Công thức hóa học của phân urê
Chúng tôi xin giới thiệu bài Công thức hóa học của phân urê được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Công thức hóa học của phân urê
Trắc nghiệm: Công thức hóa học của phân urê?
- (NH4)2CO.
- (NH4)2CO3.
- (NH2)2CO3-
- (NH2)2CO.
Đáp án đúng: D. (NH2)2CO.
Công thức hóa học của phân urê là (NH2)2CO
1. Phân urê là gì?
- Là loại phân đạm khá phổ biến chiếm thị phần lớn trên thị trường hiện nay, được bón để cung cấp lượng đạm cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Có công thức hóa học là CO(NH2)2, ở dạng tinh thể, hạt tròn, màu trắng, chứa 45-47% đạm (N), chiếm hơn 60% các loại phân đạm sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Là loại phân bón có tỷ lệ nito cao nhất hiện nay, tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển ở cây trồng.
- Phân Ure có ở dạng tinh thể màu trắng, dễ sử dụng, độ hút ẩm mạnh hòa tan nhanh trong nước chuyển hóa thành dạng Nitrat (NO3-) và A môn (NH4+) cho cây dễ hấp thu và sử dụng nên cũng dễ làm mất và hao hụt đạm.
-Với tính chất hút ẩm mạnh nên việc bảo quản cần được chú ý hơn. Phân có thể xảy ra hiện tượng tạo thành Blurea trong quá trình sản xuất, đó là khi 2 phân tử ure vô tình kết dính lại với nhau đó là chất có hại cho cây khi phun ure trên lá. Nếu tỷ lệ chất đó cao vượt mức chuẩn (không quá 1.5% Blurea theo tiêu chuẩn Việt Nam) cây trồng có thể bị độc.
* Các tính chất vật lý cần biết của phân ure:
- Công thức hóa học: CO(NH2)2
- Độ tinh khiết: ≥ 99.5%
- Độ ẩm: ≤ 0.5%
- Nhiệt độ nóng chảy: 133°C
- Độ hòa tan trong nước: 1080g/1lít nước ở 20°C
- Biurea: ≤ 0.99%
2. Thành phần chính của phân ure
- Thành phần chủ yếu có trong phân bón Ure đó chính là nitơ và thành phần nitơ chiếm khoảng 50%.
- Hơn nữa, trong đạm Ure có dạng tinh thể màu trắng cho nên dễ hòa tan trong nước, độ hút ẩm khá mạnh cho nên việc bảo quản phân bón cũng cần chú ý hơn. Trong quá trình sản xuất cũng vậy, có khả năng phân Ure sẽ tạo ra Biuret và gây ảnh hưởng đến nặng nề đến cây trồng.
3. Phân loại phân ure
- Phân bón Ure hạt tròn
- Phân bón Ure dạng viên như trứng cá
Tuy nhiên, hai loại phân bón này đều cung cấp chất đạm cho cây, nhưng phân bón dạng viên thường được ưa chuộng nhiều hơn và được sử dụng phổ biến hơn nhờ thành phần chống, hút ẩm và bảo quản được khá lâu.
- Loại ure tinh thể trắng hạt tròn, dễ tan trong nước. Khó bảo quản trong môi trường có độ ẩm cao do có nhược điểm là hút ẩm mạnh.
4. Kỹ thuật bón phân ure hiệu quả
- Phân ure có khả năng thích nghi cao ở nhiều điều kiện khí hậu, môi trường khác nhau. Với những đặc tính đất khác nhau, loại cây trồng khác nhau phân ure đều có thể phát huy tác dụng. Và đặc biệt thích nghi để bón trên đất chua phèn.
- Phân ure thường được bón thúc do tính chất dễ tan và thích nghi cao. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng amoni hóa trên mặt đất người canh tác nên vùi phân vào đất. Hoặc để phân bón được thấm lâu hơn ta có thể pha loãng phân thành dạng dung dịch với nồng độ (0,5 – 1,5%) phun trực tiếp lên lá. Để tối ưu hiệu quả của phân bón nên bón vào thời tiết mát mẻ.
- Tránh tình trạng bón quá ít hay quá nhiều phân ure sẽ ảnh hưởng sức khỏe cây trồng, giảm năng suất trồng trọt. Bón dư thừa đạm sẽ khiến cây trồng bị yếu dễ đổ ngã, dễ bị sâu bệnh tấn công và gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, nếu cây trồng được bón quá nhiều đạm nông sản sẽ chứa nhiều nitrat ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.
- Không nên bón chung phân ure với vôi dù có thể bón cho đất chua. Bởi phản ứng hóa học sẽ làm cứng đất lại, mất tác dụng của phân. Để tránh lãng phí có thể bón vôi trước đó hoặc chờ một thời gian vừa đủ trước khi bón phân ure.
- Trong trường hợp hàm lượng Blurea trong phân vượt ngưỡng cho phép có thể làm cây trồng bị nhiễm độc, để khắc phục cần trộn với đất bột từ 2 – 3 ngày rồi đem bón, Blurea sẽ thủy phân và trở thành amon cacbonat.
- Nên pha trộn thêm một số loại phân bón khác khi bón để cân bằng dinh dưỡng cho cây do phân ure có hàm lượng dinh dưỡng khá cao.
- Giai đoạn đầu khi cây đang phát triển mạnh và giai đoạn cây thụ quả là thời điểm thích hợp để bón phân cho cây.
- Lưu ý khi bảo quản: Không được phơi ra nắng và bảo quản đựng trong túi pôliêtilen. Bởi vì phân rất dễ bị phân hủy và bay hơi khi tiếp xúc với không khí và ánh nắng. Khi túi phân đã được mở cần được sử dụng hết ngay trong khoảng thời gian ngắn.
5. Ứng dụng của phân ure
Trong trồng trọt
- Phân ure sử dụng phổ biến cho cây trồng đặc biệt các loại rau màu. Giúp lá cây có kích thước lớn hơn, có màu xanh hơn. Tuy nhiên phải bón với lượng phù hợp tránh dư thừa lượng nitrat. Chất này tích lũy trong nông sản sẽ không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Trong chăn nuôi
- Trong chăn nuôi ure còn được trộn vào thức ăn của trâu, bò. Trong dạ cỏ của động vật nhai lại có loài vi sinh vật cộng sinh ngoài giúp phân giải xenlulozo còn có thể phân giải đạm ure. Với nguồn dinh dưỡng này vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa và khi đến dạ múi khế sẽ bị tiêu hóa. Cơ thể động vật sẽ có thêm nguồn đạm bổ dưỡng. Bên cạnh đó cũng lưu ý sử dụng cho động vật đã phát triển cơ quan tiêu hóa hoàn chỉnh. Ure có thể gây ra ngộ độc và tuyệt đối không pha vào nước cho động vật uống.
Phân bón Ure sinh học (Ure Bio)
- Hiện nay có thêm loại phân ure sinh học mang lại nhiều hiệu quả cho canh tác nông nghiệp. Với nguyên liệu từ ure và dung dịch bổ sung vi sinh vật có lợi Bacillus. Ure Bio giúp cây trồng tăng khả năng chống lại sâu bệnh, tăng sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất nhờ tác dụng của nhóm vi sinh.
- Use Ure Bio tạo điều kiện cho giun đất cũng như hệ thống vi sinh được phát triển. Từ đó giúp cải tạo đất trồng, tăng độ phì, độ xốp. Cây trồng cho cao năng suất, sản xuất chất lượng. Vì vậy, với thông thường phân tích, ure sinh học giúp giảm lượng thất thoát, ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sử dụng của cây trồng.
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Công thức hóa học của phân urê. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11