Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Photpho đỏ có độc không?

VnDoc xin giới thiệu bài Photpho đỏ có độc không? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Photpho đỏ có độc không?

Trả lời:

- Photpho đỏ độc. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng photpho đỏ chứ không phải photpho trắng. Photpho đỏ còn được dùng trong ngành công nghiệp diêm, thuốc nổ, pháo hoa.....

I. Photpho là gì?

Photpho là khoáng chất dồi dào thứ hai trong cơ thể bạn, chỉ sau canxi. Cơ thể bạn cần phốt pho cho nhiều chức năng, chẳng hạn như lọc chất thải và sửa chữa mô và tế bào. Hầu hết mọi người có được lượng photpho mà họ cần thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Trên thực tế, việc có quá nhiều phốt pho trong cơ thể là khá phổ biến. Bệnh thận hoặc ăn quá nhiều phốt pho và không đủ canxi có thể dẫn đến thừa photpho. Ngược lại, một số tình trạng sức khỏe (như bệnh tiểu đường và nghiện rượu) hoặc thuốc (như một số thuốc kháng axit) có thể khiến nồng độ phốt pho trong cơ thể bạn giảm quá thấp.

II. Vị trí và cấu hình của photpho

- Trong bảng tuần hoàn photpho ở ô thứ 15, nhóm VA, chu kì 3.

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng: 1s22s22p63s23p3.

III. Tính chất vật lí

- Photpho có 2 dạng thù hình là photpho trắng và photpho đỏ

P trắng

P đỏ

Trạng thái- Màu sắc

Chất rắn, trong suốt, màu trắng hoặc hơi vàng

Chất bột, màu đỏ

Cấu trúc phân tử

- cách bảo quản

Cấu trúc mạng tinh thể phân tử (P4)

Cấu trúc polime

Khả năng nóng chảy, bay hơi

Dễ nóng chảy, T°nc = 44,1°C.

Khó nóng chảy, khó bay hơi.

Tính tan

Không tan trong nước

Không tan trong các dung môi thường

Tính độc - Tính bền

- Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da

- Không bền, dễ bốc cháy trong không khí ở trên 40°C

- Không độc

- Bền trong không khí ở điều kiện thường, bốc cháy ở T> 250°C

Tính phát quang

Phát quang màu lục nhạt trong bóng tối

Không phát quang trong bóng tối

Chuyển đổi giữa 2 dạng thù hình

P trắng t°>250℃, không có KK→ P đỏ

P đỏ t°, không có KK→ hơi P làm lạnh, ngưng tụ→ P trắng

- Sự chuyển hóa giữa các dạng thù hình:

Pđỏ (DK: to, ngungtuhoi, a/s)​​ ⟷ Ptrắng

IV. Ứng dụng và điều chế của photpho

Ứng dụng

- Sản xuất axit photphoric, sản xuất diêm.

- Ngoài ra được sử dụng vào mục đích quân sự: Sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói, ....

Điều chế

Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc khoảng 1200ºC trong lò điện:

Hơi photpho thoát ra được ngưng tụ khi làm lạnh, thu được photpho trắng ở dạng rắn.

V. Tính chất hóa học

- Các mức oxi hóa có thể có của P: -3, 0, +3, +5.

- P hoạt động hóa học mạnh hơn N2 vì liên kết P - P kém bền hơn so với liên kết N ≡ N.

- P trắng hoạt động hơn P đỏ (vì P trắng có kiểu mạng phân tử còn P đỏ có cấu trúc kiểu polime).

Tính oxi hóa

P có phản ứng với nhiều kim loại → muối photphua:

2P + 3Mg → Mg3P2

Các muối photphua bị thủy phân mạnh giải phóng photphin (PH3).

Ca3P2 + 6H2O → 2PH3 + 3Ca(OH)2

Photphin là một khí không màu rất độc, có mùi tỏi, bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ gần 1500C.

2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O

Tính khử

- Phản ứng với phi kim: O2, halogen...

4P + 3O2 → 2P2O3

4P + 5O2 → 2P2O5 (nếu O2 dư)

(P trắng phản ứng được ở ngay nhiệt độ thường và có hiện tượng phát quang hóa học; P đỏ chỉ phản ứng khi nhiệt độ > 250oC).

2P + 3Cl2 → 2PCl3

2P + 5Cl2 → 2PCl5

- Phản ứng với các chất oxi hóa khác:

6Pđ + 3KClO3 → 3P2O5 + 5KCl (to) (phản ứng xảy ra khi quẹt diêm)

6Pt + 5K2Cr2O7 → 5K2O + 5Cr2O3 + 3P2O5

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O

2P + 5H2SO4 đặc → 2H3PO4 + 3H2O + 5SO2

VI. Sản xuất của photpho

Photpho đỏ được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit (hoặc apatit), cát và than cốc ở 1200oC trong lò điện. Hơi photpho thoát ra được ngưng tụ khi làm lạnh, sẽ thu được photpho trắng ở dạng rắn.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Photpho đỏ có độc không? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11

Đánh giá bài viết
1 44
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Củ Đậu
    Củ Đậu

    💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 26/10/22
    • Phô Mai
      Phô Mai

      😍😍😍😍

      Thích Phản hồi 26/10/22
      • Su kem
        Su kem

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 26/10/22

        Hóa 11 - Giải Hoá 11

        Xem thêm