Cho Ankan a có tên gọi 2, 2, 4-trimetylpentan ctpt của a là?
Cho Ankan a có tên gọi 2, 2, 4-trimetylpentan ctpt của a là? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Cho Ankan a có tên gọi 2 2 4-trimetylpentan ctpt của a là?
Câu hỏi: Cho Ankan a có tên gọi 2 2 4-trimetylpentan ctpt của a là?
Trả lời
Ta có: 2, 2, 4-Trimethylpentan, còn được biết đến như là isooctan, là một đồng phân của octan mà tầm quan trọng của nó được nhiều người biết đến là thang điểm 100 trong chỉ số octan. Công thức hóa học là C8H18.
Công thức hoá học: C8H18 . (CH3)2CHCH2C(CH3)3
Điểm bốc cháy: 4,5°C
Nhiệt độ bắt cháy: 417°C
I. Tóm tắt lý thuyết Ankan
1. Khái niệm về Ankan
Ankan là hiđrocacbon no mạch hở: CnH2n+2 (n ≥1)
Xicloankan là hiđrocacbon no mạch vòng, CTTQ của monoxicloankan CnH2n (n≥3)
2. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp Ankan
Đồng phân cấu tạo: Ankan từ C4H10 trở đi có công thức đồng phân cấu tạo mạch cacbon (mạch không phân nhánh và phân nhánh).
Danh pháp mạch thẳng
Tên mạch cacbon + an
Ví dụ:
CH4: Metan
C2H6: Etan
C3H8: Propan
C4H10: Butan
......
Danh pháp ankan có mạch nhánh:
Số chỉ vị trí nhánh - tên nhánh + tên mạch chính + an
Lưu ý: Mạch chính là mạch cacbon dài nhất, chứa nhiều nhánh hơn.
Đánh số thứ tự cacbon mạch chính từ C đầu gần nhánh.
Nếu có nhiều nhánh giống nhau thì dùng tiền tố chỉ độ bội (theo số đếm): đi, tri, tera… Khi có nhiều nhánh thứ tự gọi tên nhánh theo vần chữ cái.
Gốc hiđrocacbon là phần còn lại của phân tử hidrocacbon sau khi bớt đi một số nguyên tử hiđro nhưng vẫn còn tồn tại trong phân tử ở trạng thái liên kết và không mang electron tự do như gốc tự do.
CTTQ nhóm ankyl: CnH2n+1
Bậc của một nguyên tử cacbon trong phân tử Ankan bằng số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nó.
II. Tính chất vật lí của Ankan
Ở điều kiện thường, bốn Ankan đầu dãy đồng đẳng (từ CH4 đến C4H10) là những chất khí, các Ankan tiếp theo là chất lỏng, từ khoảng C18H38 trở đi là những chất rắn.
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các Ankan tăng theo chiều tăng của phân tử khối.
Ankan nhẹ hơn nước và hầu như không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
III. Tính chất hóa học của Ankan
Ở nhiệt độ thường, các Ankan không tác dụng với dung dịch axit, dung dịch kiềm và các chất oxi hóa như dung dịch KMnO4 (thuốc tím)...
Khi chiếu sáng hoặc đun nóng, các Ankan dễ dàng tham gia các phản ứng thế, phản ứng tách hiđro và phản ứng cháy.
1. Phản ứng thế bởi halogen
Clo có thể thay thế lần lượt từng nguyên tử H trong phân tử metan.
Các đồng đẳng của metan cũng tham gia phản ứng thế tương tự metan.
Nhận xét:
Nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử hiđro liên kết với nguyên tử cacbon bậc thấp hơn.
Các phản ứng trên được gọi là phản ứng halogen hóa. Các sản phẩm thế được gọi là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon.
2. Phản ứng tách
Dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác thích hợp, các ankan có phân tử khối nhỏ bị tách hiđro thành hiđrocacbon không no tương ứng.
Ở nhiệt độ cao và chất xúc tác thích hợp, ngoài việc bị tách hiđro, các ankan còn có thể bị phân cắt mạch cacbon tạo thành các phân tử nhỏ hơn.
3. Phản ứng oxi hóa
Khi bị đốt, các Ankan đều cháy, tỏa nhiều nhiệt.
Nếu thiếu oxi, phản ứng cháy của Ankan xảy ra không hoàn toàn: sản phẩm cháy ngoài CO2, H2O còn có C, CO,...
IV. Điều chế Ankan
- Trong công nghiệp, metan và các đồng đẳng được lấy từ khí thiên nhiên, khí mỏ dầu và dầu mỏ.
- Trong phòng thí nghiệm, Ankan được điều chế bằng cách nung muối natri của axit cacboxylic với vôi tôi xút.
V. Ứng dụng của Ankan
- Dùng làm nhiên liệu trong hàn cắt kim loại.
- Dùng làm dầu bôi trơn, dung môi.
- Để tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác: CH3Cl, CH2Cl2, CCl4, CF2Cl2, ...
- Đặc biệt từ CH4 điều chế được nhiều chất khác nhau: hỗn hợp CO + H2, ammoniac, C2H2, rượu metylic, andehit fomic, …
VI. Bài tập
Bài 1. (trang 115 SGK Hóa 11): Thế nào là hidrocacbon no, ankan, xicloankan?
Lời giải:
- Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn, hiđrocacbon no được chia thành hai loại:
+ Ankan (hay parafin) là những hiđrocacbon no không có mạch vòng.
+ Xicloankan là những hiđrocacbon no có mạch vòng.
- Hiđrocacbon no là nguồn nhiên liệu chính và là nguồn nguyên liệu quan trọng ngành công nghiệp hóa học.
Bài 2. (trang 115 SGK Hóa 11): Viết công thức phân tử của các hidrocacbon tương ứng với các gốc ankyl sau: --CH3; -C3H7; -C6H13
Lời giải:
Gốc ankan | CTPT của hiđrocacbon tương ứng |
-CH3 | CH4 |
-C3H7 | C3H8 |
-C6H13 | C6H14 |
Bài 4. (trang 116 SGK Hóa 11): Các hidrocacbon no được dùng làm nhiên liệu do nguyên nhân nào sau đây?
- Hiđrocacbon no có phản ứng thế.
- Hiđrocacbon no có nhiều trong tự nhiên.
- Hiđrocacbon no là chất nhẹ hơn nước.
- Hiđrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên
Lời giải: Đáp án D.
Bài 5. (trang 116 SGK Hóa 11): Hãy giải thích:
a. Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các Ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm giao thông.
b. Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic.
Lời giải:
a. Không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các Ankan) gần lửalà vì: Xăng dầu gồm các Ankan mạch ngắn, dễ bay hơi, nên dễ bắt lửa. Nhưng người ta có thể nấu chảy nhựa đường (trong thành phần cùng có các Ankan) để làm đường giao thông vì nhựa đường gồm các ankan có mạch cacbon rất lớn, khó bay hơi và kém bắt lửa.
b. Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc các bình chứa khí cacbonic là vì: xăng, dầu nhẹ hơn nước; khi dùng nước thì xăng, dầu sẽ nổi lên trên mặt nước, làm cho đám cháy to hơn. Còn khi sử dụng cát hoặc bình chứa khí cacbonic thì sẽ ngăn cản xăng, dầu tiếp xúc với oxi không khí là cho đám cháy bị dập tắt.
Bài 6. (trang 116 SGK Hóa 11): Công thức cấu tạo ứng với tên gọi nào sau đây?
- Neopentan
- 2-metylpentan
- Isobutan
- 1,1-đimetylbutan
Lời giải: Đáp án B
Bài 7. (trang 116 SGK Hóa 11): Khi đốt cháy hoàn toàn 3,6g ankan X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là:
- C3H8
- C5H10
- C5H12
- C4H10
Lời giải:
Gọi công thức phân tử của ankan cần tìm là CnH2n+2
Vậy C là đáp án đúng.
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Cho Ankan a có tên gọi 2, 2, 4-trimetylpentan ctpt của a là? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Giải bài tập Hóa học lớp 11, Giải SBT Hóa Học 11, Trắc nghiệm Hóa học 11, Tài liệu học tập lớp 11