Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phenol ra 2, 4, 6 Tribromphenol

Phenol ra 2, 4, 6 Tribromphenol được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Phenol ra 2, 4, 6 Tribromphenol

Trả lời:

Để từ Phenol ra 2 4 6 Tribromphenol ta sẽ thực hiện một phản ứng có được kết quả như sau:

3Br2

+

C6H5OH

3HBr

+

(Br)3C6H2OH

Brom

Phenol

Hidro bromua

2,4,6-tribromphenol

(dung dịch)

(rắn)

(dung dịch)

(kt)

(không màu)

(trắng)

M = 160

M = 94

M = 81

M = 331

1. Định nghĩa

- Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen.

Chú ý: Phân biệt giữa phenol và ancol thơm (có vòng benzen nhưng nhóm OH liên kết với C của nhánh).

- Thường chỉ xét phenol đơn giản nhất là C6H5OH. Ngoài ra còn có crezol CH3–C6H4–OH, HO-C6H4-OH (o-catechol, m-rezoxinol, p-hidroquinol).

Nguồn gốc

  • Năm 1834 Phenol được phát hiện khi được chiết xuất từ nhựa than đá
  • Tiếp đó Phenol được Sir Joseph Lister sử dụng trong làm chất khử trùng
  • Từ năm 1939 đến những ngày cuối cùng cuộc thế chiến thứ hai, Phenol được Đức quốc xã sử dụng như một phương tiện giết người.
  • Ngày nay, Phenol được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

2. Tính chất vật lý

- Là một chất rắn, nó ở dạng tinh thể không màu, có mùi đặc trưng và dễ bay hơi

- Khi để lâu ngoài không khí, phenol chuyển sang hồng do bị oxy hóa một phần và bị chảy rữa do hấp thụ hơi nước.

- Nó ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và trong một số hợp chất hữu cơ. Chúng tan vô hạn khi ở nhiệt độ trên khoảng 66 oC.

3. Tính chất hóa học

3.1. Cấu tạo của phân tử phenol

- Gốc C6H5 hút e làm cho liên kết O-H trong phân tử phenol phân cực hơn liên kết O-H của ancol vì vậy H trong nhóm OH của phenol linh động hơn H trong nhóm OH của ancol và biểu hiện được tính axit yếu (phenol có tên gọi khác là axit phenic).

- Do có hiệu ứng liên hợp nên cặp e chưa sử dụng của nguyên tử O bị hút về phía vòng benzen làm cho mật độ e của vòng benzen đặc biệt là các vị trí o-, p- tăng lên nên phản ứng thế vào vòng benzen của phenol dễ hơn và ưu tiên vào vị trí o-, p- .

Vì vậy nhóm OH và gốc phenyl trong phân tử phenol ảnh hưởng lẫn nhau.

3.2. Tính chất hóa học

Tính chất của nhóm OH

- Tác dụng với kim loại kiềm:

C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2

→ Phản ứng này dùng để phân biệt phenol với anilin.

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

Ancol không có phản ứng này chứng tỏ H của phenol linh động hơn H của Ancol và chứng minh ảnh hưởng của gốc phenyl đến nhóm OH.

→ Phản ứng này dùng để tách phenol khỏi hỗn hợp anilin và phenol sau đó thu hồi lại phenol nhờ phản ứng với các axit mạnh hơn:

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3

C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl

Phenol bị CO2 đẩy ra khỏi muối → phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic → phenol không làm đổi màu quỳ tím. (dùng axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi muối để chứng minh trật tự tính axit của các chất). Phản ứng này cũng chứng minh được ion C6H5O- có tính bazơ.

Phản ứng thế vào vòng benzen

- Thế Brom: phenol tác dụng với dung dịch brom tạo 2,4,6 - tribromphenol kết tủa trắng:

→ Phản ứng này dùng để nhận biết phenol khi không có mặt của anilin và chứng minh ảnh hưởng của nhóm OH đến khả năng phản ứng của vòng benzen.

- Thế Nitro: phenol tác dụng với HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo 2,4,6 - trinitrophenol (axit picric):

C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O

Chú ý: Ngoài phenol, tất cả những chất thuộc loại phenol mà còn nguyên tử H ở vị trí o, p so với nhóm OH đều có thể tham gia vào 2 phản ứng thế brom và thế nitro.

Phản ứng tạo nhựa phenolfomanđehit

Phenol + HCHO trong môi trường axit tạo sản phẩm là nhựa phenolfomandehit.

nC6H5OH + nHCHO → nH2O + (HOC6H2CH2)n

4. Bài tập vận dụng

Câu 1. Phát biểu

Cho các phát biểu sau:

(a) Phenol là chất rắn, có thể tan tốt trong nước ở 70 độ C.

(b) Tính axit của phenol mạnh hơn nước là do ảnh hưởng của gốc phenyl lên

nhóm -OH.

(c) Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục.

(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H

trong benzen là do ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen.

(e) C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng của nhau (-C6H5 là gốc phenyl).

Số phát biểu đúng là:

  1. 4
  2. 2
  3. 5
  4. 3

Đáp án đúng: A

Câu 2. Chất tác dụng với phenol

Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

  1. Na; NaOH; NaHCO3.
  2. Na; Br2; CH3COOH.
  3. Na; NaOH; (CH3CO)2O.
  4. Br2; HCl; KOH.

Đáp án đúng: C

Câu 3. Phenol

Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện

qua phản ứng giữa phenol với

  1. Dung dịch NaOH
  2. Na kim loại
  3. Nước Br2
  4. H2(Ni, to)

Đáp án đúng: C

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phenol ra 2, 4, 6 Tribromphenol. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    😘😘😘😘😘😘😘

    Thích Phản hồi 26/10/22
    • Phúc Huy
      Phúc Huy

      👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 26/10/22
      • Kim Ngưu
        Kim Ngưu

        🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 26/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm