Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dùng chất gì để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3?

Dùng chất gì để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Dùng chất gì để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3.

Trả lời:

- Dùng quỳ tím và AgNO3

- Khi cho quỳ tím vào các lọ ta thấy hiện tượng:

+ HCl, HNO3 cho màu đỏ (axit) (nhóm 1)

+ KCl, KNO3 không làm đổi màu (muối) (nhóm 2)

- Cho AgNO3 vào từng nhóm ta thấy

+ Nhóm 1: lọ cho kết tủa trắng là HCl (tủa AgCl)

+ Nhóm 2: lọ cho kết tủa trắng là KCl (tủa AgCl)

I. Giới thiệu chung về axit clohidric HCl

- Axit clohidric là một axit vô cơ mạnh được tạo thành từ 1 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử clo, tạo ra từ sự hòa tan của khí hydro clorua (HCl) trong nước.

- Hidro clorua HCl, là một chất khí không màu, mùi xốc, độc và nặng hơn không khí, tạo thành khói trắng khi tiếp xúc với hơi ẩm.

- Axit clohiđric HCl là chất lỏng không màu, thường lẫn clo hòa tan nên có màu vàng nhạt, dễ bay hơi, có tính ăn mòn cao . Dung dịch axit HCl không màu, HCl đậm đặc có nồng độ cao nhất là 40%, bốc khói trong không khí ẩm.

- Các tính chất vật lý của axit clohiđric như điểm sôi và điểm nóng chảy, mật độ, và pH phụ thuộc vào nồng độ mol của HCl trong dung dịch axit.

II. Tính chất vật lý

- HCl có tên gọi là axit clohydric, là chất khí, không màu, mùi xốc tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh HCl; Nặng hơn không khí.

+ Ở dạng lỏng axit HCl không màu, dễ bay hơi. HCl ở nồng độ đậm đặc nhất là 40%.

+ Ở dạng đậm đặc axit này có thể tạo thành các sương mù axit, có khả năng ăn mòn các mô con người, gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, da và ruột.

III. Tính chất hoá học của axit clohidric HCl

- Dung dịch HCl là một axit mạnh, nên chúng có đầy đủ các tính chất hóa học như:

+ Làm đổi màu quỳ tím: Khi cho quỳ tím vào dung dịch HCl ta thấy hiện tượng giấy quỳ tím hóa sang đỏ

+ Tác dụng với kim loại đứng trước H: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

+ Tác dụng với oxit kim loại: 6HCl + Al2O3 →2AlCl3 + 3H2O

+ Tác dụng với bazơ: 3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O

+ Tác dụng với muối: AgNO3 + 2HCl → AgCl↓ + HNO3

+ Tác dụng với hợp chất có tính oxi hóa: 6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O

IV. Cách điều chế HCl

Trong phòng thí nghiệm:

- HCl được điều chế bằng phương pháp axit sulfuric có thể nồng độ lên đến 40% với phương trình điều chế sau:

NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl (< 250oC)

2NaCl rắn + H2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HCl (> 400oC)

Trong công nghiệp:

- Điều chế HCl bằng phương pháp tổng hợp

- HCl trong công nghiệp thường được điều chế ở nồng độ phần trăm là 32 - 34 % bằng phương pháp tổng hợp với phương trình điều chế sau:

H2 + Cl2 → 2HCl (đun nóng)

V. HCl không tác dụng với chất nào?

- Hóa chất HCl không phản ứng với các chất dưới đây:

+ Các kim loại đứng sau H trong bảng tuần hoàn như Cu, Ag, Au,….

+ Các loại muối không tan: muối gốc CO3 và PO4 nhưng trừ K2CO3 và Na2CO3, K3PO4 và Na3PO4

+ Không tác dụng với tất cả các axit

+ Không tác dụng được với phi kim

+ Không tác dụng được với oxit kim loại

+ Không tác dụng được với oxit phi kim.

VI. Ứng dụng HCl

- Sử dụng để xử lý các vấn đề thường gặp trong nước bể bơi như mất cân bằng nồng độ pH, nước bị vẩn đục, nhiều vi khuẩn gây hại.

- Tẩy gỉ thép; sản xuất hợp chất hữu cơ như vinyl clorua và diclorometan, PVC hoặc than hoạt tính.

- Kiểm soát và trung hòa pH, điều chỉnh tính bazo trong dung dịch.

- Để sản xuất các hợp chất vô cơ theo phản ứng axit – bazo, ứng dụng trọng quá trình xử lý nước thải, kẽm clorua cho công nghiệp mạ và sản xuất pin.

- Xử lý da, vệ sinh nhà cửa, và xây dựng nhà.

- Một số phản ứng hóa học liên quan đến axit HCl được ứng dụng trong sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm như aspartame, fructose, axit citric, lysine…

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Dùng chất gì để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chang
    chang

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 23/10/22
    • Bơ

      😝😝😝😝😝

      Thích Phản hồi 23/10/22
      • Gấu Đi Bộ
        Gấu Đi Bộ

        💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 23/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm