Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương trình ion rút gọn FeS + HCl

Phương trình ion rút gọn FeS + HCl được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết phương trình phân tử của phản ứng cũng như phương trình ion FeS tác dụng HCl. Hy vọng qua tài liệu giúp bạn học sinh hoàn thành tốt. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Viết phương trình ion rút gọn FeS + HCl

Nhỏ dung dịch FeS vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl sẽ tạo thành phương trình phản ứng.

FeS (r) + 2HCl → FeCl2 + H2S

Phương trình ion thu gọn:

FeS (r) + 2H+ → Fe2+ + H2S

>> Nội dung bài tập chính là Bài 5 trang 20 sgk hóa 11

Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng sau: 

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2

(2) CuSO4 + Ba(NO3)2

(3) Fe3O4 + HCl

(4) BaCl2 + Na2SO4

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2

Đáp án hướng dẫn giải 

1) (NH4)2SO4 + BaCl2 → 2NH4Cl + BaSO4

Ba2+ + SO42−→ BaSO4

2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → Cu(NO3)2 + BaSO4

Ba2+ + SO42−→ BaSO4

3) Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

Fe3O4 + 8H+ → Fe2+ + 2Fe3+ + 4H2O

4) BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

Ba2+ + SO42−→ BaSO4

5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → 2NH3 + 2H2O + BaSO4

2NH4+ + Ba2+ + SO42− + 2OH → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Bài tập câu hỏi tự luận

Câu 1. Viết phương trình dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:

a) Fe2(SO4)3 + KOH

b) Ba(HCO3)2 + HCl

c) Cu(OH)2 rắn + H2SO4

Hướng dẫn giải chi tiết

a) Fe2(SO4)3 + 6 KOH → 2Fe(OH)3 + 3K2SO4

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

b) Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2

HCO3- + H+ → H2O + CO2

c) Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Phương trình ion: H+ + OH- → H2O là phương trình ion thu gọn của phản ứng hoá học :

a) HCl + NaOH → NaCl + H2O

b). NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

c) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → 2BaCO3 + 2H2O

d) 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O

Hướng dẫn giải chi tiết

HCl + NaOH → NaCl + H2O

PT ion: H+ + Cl- + Na+ + Cl- → Na+ + Cl- + H2O

PT ion rút gọn: H+ + OH- → H2O

Câu 2. Cho 13,4 gam hỗn hợp A gồm CaCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl vừa đủ, thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và dung dịch B chứa m gam muối clorua. Tính khối lượng m gam muối clorua.

Hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình trao đổi ion

2H+ + CO32- → CO2 + H2O

nCl- = nH+ = 2nCO2 = 0,15 mol

m = mX – mCO32- + mCl- = 13,4  – 0,15.60 + 0,3.35,5 = 15,05 gam

Câu 3. Hòa tan một hỗn hợp 7,2 gam gồm hai muối sunfat của kim loại A và B vào nước được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X môt lượng vừa đủ BaCl2 đã kết tủa ion SO42-, thu được 11,65 gam BaSO4 và dung dịch Y. Tìm tổng khối lượng hai muối clorua trong dung dịch Y.

Hướng dẫn giải chi tiết

M2(SO4)n + nBaCl2 → 2MCln + nBaSO4

⇒ nBaSO4 = 0,05 mol = nBaCl2

Theo bảo toàn khối lượng: mM2(SO4)n + mBaCl2 = mMCln + mBaSO4

⇒ mMCln = 5,95g

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Trộn lẫn 50 ml dung dịch HCl 0,12M với 50 ml dung dịch NaOH 0,1M .Vậy pH của dung dịch thu được bằng bao nhiêu?

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Xem đáp án
Đáp án D

Ta có: nHCl = 0,05.0,12 = 0,006 mol;

nNaOH = 0,05.0,1 = 0,005 mol.

Phương trình hóa học: HCl  NaOH → NaCl + H2O

Vì nHCl > nNaOH → HCl dư

→ nHCl dư = nHCl – nNaOH = 0,006 – 0,005 = 0,001 mol

→ nH+ = nHCl = 0,001 mol→[H+]=0,001/0,1 = 0,01M

→ pH = -log 0,01 = 2

Câu 2. Có hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch Na2ZnO2?

A. Không có hiện tượng gì.

B. Có kết tủa màu trắng xuất hiện không tan trong HCl dư.

C. Có kết tủa màu trắng xuất hiện tan trong HCl dư.

D. Có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện tan trong HCl dư.

Xem đáp án
Đáp án C

Phương trình phản ứng minh họa

2HCl + Na2ZnO2 → 2NaCl + Zn(OH)2↓(H2ZnO2)

Hiện tượng: Có kết tủa màu trắng xuất hiện và không tan trong dung dịch HCl dư.

Câu 3. Cho các cặp ion sau trong dung dịch: (1) H+ và HCO3-, (2) AlO2- và OH-, (3) Mg2+ và OH-, (4) Ca2+ và HCO3-, (5) OH- và Zn2+, (6) K+ + NO3-, (7) Na+ và HS-, (8) H+ + AlO2-. Những cặp ion nào phản ứng được với nhau?

A. (1), (2), (4), (7).

B. (1), (2), (3), (8).

C. (1), (3), (5), (8).

D. (2), (3), (6),(7).

Xem đáp án
Đáp án C

Lưu ý phải nắm được kiều kiện để phản ứng xảy ra.

(1); H+ + HCO3- → CO­2 ­+ H2O.

(3) Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2 ¯

(5). 2OH- + Zn2+ → Zn(OH)2 ¯

(8).H++ AlO2- +H2O →Al(OH)3¯

Câu 4. Hỗn hợp A gồm Na2O, NH4Cl, NaHCO3, BaCl2 (có cùng số mol). Cho hỗn hợp A vào nước dư, đun nóng sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa:

A. NaCl, NaOH.

B. NaCl, NaOH, BaCl2.

C. NaCl.

D. NaCl, NaHCO3, BaCl2.

Xem đáp án
Đáp án C

Na2O thả vào nước tạo ra NaOH, các chất sẽ phản ứng với nhau tạo ra khí amoniac, BaCO3 kết tủa... chỉ còn lại NaCl.

Câu 5. Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:

A. Làm quỳ tím hoá xanh

B. Làm quỳ tím hoá đỏ

C. Phản ứng được với magie giải phóng khí hiđro

D. Không làm đổi màu quỳ tím

Xem đáp án
Đáp án B

nBa(OH)2 = 0,1.0,1 = 0,01 mol;

nHCl = 0,3.0,1= 0,03 mol

Phương trình hóa học

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O

Xét tỉ lệ: nBa(OH)2/1=0,01/1>nHCl/2 = 0,03/2 =0,015

=> Ba(OH)2 phản ứng hết, HCl dư

=> Dung dịch sau phản ứng thu được gồm HCl dư và BaCl2

Vì BaCl2 là muối, không làm đổi màu quỳ, còn HCl là axit làm quỳ hóa đỏ

=> dung dịch thu được sau phản ứng làm quỳ hóa đỏ

.....................................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phương trình ion rút gọn FeS + HCl. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm