Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Các bazơ yếu thường gặp

Các bazơ yếu thường gặp được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Các bazơ yếu thường gặp là

Lời giải:

- Nhôm Hydroxit - Al(OH)3

- Sắt(III) Hidroxit - Fe(OH)3

- Đồng hiđroxit Cu(OH)2

- Crom (II) hiđroxit Cr(OH)2

1. Định nghĩa Bazơ

- Bazơ là hợp chất hóa học mà phân tử của nó bao gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH), trong đó hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit.

- Ngoài ra, ta có thể hình dung bazơ chính là chất mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có pH lớn hơn 7.

- Mẹo nhận biết: Trong công thức của bazơ, luôn có 1 hoặc nhiều nhóm OH liên kết với ion kim loại.

- Các dung dịch bazơ có một số tính chất như: làm quỳ tím hoá xanh, tác dụng với axit, oxit axit, dung dịch muối.

2. Công thức của BAZƠ là gì?

- Bazơ có công thức hóa học tổng quát sau đây: M(OH)n

Trong đó:

- M là một kim loại

- n là Hóa trị của kim loại.

Ví dụ:

- CTHH của bazơ Natrihidroxit là NaOH

- CTHH của bazơ Sắt (III) hidroxit là H2CO3

- CTHH của bazơ kali hidroxit là KOH

3. Cách đọc tên bazơ như thế nào?

- Bazơ được gọi tên theo trình tự:

- Tên bazơ = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) +hidroxit

Ví dụ:

- NaOH được đọc là natri hidroxit

- Ca(OH)2 được đọc là canxi hidroxit

- Cu(OH)2 được đọc là đồng (II) hidroxit

- Fe(OH)2 được đọc là sắt (II) hidroxit.

4. Cách phân biệt và xác định Bazơ mạnh, Bazơ yếu?

a) So sánh định tính tính bazơ của các bazơ

- Nguyên tắc chung: khả năng nhận H+ càng lớn thì tính bazơ càng mạnh.

- Với oxit, hiđroxit của các kim loại trong cùng một chu kì: tính bazơ giảm dần từ trái sang phải.

NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3 và Na2O > MgO > Al2O3

- Với các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A: tính bazơ của oxit, hidroxit tăng dần từ trên xuống dưới.

LiOH < NaOH < KOH < RbOH

- Với amin và amoniac: Gốc R đẩy e làm tăng tính bazơ ngược lại gốc R hút e làm giảm tính bazơ.

(C6H5)3N < (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH

- Trong một phản ứng bazơ mạnh đẩy bazơ yếu khỏi muối.

- Axit càng mạnh thì bazơ liên hợp càng yếu và ngược lại.

b) So sánh định lượng tính bazơ của các bazơ

- Với bazơ B trong nước có phương trình phân ly là:

- KB chỉ phụ thuộc bản chất bazơ và nhiệt độ. Giá trị KB càng lớn thì bazơ càng mạnh.

5. Các bazơ yếu thường gặp

Nhôm Hydroxit - Al(OH)3

- Được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng khoáng chất, Al(OH)3 hay Nhôm Hydroxit đến nay đã có nhiều sự thay đổi về mặt tính chất hóa học. Nhắc đến Nhôm Hydroxit, các nhà hóa học thường gọi nó với cái tên "hợp chất mơ hồ". Nói như vậy bởi đặc tính hóa học của hợp chất này là lưỡng tính.

- Về tính chất vật lý: Al(OH)3 là một loại hợp chất hóa học dạng rắn, không tan được trong nước (ở bất cứ điều kiện nhiệt độ nào).

- Về tính chất hóa học: Có tất cả 2 tính chất hóa học quan trọng của Al(OH)3: kém bền với nhiệt độ và là một Hydroxit lưỡng tính. Đối với tính chất kém bền nhiệt, để minh chứng được tính chất này thì bạn hãy đun nóng Al(OH)3, sau khi đun nóng bạn sẽ thấy hiện tượng chất này phân hủy thành Al2O3. Còn đối với tính chất lưỡng tính minh chứng rõ rệt nhất đó chính là Al(OH)3 có thể kết hợp mạnh được với axit và các dung dịch kiềm mạnh.

- Đa phần Nhôm Hydroxit sẽ được dùng trong việc sản xuất các loại nguyên liệu hợp chất nhôm khác như: nhôm Sunfat, Polyaluminium clorua, zeolit, natri aluminat, nhôm kích hoạt hay như nhôm Nitrat.

Sắt(III) Hidroxit - Fe(OH)3

- Fe(OH)3 là một hidroxit tạo bởi Fe3+ và có nhóm OH. Hợp chất này tồn tại ở trạng thái rắn và có màu nâu đỏ.

- Fe(OH)3 có tên gọi là Sắt(III) Hidroxit và Ferric Hydroxit. Ngoài ra Sắt(III) Hidroxit còn được gọi với tên gọi khác là Sắt oxit vàng hoặc Pigment Yellow 42. Sắt(III) hidroxit cũng là một dạng trihydrat của hợp chất sắt(III) oxit, Fe2O3.3H2O.

- Màu của Ferric Hydroxit dao động từ màu vàng qua màu nâu sẫm đến màu đen, phụ thuộc vào mức độ hydrat hóa, kích thước hạt, hình dạng, và cấu trúc của tinh thể.

Đồng hiđroxit Cu(OH)2

- Đồng(II) hiđrôxit là một hợp chất có công thức hóa học là Cu(OH)2. Nó là một chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit, amoniac đặc và chỉ tan trong dung dịch NaOH 40% khi đun nóng.

- Dung dịch đồng(II) hiđroxit trong amoniac, có khả năng hòa tan xenlulozo. Tính chất này khiến dung dịch này được dùng trong quá trình sản xuất rayon,.

- Được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thủy sinh vì khả năng tiêu diệt các ký sinh bên ngoài trên cá, bao gồm sán, cá biển, mà không giết chết cá.

Crom (II) hiđroxit Cr(OH)2

- Crom (II) hiđroxit là hợp chất hóa học có công thức Cr(OH)2 được tạo bởi cation Cr2+ và nhóm OH-, là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước.

- Cr(OH)2 có tính khử, trong không khí oxi hóa thành Cr(OH)3

- Điều chế Cr(OH)2 bằng cách cho muối Cr2+ tác dụng với các dung dịch bazơ (trong điều kiện không có không khí) theo phương trình ion rút gọn sau:

Cr2+ + 2OH- → Cr(OH)2

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Các bazơ yếu thường gặp. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Heo
    Bé Heo

    💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 17/10/22
    • Tiểu Thư
      Tiểu Thư

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 17/10/22
      • Ngọc Mỹ Nguyễn
        Ngọc Mỹ Nguyễn

        🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 17/10/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm