Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là

Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là

  1. Thủy phân
  2. Đốt thử
  3. Cắt
  4. Ngửi

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Đốt thử

Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là đốt thử. Nếu là da thật sẽ có mùi khét còn da giả bằng PVC thì không có mùi khét.

I. Các khái niệm

Da thật là gì?

Da thật hay còn gọi là da thuộc, các sản phẩm bằng da thật thường được ghi real leather, genuine leather, cow hide (da bò), 100% leather... Các loại da thường được sử dụng là da trâu, da bò (giày dép, ví, thắt lưng, áo...), da heo (ví) và da cừu (áo khoác, găng tay), ngoài ra còn các loại da bò non, da dê, da ngựa, da đà điểu da cá sấu thường dùng cho các sản phẩm cao cấp.

- Các loại da này phải qua một quá trình xử lý gọi là thuộc da. Quá trình này để da không bị mục theo thời gian và làm bóng da để da đẹp hơn.

- Trước khi làm ra thành phẩm da còn được phủ một lớp sơn để tạo độ bóng và màu sắc. Một số loại thắt lưng vẫn giữ nguyên lớp da thô để ta có thể thấy được các sợi xơ của da, tiêu biểu là các loại da bò nguyên miếng được bán trên mạng rất nhiều hiện nay. Các mảnh da mẫu kèm theo các sản phẩm da thật cũng được để thô.

Simili là gì?

Simili là tên gọi chung cho các sản phẩm giả da hiện nay, ngoài ra còn có các tên khác như faux leather, pleather... "Da Pu" cũng là một loại simili.

- Simili được làm từ một tấm vải lót, thường được dệt kim bằng sợi polyester, sau đó sẽ được nhuộm lên từ một đến hai lớp nhựa PVC để tạo liên kết giữa tấm vải và lớp nhựa. Tiếp theo tấm liên kết này sẽ được đưa qua công đoạn định hình để tạo vân trên mặt sản phẩm. Cuối cùng, simili sẽ được đi xử lý bề mặt, nhuộm màu giúp cho sản phẩm đẹp hơn và trơn láng hơn.

- Cho dù bề mặt có vân da nhưng simili vẫn là sản phẩm từ nhựa PVC, có mùi và độ bóng đặc trưng của nhựa nên ta có thể dễ dàng phân biệt được với da thật.

- Simili cứng, khó lau chùi nên thường được dùng để làm các sản phẩm giá rẻ. Một loại simili cao cấp hơn, khó phát hiện hơn đó là da pu.

Da Pu là gì?

Còn có tên gọi là nhựa tổng hợp, da nhựa mềm, da nhựa dẻo... da Pu là simili được phủ lên một lớp nhựa Polyurethane (PU). Do có tính chất của nhựa Pu nên da Pu mềm gần như da thật, dễ lau chùi và có độ bền cao hơn simili thông thường.

- Da Pu khá tốt nên được sử dụng nhiều để làm ví, túi xách, giày dép.Sản phẩm từ da Pu tương đối dễ bảo quản hơn và có giá thành rẻ hơn da thật.

- Cho dù giống da thật đến thế nào thì da Pu vẫn có độ bền và giá sản xuất thua xa da thật.

- Da pu rất dẻo và khi kéo bạn sẽ có cảm giác hơi giãn ra gần giống như kéo thun.

- Da pu là một chất liệu tốt, dễ bảo quản và có độ bền tương đối cao. Da pu hiện nay được sử dụng khá nhiều cho các sản phẩm thời trang để thay da thật. Các sản phẩm từ da pu đẹp và giá thành chỉ bằng khoản một nửa da thật.

II. Cách nhận biết chất liệu giả da Simili với da thật

Bề mặt trong là tấm vải lót có các sợi vải. Cũng như pu, simili, cao su…… là hợp chất nên được ký hiệu bằng hình thoi.

- Nhận biết bằng tay: Da thật có độ đàn hồi cực tốt, dùng tay ấn mạnh vào da nếu là da thật nó sẽ bật trở lại như lúc ban đầu trong thời gian ngắn, còn giả da simili có thể bị lõm hằn sâu hay có thể bị gãy.

- Nhận biết bằng mùi hương: Da thật thường có mùi ngai ngái còn với chất liệu giả da simili có mùi gắt hơn, mùi khó chịu của nillon hay hóa chất.

- Nhận biết bằng lửa: Bạn đừng nghĩ nếu là da thật đốt nó sẽ không cháy đâu nhé! Dùng lửa đốt nếu da thật nó bị cháy xém và có mùi khét như mùi giống thịt nướng còn giả da khi cháy sẽ vón cục như giống đốt túi nilon do có hợp chất công nghiệp.

- Màu sắc: Các chất liệu da thật thường ít màu, màu tối, sẫm, còn da giả thường đa dạng màu sắc, tươi sáng và bóng hơn.

- Nhận biết với nước: Đổ nước lên bề mặt da nếu da thật sẽ có các lỗ chân lông và nước sẽ thấm một phần vào da, còn da giả có chứa các hóa chất hay nilon nước sẻ bị chảy xuống.

