Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2- và HNO3 lần lượt là

Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2- và HNO3 lần lượt là được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2- và HNO3 lần lượt là:

  1. +5, -3, +3.
  2. -3, +3, +5
  3. +3, -3, +5
  4. +3, +5, -3.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. -3, +3, +5

Giải thích:

Gọi số oxi hóa của N trong các hợp chất là x

Ta có:

NH4 +: x + 4 = 1 → x = -3 số oxi hóa của N trong NH4+ là -3

NO2 -: x + 2.(-2) = -1 → x = 3 số oxi hóa của N trong NO2 là +3

HNO3: 1 + x + 3.(-2) = 0 → x = 5 Số oxi hóa của N trong HNO3 là +5

Đáp án B đúng

Một số bài tập về Nito

Bài tập 1: Chỉ được dùng một kim loại, làm thế nào phân biệt những dung dịch sau đây: NaOH, NaNO3, HgCl2, HNO3, HCl.

Giải:

Dùng kim loại Al, cho Al tác dụng lần lượt với các mẫu thử

Nếu có khí màu nâu bay ra là HNO3:

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3+ NO↑ + 2H2O

2NO + O2 → 2NO2(màu nâu)

Nếu có kim loại trắng sinh ra là HgCl2

2Al + 3HgCl2 → 3Hg + 2AlCl3

Có bọt khí bay ra và có kết tủa, kết tủa tan ra là NaOH

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

Có bọt khí bay ra là HCl

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Còn lại là NaNO3

Bài tập 2: Một bình kín có thể tích là 0,5 lít chứa 0,5 mol H 2 và 0,5 mol N 2 , ở nhiệt độ (t o C). Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH 3 tạo thành. Hằng số cân bằng KC của phản ứng tổng hợp NH 3

  1. 1,278.
  2. 3,125.
  3. 4,125.
  4. 6,75.

Giải:

Đáp án đúng: B. 3,125.

Giải thích:

Theo giả thiết ta thấy ban đầu thì [H2] = [N2] = 0,5/0,5 = 1M

Thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 đến thời điểm cân bằng

Phương trình phản ứng hoá học :

N2 (k) + 3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k) (1)

bđ: 1 1 0

pư: 0,2 0,6 0,4

cb: 0,8 0,4 0,4

Theo (1) tại thời điểm cân bằng [NH3] = 0,8M; [H2] =0,4M; [NH3] = 0,4M.

Vậy hằng số cân bằng của phản ứng tổng hợp NH3 là:

=> Đáp án B.

Bài tập 3: Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO 3 loãng th u được 1,12 lít h ỗ n hợp khí X gồm 3 khí NO, N 2 O, N 2 có tỉ lệ mol là 1:2:2. Giá trị của m là

A. 5,4 gam

B. 3,51 gam

C. 2,7 gam

D. 8,1 gam

Giải:

Đáp án đúng: B. 3,51 gam

Giải thích:

nX = 1,12/22,4 = 0,051,12/22,4 = 0,05 mol

theo đề tỉ lệ mol của 33 khí là 1:2:2

=> nNO=0,01mol , nN2O=0,02mol, nN2=0,02mol

Al → Al3+ + 3e

N+5 + 3e → N+2 (NO)

2N+5 + 8e → N+1 (N2O)

2N+5 + 10e → N2

Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có

3nA l= 10nN2+8nN2O + 3nNO => nAl = 0,13 mol => mAl =3,51 gam

=> Đáp án B

Bài tập 4: Mỗi cốc chứa một trong các chất sau: Pb(NO3)2, Na2S2O3, MnCl2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4 .Ca3(PO4) và MgSO4. Dùng nước, dung dịch NaOH, dung dịch HCl để nhận biết mỗi chất trên.

Giải:

Cho nước vào các mẫu thử, tất cả đều tan, chỉ có mẫu thử chứa Ca3(PO4)2 không tan.

Cho từ từ dung dịch NaOH vào các mẫu thử chứa các hoá hất trên có những hiện tượng xảy ra như sau:

Chỉ có hai mẫu thử cho khí NH3 mùi khai là NH4Cl và (NH4)2CO3.

NH4Cl + NaOH → NH3↑+ H2O + NaCl

(NH4)2CO3+ NaOH → 2NH3↑ + 2H2O + Na2CO3

Để nhận biết hai muối ày ta cho tác dụng với dung dịch HCl, mẫu thử nào cho khí bay lên là (NH4)2CO3, còn mẫu thử không có hiện tượng gì xảy ra là NH4Cl.

Có bốn mẫu thử cho kết tủa trắng Zn(OH)2, Mg(OH)2, Pb(OH)2 và Mn(OH)2 nếu tiếp tục Cho NaOH và Zn(OH)2và Pb(OH)2 tan còn Mg(OH)2 không tan, như vậy ta biết được cốc chứa MgSO4:

ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2↑ + Na2SO4

Zn(OH)2+ 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↑ + Na2SO4

Pb(NO3)2 + 2NaOH → Pb(OH)2+ 2NaNO3

Pb(OH)2 + 2NaOH → Na2PbO2+ 2H2O

MnCl2 + 2NaOH → Mn(OH)2+ 2NaCl

Để nhận biết Pb(NO3)2 với ZnSO4 ta cho dung dịch HCl vào hai mẫu thử, mẫu thử nào cho kết tủa màu trắng là Pb(NO3)2, còn mẫu thử không tác dụng là ZnSO4.

Pb(NO3)2 + 2HCl → PbCl2↓ + 2HNO3

Mn(OH)2 không bền, dễ bị oxi hóa thành Mn(OH)4 màu nâu còn Mg(OH)2 không bị oxi hóa.

2Mn(OH)2 + O2(kk) + 2H2O → 2Mn(OH)4

Mẫu cuối cùng còn lại là Na2S2O3

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2-, và HNO3 lần lượt là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
1 13
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Bắc Cực
    Gấu Bắc Cực

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 28/10/22
    • Nguyễn Sumi
      Nguyễn Sumi

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 28/10/22
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        😃😃😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 28/10/22

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm