa học ion Fe2+ dễ nhường 1e thành ion Fe3+:
Fe2+ + 1e → Fe3+
- Tính chất đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.
- Các hợp chất sắt (II) thường kém bền dễ bị oxi hóa thành hợp chất sắt (III).
Tính chất hóa học của Fe(OH)2 gồm:
Là bazơ không tan:
- Tan trong axit không có tính oxi hóa (HCl; H2SO4 loãng…) → muối sắt (II) và nước:
Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
Fe(OH)2 + 2H2SO4 loãng → FeSO4 + 2H2O
- Là 1 hiđroxit kém bền nên bị nhiệt phân:
+ Trong điều kiện không có không khí:
Fe(OH)2 → FeO + H2O (nhiệt độ)
+ Trong không khí:
4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O (nhiệt độ)
Tính khử (do Fe có mức oxi hóa +2): khi tác dụng với 1 số chất oxi hóa mạnh như: HNO3; O2; H2SO4đặc ….
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
3Fe(OH)2 + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
Fe(OH)2 + 4HNO3 đặc,nóng→ Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O
2Fe(OH)2 + 4H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O
IV. Cách điều chế Fe(OH)2
Cho dung dịch bazơ vào trong dung dịch muối sắt (II) ở trong điều kiện không có không khí:
+ Phương trình ion rút gọn: Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2
+ Phương trình hoá học: FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
Chú ý: Trong không khí, Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ. Do đó muốn có Fe(OH)2 tinh khiết phải điều chế trong điều kiện không có không khí.
V. Hợp chất Fe(II)
Tính chất hoá học của các hợp chất sắt (II):
1) Hợp chất Fe(II) có tính khử
– Hợp chất sắt (II) sẽ tác dụng với chất oxi hoá sẽ bị oxi hoá thành hợp chất sắt (III). Trong phản ứng hoá học ion Fe2+ có khả năng cho thêm 1 electron.
PTHH: Fe2+ + 1e → Fe3+
→ Tính chất hoá học chung của hợp chất sắt (II) là tính khử.
– Ở nhiệt độ thường, trong không khí (có O2, H2O), Fe(OH)2 bị oxi hóa thành Fe(OH)3
PTHH: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
– Sục khí clo vào trong dung dịch muối FeCl2, muối Fe(II) bị oxi hóa thành muối Fe(III).
PTHH: 2FeCl2 + Cl2 → 2 FeCl3
– Hợp chất Sắt(II) bị oxi hóa bởi axit H2SO4 đặc nóng hoặc dung dịch axit HNO3 tạo thành muối Fe(III).
PTHH: 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
Cho từ từ dd FeSO4 vào dung dịch hỗn hợp (KMnO4 + H2SO4), Fe2+ khử MnO4- thành Mn2+.
PTHH: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
2) Oxit và hidroxit sắt(II) đều có tính bazơ
Chúng đều tác dụng được với axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo thành muối Fe(II).
PTHH: FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cân bằng PTHH sau: Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11