Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phản ứng Cr2O3 + NaOH loãng có xảy ra không?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Phản ứng Cr2O3 + NaOH loãng có xảy ra không? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Phản ứng Cr2O3 + NaOH loãng có xảy ra không?

Trả lời

Phản ứng giữa Cr2O3 + Naoh loãng không xảy ra vì Cr2O3 + Naoh ở dạng kiềm đặc.

*Giải thích:

Phản ứng hóa học:

Cr2O3 + 2NaOH (đặc) → 2NaCrO2 + H2O

Điều kiện phản ứng

- Điều kiện khá: Khi nấu kết.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho oxit Cr2O3 vào ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch NaOH đặc vào .

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Chất rắn màu lục thẫm Dicromtrioxit (Cr2O3) tan dần trong dung dịch

Bạn có biết

- Cr2O3 là oxit lưỡng tính có thể tác dụng được với axit và kiềm đặc.

I. Khái niệm về hợp chất crôm Cr2O3

Cr2O3 là hợp chất bền nhất của crom, là một oxit lưỡng tính nhưng tính axit yếu.

Hợp chất crôm Cr2O3 lưỡng tính là dạng ôxít bền vững duy nhất của crôm trong khoảng nhiệt độ đến 1200°C (sau đó nó sẽ bắt đầu hoá hơi một phần).

Chất này lấy từ nguồn ôxít crôm tự nhiên hoặc kali đicrômat.

II. Các tính chất của hợp chất Cr2O3

1. Tính chất vật lý:

– Là một ôxít của crôm. Nó có phân tử gam 152 g/mol, nhiệt độ nóng chảy 2265°C.

– Ngoại quan: dạng bột màu xanh

– Ôxít crôm lưỡng tính là dạng ôxít bền vững duy nhất của crôm trong khoảng nhiệt độ đến 1200°C (sau đó nó sẽ bắt đầu hoá hơi một phần). Chất này lấy từ nguồn ôxít crôm tự nhiên hoặc kali đicrômat.

– Mật độ: 5,22 g/cm³

– Khối lượng phân tử: 151,99 g/mol

– Điểm sôi: 4.000°

2. Tính chất hóa học:

– Cr2O3 là oxit bền nhất của Crom, là một oxit lưỡng tính tương tự như Al2O3 nhưng tính axit yếu hơn.

– Cr2O3 chỉ tan trong axit và kiềm đặc ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ thường, Cr2O3 không tan được trong dung dịch NaOH loãng. Tính lưỡng tính của Cr2O3 chỉ thể hiện khi nấu cháy với kiềm hay kali hidrosunfat:

Cr2O3 + 2KOH⇌ 2KCrO2 + H2O

Cr2O3 + 6KHSO4 ⇌Cr2(SO4)3 + 3K2SO4

– Là một Oxit lưỡng tính mạnh

+ Ôxít crôm (III) là 1 oxit bazơ khi tác dụng với axit đặc, to: Cr2O3 + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2O

+ Ôxít crôm (III) là 1 Oxit axit khi tác dụng với kiềm đặc, to: Cr2O3 + NaOH = NaCrO2 + H2O

Lưu ý: Cr2O3 chỉ tác dụng với NaOH đặc nóng. Dung dịch NaOH loãng không tác dụng với Cr2O3

III. Ứng dụng của hợp chất Cr2O3

- Cr2O3 được dùng là chất tạo màu trong vật liệu gốm nhóm tạo màu. Nó luôn cho màu xanh lục đặc trưng dù nung chậm hay nhanh, môi trường lò oxi hóa hay khử. Tuy nhiên nó cho men màu xanh mờ và nhạt. Nếu có CaO, màu xanh có thể chuyển sang màu xanh cỏ.

- Crom (III) oxit được sử dụng trong hầu hết mọi loại vết màu đen oxi hóa. Nó có thể chiếm đến 40% trong hệ Cr-Co-Fe và 65% trong hệ Cu-Cr.

IV. Cách sản xuất và điều chế hợp chất Cr2O3

Trong phòng thí nghiệm:

(NH4)2Cr2O7 –t°--> Cr2O3 + N2 + 4H2O;

Trong công nghiệp:

Khử K2Cr2O7 bằng cacbon hay lưu huỳnh:

2K2Cr2O7 + 3C —-> 2Cr2O3 + 2K2CO3 + CO2;

K2Cr2O7 + S —-> Cr2O3 + K2SO4;

Nhiệt phân Cr(OH)3 và (NH4)2Cr2O7 :

2Cr(OH)3 → Cr2O3 + 3H2O

(NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + NH3 + H2O

V. Một số hợp chất khác của crom

Ngoài hợp chất đã tìm hiểu ở trên của crom là hợp chất đến từ hóa trị (III) thì vẫn còn tồn tại một vài hợp chất mà crom nằm ở hóa trị (II) như

CrO – Là một oxit bazơ.

CrO + 2HCl --> CrCl + H2O

CrO + H2SO4 --> CrSO4 + H2O

CrO có tính khử, trong không khí CrO dễ bị oxi hóa thành Cr2O3.

Cr(OH)2 – Là chất rắn, màu vàng.

Cr(OH)2 có tính khử, trong không khí oxi hóa thành Cr(OH)3

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O --> 4Cr(OH)3

Cr(OH)2 là một bazơ.

Cr(OH)2+ 2HCl --> CrCl + 2H2O

Muối crom (II) – Có tính khử mạnh.

2CrCl + Cl --> 2CrCl3

VI. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo dung dịch chứa H2CrO4và H2Cr2O7.
  2. Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
  3. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tác dụng được với dung dịch NaOH loãng và dung dịch HCl loãng.
  4. Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được oxit crom (III).

Hướng dẫn giải

Đáp án C

  1. Đúng, CrO3là oxit axit khi tác dụng với nước tạo dung dịch chứa 2 axit H2CrO4và H2Cr2O7.
  2. Đúng, Trong các hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3 và +6.
  3. Sai, Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tác dụng được với dung dịch HCl loãng nhưng không tan trong NaOH loãng, chỉ tác dụng với NaOH đặc nóng hoặc nóng chảy.
  4. Đúng, Đốt cháy crom trong lượng oxi dư, thu được Cr2O3.

Ví dụ 2: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Cr2O3, (NH4)2CO3, K2HPO4. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

  1. 4
  2. 5
  3. 6
  4. 7

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là: Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Cr2O3, (NH4)2CO3, K2HPO4.

Ví dụ 3: Chất rắn X màu lục, tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và brom được dung dịch màu vàng, cho H2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn X

  1. Cr2O3.
  2. CrO
  3. Cr2O
  4. Cr

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Cr2O3 + HCl → CrCl3 + H2O

CrCl3 + NaOH + Br2 → Na2CrO4 + NaBr + H2O

CrO42- + H+ → Cr2O72- + H2O

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phản ứng Cr2O3 + NaOH loãng có xảy ra không? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bắp
    Bắp

    👍👍👍👍👍

    Thích Phản hồi 26/10/22
    • Bạch Dương
      Bạch Dương

      💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 26/10/22
      • Hai lúa
        Hai lúa

        😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 26/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm