Đồng phân C8H10 - Công thức phân tử và cách gọi tên
Chúng tôi xin giới thiệu bài Đồng phân C8H10 - Công thức phân tử và cách gọi tên được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đồng phân C8H10
Câu hỏi: Đồng phân C8H10 - Công thức phân tử và cách gọi tên
Trả lời:
=> (1 vòng + 3 liên kết pi trong vòng)
Viết CTCT của phân tử này ta tính số C trong vòng đã chiếm 6 cacbon => còn 2 cacbon ở mạch nhánh
TH1: 1 nhánh C2H5
TH2: 2 nhánh CH3 => vẽ các vị trí o, m, p chú ý đến trục đối xứng phân tử để không bị thiếu hoặc thừa CTCT
=> (1 vòng + 4 liên kết pi) => có 1 liên kết pi ở mạch ngoài
Vậy chỉ có CTCT duy nhất là C6H5CH=CH2
- Phản ứng với dd brom và HBr chỉ có C6H5CH=CH2 có phản ứng cộng
Ứng với công thức phân tử C8H10 thì chất là hiđrocacbon thơm:
STT | Công thức cấu tạo | Tên gọi |
1 | o – xilen/ 1,2 – đimetylbenzen/ o – đimetylbenzen. | |
2 | m – xilen/ 1,3 – đimetylbenzen/ o – đimetylbenzen . | |
3 | p – xilen/ 1,4 – đimetylbenzen/ p – đimetylbenzen. | |
4 | etylbenzen |
Vậy ứng với công thức phân tử C8H10 có 4 đồng phân hiđrocacbon thơm.
1. Khái niệm về độ bất bão hòa
Độ bất bão hòa (k) là đại lượng đặc trưng cho mức độ chưa no của một hợp chất hữu cơ, được tính bằng tổng số liên kết π và số vòng trong CTCT. Biểu thức tính k có thể viết đơn giản như sau:
trong đó S1, S3, S4 lần lượt là tổng số nguyên tử có hóa trị 1, 3, 4 tương ứng (số lượng nguyên tử có hóa trị 2 không ảnh hưởng đến giá trị của k).
* Chú ý phân biệt muối amoni và amino axit/este của amino axit.
2. Tính chất của độ bất bão hòa
3. Ứng dụng của độ bất bão hòa
Xác định số đồng phân
- Để xác định được số đồng phân của một chất hữu cơ, nhất thiết phải phân tích được đặc điểm của các thành phần cấu tạo nên chất hữu cơ đó (gốc, nhóm chức), trong đó có các đặc điểm về mạch C và loại nhóm chức.
-Để xác định được các đặc điểm này, vai trò của k là rất quan trọng, thể hiện qua biểu thức:
VD1: số đồng phân của C4H10O (7 đồng phân = 4 rượu + 3 ete).
VD2: số đồng phân của C4H8O.
Xác định CTPT từ CT thực nghiệm
Xác định CTPT chất hữu cơ là yêu cầu phổ biến và cơ bản nhất của bài tập Hóa hữu cơ. Có nhiều phương pháp để xác định CTPT chất hữu cơ (trung bình, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, …), tùy thuộc vào đặc điểm số liệu của bài toán đưa ra. Trong bài học này, ta xét trường hợp đề bài yêu cầu xác định CTPT từ CT thực nghiệm mà không cho KLPT của chất hữu cơ đó.
Cách làm: gồm 3 bước:
Bước 1: Từ CT thực nghiệm, viết lại CTPT theo n
VD: Công thức thực nghiệm của một acid hữu cơ (C2H3O2)n có thể viết lại là C2nH3nO2n .
Bước 2: Tính k theo n.
Bước 3: So sánh giá trị k tìm được với đặc điểm Hóa học của chất hữu cơ đã cho hoặc tính chất của k.
Sử dụng số liên kết π trung bình
Áp dụng cho các bài toán Hóa hữu cơ mà các chất trong hỗn hợp: khác nhau về số liên kết π, có thể xác định được số liên kết π trung bình thông qua tỷ lệ số mol của hỗn hợp trong các phản ứng định lượng số liên kết π (phản ứng cộng H2, Br2, ...), hay gặp nhất là các bài toán hỗn hợp gồm ankan và ankin hoặc anken và ankin, ...
Phân tích hệ số trong các phản ứng đốt cháy
Ta đã biết một chất hữu cơ bất kỳ chứa 3 nguyên tố C, H, O có CTPT là CnH2n+2-2kOx với k là độ bất bão hòa (bằng tổng số vòng và số liên kết π trong CTCT).
Xét phản ứng cháy của hợp chất này, ta có:
Phân tích hệ số phản ứng này, ta có một kết quả rất quan trọng là:
Với nx là số mol chất hữu cơ bị đốt cháy.
2 trường hợp riêng hay gặp trong các bài tập phổ thông là:
k = 0 (hợp chất no, mạch hở CnH2n+2Ox) có nx = nH2O - nCO2 (ankan, rượu no mạch hở, ete no mạch hở, …)
- k = 2 có nx = nH2O - nCO2 (ankin, ankađien, axit không no 1 nối đôi, anđehit không no 1 nối đôi, xeton)
Kết quả này cũng có thể mở rộng cho cả các phản ứng cháy của hợp chất hữu cơ chứa Nitơ. Ví dụ, đối với amin no, đơn chức mạch hở, ta có:
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đồng phân C8H10 - Công thức phân tử và cách gọi tên. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11