- Nhận biết bằng mắt: Thông thường các sản phẩm từ da thật có vân vân trên bề mặt và các vết lồi lõm, có thể dùng kính lúp để nhìn sẽ thấy các lỗ chân lông nhỏ

III. Ưu, nhược điểm của da Simili

Ưu điểm da simili

- Giá thành thấp

- Một trong những điểm mạnh của loại giả da này là chống thấm nước hiệu quả, chình vì đặc điểm này nên giả da simili dễ dàng lau chùi

- Dễ dàng tạo ra nhiều kiểu dáng và mẫu mã từ simili, đổi màu theo ý muốn không phụ thuộc vào màu sắc tự nhiên như da thật

- Công nghệ làm simili ngày càng phát triển nên các sản phẩm tạo ra thường đảm bảo chất lượng

Nhược điểm da simili

- Tất nhiên chất lượng không bằng chất liệu bằng da thật, tuổi thọ kém hơn, cảm giác không bằng da thật, nên khi sản xuất các sản phẩm sẽ mau bị hư hơn.

- Việc sản xuất gây ảnh hưởng tới môi trường, nếu không sản xuất theo dây chuyền hiện đại, an toàn sẽ gây nên những phản ứng trên da.

IV. Quy trình sản xuất da Simili

Mỹ và Trung Quốc là đang hai quốc gia sản xuất vật liệu giả da simili lớn nhất trên thế giới hiện nay. Mức giá trung bình cho một cuộn vải giả da simili dao động trong khoảng $10 - $20. Mỗi công ty sản xuất sẽ có những công thức, cách thức sản xuất riêng. Tuy nhiên họ vẫn đảm bảo thực hiện 4 công đoạn cơ bản trong quy trình sản xuất simili. Bao gồm:

- Công đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Chất liệu làm ra simili là từ sợi polyester hoặc bông được dệt thành những tấm vải lót để làm nền. Ngày nay, người ta thường nhập các tấm vải lót được dệt từ sợi polyester hoặc bông, thay vì từ sản xuất.

- Công đoạn 2: Tạo ra lớp nhựa PVC

Lớp nhựa PVC có tác dụng để tráng bề mặt và kết dính lớp vải lót lại. Người ta tạo ra nhựa PVC từ dầu mỏ và muối.

- Công đoạn 3: Tráng lớp nhựa PVC

+ Sau đó người ta ghép các tấm vải này lại với nhau, tráng thêm 1 - 2 lớp nhựa PVC. Do vậy, simili còn có tên là Polyvinyl choride (PVC) hay PVC giả da. Lớp nhựa PVC sẽ tạo độ kết dính cho vải với nhựa. Tiếp theo là bước định hình tạo các đường vân trên mặt da và xử lý bề mặt trơn hơn, bớt sần sùi bởi vải thừa.

+ Cuối cùng là bước nhuộm màu để tạo ra các tấm simili nhiều màu đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng.

- Công đoạn 4: Cắt các tấm vải simili thành khổ và phân loại theo nhóm

Sau khi hoàn tất việc sản xuất các tấm vải simili thì người ta sẽ cắt thành từng khổ và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp.

V. Ứng dụng của Simili

Với chất lượng tốt, giá thành rẻ nên chất liệu giả da simili đã được ứng dụng nhiều vào trong đời sống. Nội thất và thời trang là hai lĩnh vực nổi bật trong việc sử dụng vải giả da simili.

Ứng dụng simili trong nội thất

Vải giả da simili được sử dụng nhiều để làm các vật dụng như ghế sofa, ghế massage, giường ngủ. Với chất liệu da mềm, dễ làm sạch, giá thành rẻ, nhiều màu sắc, nên các sản phẩm nội thất làm từ simili đang được lựa chọn nhiều hiện nay. Đặc biệt với dòng simili cao cấp là PU.

- Sofa bọc simili

Ghế sofa bọc simili có giá thành rẻ hơn da thật nhưng xét về chất lượng thì không hề thua kém. Với bảng màu đa dạng, nên người ta làm ra được nhiều mẫu sofa với nhiều màu sắc từ vải giả da simili. Điều này da thật khó mà làm được.

- Ghế bọc simili

Ngoài sofa thì có có một dạng ghế khác cũng ứng dụng vải simili đó là các ghế rời. Các loại ghế này thường được sử dụng ở quán cafe hoặc văn phòng, vừa mang lại cảm giác trang trọng mà chi phí được giảm hơn so với ghế làm bằng da thật.

- Giường ngủ bọc simili

Giường da PU có độ mềm mại vừa phải, với các góc bo đầu đảm bảo an toàn, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ.

- Ghế massage bọc simili

Ngày nay người ta còn ứng dụng vải giả da vào làm ghế massage. Bởi vì chất liệu simili có độ bền tốt, dễ vệ sinh, và độ mềm vừa phải nên có thể chịu lực từ bên trong máy. Hơn nữa, với giá thành vật liệu simili rẻ sẽ phần nào giảm chi phí sản xuất ghế. Nhờ đó mà giá thành sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu nhiều khách hàng hơn.

Ứng dụng của simili trong thời trang

Thời trang cũng là một lĩnh vực sử dụng nhiều đến vật liệu giả da simili. Các tín đồ thời trang yêu thích chất liệu da đang chuyển hướng sang sử dụng sản phẩm simili thay thế. Bởi vì chất liệu simili có bảng màu đa dạng có thể sản xuất được nhiều sản phẩm phù hợp với nhiều phong cách, giá thành lại phải chăng hơn da thật.

Ứng dụng của simili trong sản xuất sổ tay

Một ứng dụng khác khá phổ biến của simili đó là làm bìa các cuốn sổ tay. Không chỉ bảo vệ tốt cho giấy bên trong, mà sổ tay simili còn mang tới sự lịch sự, sang trọng cho người sử dụng.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 23/10/22
    • Bé Gạo
      Bé Gạo

      👍👍👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 23/10/22
      • Phan Thị Nương
        Phan Thị Nương

        💯💯💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 23/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm