Dung dịch nào làm phenolphtalein đổi màu hồng

Dung dịch nào làm phenolphtalein đổi màu hồng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến dung dịch làm phenolphtalein đổi màu. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Dung dịch nào làm phenolphtalein đổi màu hồng

A. NH4NO3.

B. KOH.

C. NaCl.

D. HCl.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chất có tính bazo như KOH sẽ làm phenolphtalein chuyển hồng

Đáp án B

Dung dịch làm phenolphtalein

Phenolphtalein là một hợp chất hóa học thường được viết tắt là “Hln” hoặc “phph” với công thức C20H14O4, không mùi và trong suốt hoặc tồn tại ở dưới dạng bột màu trắng

Nó sẽ chuyển sang không màu nếu dung dịch đó có tính axit và là màu đỏ ở các dung dịch bazơ.

Trong trường hợp các chất chỉ thị có nồng độ đặc thì nó có thể có màu tím.

Trở về không màu nếu là dung dịch kiềm cực mạnh (pH > 12).

  • Các bazo tan làm dung dịch làm phenolphtalein đỏ (hồng)
  • Amin ( trừ anilin và các amin có chứa vòng thơm) đều làm dd phenolphtalein chuyển màu đỏ (hồng)
  • Aaxit amin làm phenolphtalein thay đổi dựa màu khi số nhóm -COOH < NH2

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Dung dịch bazơ làm phenolphtalein không màu chuyển thành

A. Màu hồng

B. Không đổi màu

C. Màu xanh

D. Màu tím

Xem đáp án
Đáp án A

Dung dịch bazơ làm phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng

Câu 2. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng

A. Phenol

B. Axit axetic

C. Anilin

D. Metylamin

Xem đáp án
Đáp án D

Đáp án: Metylamin CH3NH2 có pH > 7 nên làm phenolphatlein đổi màu hồng.

Các dung dịch khác:

Glyxin ( NH2-CH2-COOH); Alanin (CH3(CH(NH2)COOH) có pH = 7 nên không đổi màu

Axit axetic (CH3COOH) có pH < 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

Lưu ý. Các dung dịch có pH > 7 là phenolphtalein đổi màu hồng.

Câu 3. Cho các dung dịch C6H5NH2, C2H5NH2, KOH, NH3, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Xem đáp án
Đáp án B

Amin ( trừ anilin và các amin có chứa vòng thơm) đều làm dung dịch phenolphtalein chuyển màu đỏ (hồng)

Aa làm phenolphtalein thay đổi dựa màu khi số nhóm -COOH < NH2

Câu 4. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng?

A. NH4NO3.

B. NaOH.

C. NaCl.

D. HNO3.

Xem đáp án
Đáp án B

Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng?

Loại A vì NH4NO3 có môi trường axit do đó không làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng

B Đúng NaOH vì có môi trường kiềm làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng

C vì NaCl có môi trường trung tính do đó không làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng

Loại D vì HNO3 có môi trường axit do đó không làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng

Câu 5. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

A. Glyxin

B. axit axetic

C. alanin

D. metylamin

Xem đáp án
Đáp án D

Đáp án A loại vì CH2(NH2)-COOH pH = 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

Đáp án B loại vì CH3COOH pH < 7 nên không đổi màu phenolphtalein.

Đáp án C loại vì CH3CH(NH2)COOH pH = 7.

Đáp án D CH3NH2 pH > 7 nên làm phenolphtalein đổi màu hồng

Câu 6. Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch làm phenolphtalein chuyển màu hồng?

A. Na2O.

B. Al2O3.

C. SO3.

D. CuO.

Xem đáp án
Đáp án A

Để làm dung dịch phenolphtalein chuyển hồng thì phải là dung dịch có tính bazơ, mà trong các oxit trên chỉ có Na2O có khả năng tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm.

Phương trình hóa học

Na2O + H2O → 2NaOH (dd kiềm)

Câu 7. Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch làm phenolphtalein chuyển màu hồng?

A. K2O.

B. Al2O3.

C. SO3.

D. Fe2O3.

Xem đáp án
Đáp án A

Để làm dd phenolphtalein chuyển hồng thì phải là dung dịch có tính bazơ, mà trong các oxit trên chỉ có Na2O có khả năng tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm.

Phương trình hóa học

Na2O + H2O → 2NaOH (dd kiềm)

Câu 8. Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?

A. Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein

B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước

C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Xem đáp án
Đáp án B

B sai vì chỉ có bazo không tan mới bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước

Câu 9. Dãy các bazơ đều làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenolphtalein:

A. KOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, Zn(OH)2

B. NaOH, Al(OH)3, Ba(OH)2, Cu(OH)2

C. Ca(OH)2, KOH, Zn(OH)2, Fe(OH)2

D. NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

Xem đáp án
Đáp án D

Loại A vì Cu(OH)2, Zn(OH)2 là bazo không tan (chỉ có bazo tan mới làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenolphtalein)

Loại B vì Al(OH)3, Cu(OH)2 là bazo không tan (chỉ có bazo tan mới làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenolphtalein)

Lọa C. vì Zn(OH)2, Fe(OH)2 là bazo không tan (chỉ có bazo tan mới làm đổi màu quỳ tím và dung dịch phenolphtalein)

D Đúng.

Câu 10. Cho một mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch KOH. Thêm từ từ dung dịch H2SO4 vào cho đến dư ta thấy màu giấy quỳ:

A. Màu đỏ không thay đổi

B. Màu tím không thay đổi

C. Màu xanh không thay đổi

D. Màu xanh chuyển dần sang đỏ.

Xem đáp án
Đáp án D

Cho quỳ tím vào dung dịch KOH quỳ tím có màu xanh. Thêm từ từ dd H2SO4 đến dư ta thấy quỳ tím chuyển dần sang màu đỏ do có phản ứng:

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

Do đó dung dịch thu được chứa K2SO4H2SO4 dư ⟹ có môi trường axit nên làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 11. Cho các dung dịch sau: NH4NO3 (1), NaCl (2), Na2CO3 (3), CH3COOK (4), KHSO4 (5), K2S (6). Số dung dịch có khả năng làm đổi màu phenolphtalein là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Xem đáp án
Đáp án B

Dựa vào sự thủy phân của muối để tìm muối có khả năng làm đổi màu phenolphtalein (muối có môi trường kiềm)

(1) NH4NO3 → NH4+ + NO3-;

NH4+ + H2O ⇄ NH3 + H3O+

(2) NaCl → Na+ + Cl-

(3) Na2CO3 → 2Na++ CO32-;

CO32- + H2O ⇄ OH- + HCO3-

(4) CH3COOK → CH3COO- + K+;

CH3COO- + H2O ⇄ CH3COOH + OH-

(5) KHSO4 → K+ + HSO4-;

HSO4- ⇄ H+ + SO42-

(6) K2S → 2K+ + S2-;

S2- + H2O ⇄ HS- + OH-

Vậy các muối bị thủy phân tạo môi trường kiềm là K2CO3, CH3COONa, Na2S.

→ 3 dung dịch có khả năng làm đổi màu phenolphtalein.

Câu 12. Cho các phản ứng:

(1) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

(2) 2KOH + (NH4)2SO4 → K2SO4 + 2NH3 + 2H2O

(3) CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl

(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4

Các phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là

A. (2), (4).

B. (3), (4).

C. (2), (3).

D. (1), (2).

Xem đáp án
Đáp án A

Các phản ứng thuộc loại axit – bazơ là phản ứng có chất cho proton và chất nhận proton mà ko có sự thay đổi số oxi hóa

(2) 2KOH + (NH4)2SO4 → K2SO4 + 2NH3 + 2H2O

(4) 2NH3 + 2H2O + FeSO4 → Fe(OH)2 + (NH4)2SO4

Câu 13. Cho các chất: Cr, Fe2O3, Cr2O3, Al(OH)3, Zn, Al2O3, NaAlO2, AlCl3, Zn(OH)2, ZnSO4. Theo Bronsted, số chất có tính lưỡng tính là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 14.  Vì sao dung dịch của các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện ?

A. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.

B. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.

C. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.

D. Do phân tử của chúng dẫn được điện.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 15. Saccarozơ là chất không điện li vì :

A. Phân tử saccarozơ không có tính dẫn điện.

B. Phân tử saccarozơ không có khả năng phân li thành ion trong dung dịch.

C. Phân tử saccrozơ không có khả năng hiđrat hoá với dung môi nước.

D. Tất cả các lí do trên.

Xem đáp án
Đáp án D

Saccarozơ là chất không điện li vì :

Phân tử saccarozơ không có tính dẫn điện.

Phân tử saccarozơ không có khả năng phân li thành ion trong dung dịch.

Phân tử saccrozơ không có khả năng hiđrat hoá với dung môi nước.

Câu 14. Chất nào sau đây tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng chuyển màu quỳ tím sang màu đỏ?

A. amoniac

B. hiđrosunfua

C. metan

D. oxi

Xem đáp án
Đáp án B

Hiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu => có khả năng chuyển màu quỳ tím sang màu đỏ

Câu 15. Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh

A. CO2

B. P2O5

C. Na2O

D. MgO

Xem đáp án
Đáp án C

Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quì hóa xanh => oxit bazo

Câu 16. Cho các nhận định sau:

(1) Dung dịch HNO3 làm đỏ quỳ tím và làm phenolphtalein hóa hồng.

(2) Trong điều kiện thích hợp, khí amoniac phản ứng được các chất: HCl, O2, Cl2, NaOH.

(3) Trong phòng thí nghiệm, để làm khô khí NH3 người ta dùng CaO.

(4) Để điều chế N2 trong phòng thí nghiệm, người ta chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

(5) Dung dịch NH3 có tính chất bazơ yếu và tính oxi hóa.

(6) Nhiệt phân các muối NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3 đều thu được khí NH3.

Số nhận định không đúng là

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Xem đáp án
Đáp án D

Các phát biểu sai là (1), (2), (4), (5).

(1) sai vì HNO3không làm đổi màu phenolphtalein.

(2) sai vì Amoniac không phản ứng với NaOH vì 2 chất này đều là bazơ.

(4) sai vì Chưng cất phân đoạn không khí lỏng là phương pháp điều chế N2 trong công nghiệp.

(5) sai vì Trong NH3, N có số oxi hoá là -3 nên chỉ có tính khử, không có tính oxi hoá.

...............................

Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các mục Phương trình phản ứng Hóa học, Trắc nghiệm hóa học 11...

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan

Đánh giá bài viết
15 82.357
Sắp xếp theo

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm