Khái niệm Axit
Khái niệm Axit được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Khái niệm Axit
1. Định nghĩa về Axit là gì?
- Axit là một hợp chất hóa học có công thức HxA, có vị chua và tan được trong nước để tạo ra dung dịch có nồng độ pH < 7. Độ pH càng lớn thì tính axit càng yếu và ngược lại. (ví dụ -Cl, =SO4, -NO3).
- Hay một định nghĩa tương tự đó là Axit là một hợp chất hóa học mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo được dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7.
2. Công thức của Axit là gì?
Công thức tổng quát có dạng như sau
- HxA
- Với x là chỉ số của nguyên tử H
- A là gốc Axit
Ví dụ:
- CTHH của axit clohidric: HCl
- CTHH của axit cacbonic: H2CO3
- CTHH của axit photphoric: H3PO4
3. Phân loại và cách đọc tên Axit
Axit được phân loại dự vào một số tiêu chí như sau:
3.1. Dựa vào tính chất hóa học của axit
- Axit mạnh: Axit clohydric HCl, axit sulfuric H2SO4, axit nitric HNO3,…
- Axit yếu: Hydro sunfua H2S, axit cacbonic H2CO3,…
3.2. Dựa vào nguyên tử oxy
- Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF…
- Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3…
3.3. Phân loại khác
- Axit vô cơ: HCl, H2SO4, HNO3,…
- Axit hữu cơ – RCOOH: CH3COOH, HCOOH,…
4. Tính chất vật lý của Axit
- Mùi vị: Có vị chua khi hòa tan trong nước
- Độ dẫn điện: Là các chất điện li nên có khả năng dẫn điện.
5. Tính chất hóa học của Axit
Axit làm đổi màu giấy quì tím:
- Tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng hydro. Đối với axit sulfuric và axit nitric đặc nóng có thể tác dụng với hầu hết các kim loại, tạo khí lưu huỳnh dioxit SO2(H2SO4) hoặc nito dioxit NO2(HNO3)
HCl + Fe -> FeCl2 + H2
2Fe + 6H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2
- Tác dụng với bazo tạo thành muối và nước
Cu(OH)2 + H2SO4 -> CuSO4 + 2H2O
- Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối + nước
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2
FeO + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
- Tác dụng với muối tạo muối mới và axit mới
6. Cách xác định độ mạnh, yếu của axit
Cách xác định axit mạnh, axit yếu
a) So sánh định tính tính axit của các axit
- Nguyên tắc chung: Nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh.
- Đối với các axit có oxi của cùng một nguyên tố: càng nhiều O tính axit càng mạnh.
HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4
- Đối với axit của các nguyên tố trong cùng chu kì: nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng mạnh thì tính axit của axit càng mạnh (các nguyên tố đều ở mức hóa trị cao nhất).
H3PO4 < H2SO4 < HClO4
- Đối với axit của các nguyên tố trong cùng một nhóm A thì:
+ Axit không có oxi: tính axit tăng dần từ trên xuống dưới:
HF < HCl < HBr < HI (do bán kính ion X- tăng)
+ Axit có O: tính axit giảm dần từ trên xuống dưới:
HClO4 > HBrO4 > HIO4 (do độ âm điện của X giảm dần)
- Với các axit hữu cơ RCOOH: (nguyên tử H được coi không có khả năng hút hoặc đẩy e)
+ Nếu gốc R no (đẩy e) làm giảm tính axit. Gốc R no càng nhiều nguyên tử C thì khả năng đẩy e càng mạnh:
HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH.
+ Nếu gốc R hút e (không no, thơm hoặc có halogen...) sẽ làm tăng tính axit.
* Xét với gốc R có chứa nguyên tử halogen:
+ Halogen có độ âm điện càng lớn thì tính axit càng mạnh:
CH2FCOOH > CH2ClCOOH > CH2BrCOOH > CH2ICOOH > CH3COOH
+ Gốc R có chứa càng nhiều nguyên tử halogen thì tính axit càng mạnh:
Cl3CCOOH > Cl2CHCOOH > ClCH2COOH > CH3COOH
+ Nguyên tử halogen càng nằm gần nhóm COOH thì tính axit càng mạnh:
CH3CH2CHClCOOH>CH3CHClCH2COOH>CH2ClCH2CH2COOH>CH3CH2CH2COOH
- Với một cặp axit/bazơ liên hợp: tính axit càng mạnh thì bazơ liên hợp của nó càng yếu và ngược lại.
- Với một phản ứng: axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trường hợp trừ một số đặc biệt).
b) So sánh định lượng tính axit của các axit
- Với axit HX trong nước có cân bằng:
HX ↔ H+ + X- ta có hằng số phân ly axit: KA
- KA chỉ phụ thuộc nhiệt độ, bản chất của axit. Giá trị của KA càng lớn tính axit của axit càng mạnh.
7. Ứng dụng của axit trong đời sống
Axit trong thực tế có khá nhiều ứng dụng như:
Trong công nghiệp:
- Thường được sử dụng để loại bỏ sự gỉ sắt và sự ăn mòn khác từ kim loại trong quá trình được gọi là tẩy.
- Chúng có thể được sử dụng như một chất điện phân trong pin, chẳng hạn như axit sulfuric trong pin xe hơi.
- Axit nitric phản ứng với ammonia để tạo ra amoni nitrat, một phân bón. Ngoài ra, các axit cacboxylic có thể được este hóa với rượu cồn, để tạo ra este.
Trong công nghiệp chế biến: Axit được sử dụng làm chất phụ gia cho đồ uống và thực phẩm, vì chúng làm thay đổi khẩu vị và phục vụ như chất bảo quản.
Trong dược học: Một số axit được sử dụng làm thuốc. Axit acetylsalicylic (Aspirin) được sử dụng như một thuốc giảm đau và làm giảm cơn sốt. Axit đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người.
Đối với cơ thể con người:
- Axit clohiđric có trong dạ dày giúp tiêu hóa bằng cách phá vỡ các phân tử thức ăn lớn và phức tạp.
- Amino axit được yêu cầu để tổng hợp các protein cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa các mô cơ thể.
- Axit béo cũng cần cho sự phát triển và sửa chữa các mô của cơ thể. Các axit nucleic rất quan trọng cho việc sản xuất DNA và RNA và chuyển các đặc tính sang con lai qua gen. Axit cacbon rất quan trọng để duy trì độ cân bằng pH trong cơ thể.
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Khái niệm Axit. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11