Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Một lít nước ở 20 độ C hòa tan được bao nhiêu lít khí amoniac

Một lít nước ở 20 độ C hòa tan được bao nhiêu lít khí amoniac được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến hòa tan khí amoniac cũng như các dạng câu hỏi bài tập liên quan đến amoniac. Mời các bạn tham khảo.

Một lít nước ở 20 độ C hòa tan được bao nhiêu lít khí amoniac

A. 200

B. 400

C. 500

D. 800

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Ở 20oC, 1 lít nước có thể hòa tan được 800 lít khí amoniac

Đáp án D

Amoniac

I. Cấu tạo phân tử

Trong phân tử amoniac, nguyên tử N liên kết với ba nguyên tử hiđro bằng ba liên kết cộng hóa trị có cực.

Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn có một cặp electron hóa trị có thể tham gia liên kết với nguyên tử khác.

II. Tính chất vật lí

Amoniac là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí.

Khí amoniac tan rất nhiều trong nước: ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan được khoảng 800 lít khí amoniac.

III. Tính chất hóa học

1. Tính bazơ yếu

a. Tác dụng với nước

Khi tan trong nước, NH3 kết hợp với ion H+ của nước, tạo thành ion amoni NH+ và ion hiđroxit OH−, làm cho dung dịch có tính bazơ và dẫn điện.

Trong dung dịch, amoniac là bazơ yếu. Dùng giấy quỳ tím ẩm để nhận biết khí amoniac, quỳ tím sẽ chuyển thành màu xanh.

b. Tác dụng với dung dịch muối

Dung dịch amoniac có thể tác dụng với dung dịch muối của nhiều kim loại, tạo thành kết tủa hiđroxit của các kim loại đó.

c. Tác dụng với axit

Amoniac tác dụng với dung dịch axit tạo ra muối amoni.

2. Tính khử

Trong phân tử amoniac, nitơ có số oxi hóa thấp nhất là -3 nên có tính khử.

  • Tác dụng với oxi
  • Tác dụng với clo

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ?

A. P2O5.

B. H2SO4 đặc.

C. CuO bột.

D. NaOH rắn.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 2. Muối NH4Cl tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây

A. NaOH, HNO3

B. HNO3, AgNO3

C. NaOH, AgNO3

D. NaNO3, HNO3

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 3. Amoniac có tính chất vật lý nào sau đây

A. Amoniac không tan trong nước, dễ hoá lỏng

B. Amoniac thường tồn tại ở dạng khí, dễ hoá lỏng, không màu

C. Dung dịch Amoniac là dung môi hoà tan tốt các dung môi hữu cơ, có màu nâu đỏ

D. Dung dịch Amoniac không có khả năng hòa tan dung môi hữu cơ

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 4. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là

A. Giấy quỳ mất màu.

B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

C. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

D. Giấy quỳ không chuyển màu.

Xem đáp án
Đáp án D

Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là Giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 5. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch chứa FeCl3, CuCl2, AlCl3, ZnSO4, MgCl2 thu được kết tủa Y. Thành phần của Y gồm

A.Fe(OH)3, Al(OH)3.

B. Fe(OH)3, Al(OH)3, Mg(OH)2.

C. Fe(OH)2, Al(OH)3, Cu(OH)2.

D. Fe(OH)3, Cu(OH)2, Mg(OH)2.

Xem đáp án
Đáp án C

NH3 dư có Cu(OH)2 và Zn(OH)2 tạo phức tan

=> kết tủa thu được gồm Fe(OH)3, Al(OH)3, Mg(OH)2.

Câu 6. Nhận biết dung dịch AlCl3 và ZnCl2 người ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. NaOH.

B. H2SO4.

C. NH3.

D. Ba(OH)2.

Xem đáp án
Đáp án C

Để nhận biết AlCl3 và ZnCl2, người ta dùng dung dịch NH3

AlCl3 tạo kết tủa và không tan trong NH3 dư còn ZnCl2 tạo kết tủa sau đó tan.

3NH 3 + AlCl 3 + 3H 2 O → Al(OH) 3 + 3NH 4 Cl

Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng:

ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 ↓ + 2NH4Cl

Sau đó, kết tủa tan dần đến hết:

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

--------------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Một lít nước ở 20 độ C hòa tan được bao nhiêu lít khí amoniac, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm